Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài học: Chiếu dời đô
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài học: Chiếu dời đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_8_bai_hoc_chieu_doi_do.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài học: Chiếu dời đô
- CHIẾU DỜI ĐÔ (Ngữ Văn 8, tập 2 trang 48-51) Mục tiêu bài học: (Em hãy tự nhận xét mình đã làm được các yêu cầu sau chưa và đánh dấu vào ô ) ❑ Đọc và hiểu nội dung văn bản CHIẾU DỜI ĐÔ ❑ Hiểu được ý nghĩa lịch sử của việc dời kinh đô ❑ Nắm được bố cục sắp xếp ý, cách lập luận của văn bản CHIẾU DỜI ĐÔ ❑ Có thể tóm tắt văn bản CHIẾU DỜI ĐÔ thành sơ đồ tư duy ❑ Nắm được khái niệm, tác dụng của thể loại văn bản Chiếu
- Em hãy xác định vị trí của Hoa Lư trên bản đồ lớn. Xác định vị trí tỉnh ấy trên bản đồ hình chữ S này bằng cách chỉ mũi tên. Cho biết khoảng cách từ Hoa Lư ra Hà Nội. Cho biết Hoa Lư thuộc tỉnh/ thành Cho biết vai trò của Hoa phố nào của Lư từ năm 968-1009 Việt Nam.
- Em hãy nhìn bản đồ và cho biết vị trí của Hoa Lư và Hà Nội có gì thuận lợi & khó khăn về mặt địa lý. Hoa Lư: Hà Nội: Thuận lợi: Thuận lợi: Khó khăn: Khó khăn:
- Tìm ít nhất 5 thông tin em biết về Lí Công Uẩn.
- Em hãy đọc văn bản Chiếu Dời Đô và trả lời các câu hỏi sau. 1. Chiếu (trong chữ Thiên Đô Chiếu) nghĩa là gì? Là một Do (ai viết?) . dùng để
- 2. Chiếu có thể viết bằng các kiểu văn văn hoặc Văn biền ngẫu là câu văn như thế nào?
- 3. Chiếu Dời Đô (còn gọi là ) do viết vào năm . nhằm bày tỏ ý định từ (nay thuộc tỉnh ) ra thành (nay là )
- 4. Hoàn chỉnh sơ đồ bố cục của bài Chiếu Dời Đô. Chiếu Dời Đô Lý do dời đô cũ Ý chí định đô mới (từ đầu cho đến (phần còn lại) Về lịch sử Về địa lý Về tiềm năng
- Theo em, quyết định dời đô của Lí Công Uẩn có ý nghĩa như thế nào? Em nghĩ gì về quyết định dời đô ấy của nhà vua?
- Chiếu Dời Đô Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô. Há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện di dời. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời. Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? Thiên Đô Chiếu_ Lí Công Uẩn Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993