Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 109: Đi bộ ngao du

ppt 30 trang minh70 6880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 109: Đi bộ ngao du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_tiet_109_di_bo_ngao_du.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 109: Đi bộ ngao du

  1. Môn: Ngữ văn
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ 1, Nhận xét về cách đặt tên chương Thuế máu? 2, So sánh thái độ của bọn cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra ? Đáp án: Nhan đề “Thuế máu”: Thuế máu là thứ thuế độc ác, tàn nhẫn nhất mà chủ nghĩa thực dân bóc lột người dân thuộc địa. Nhan đề của chương gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa và thể hiện lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai trước tội ác đáng ghê tởm của chủ nghĩa thực dân. - Thái độ của bọn thực dân với người dân bản xứ trước và khi có chiến tranh + Trước khi có chiến tranh: chúng coi họ là nô lệ, coi thường, khinh bỉ, coi là giống người hạ đẳng ngu si +Khi có chiến tranh: Chúng tâng bốc, vỗ về bằng các danh từ mĩ miều, các danh hiệu cao quý nhưng thực chất đây là trò bịp bợm trắng trợn
  3. Tiết 109 ĐI BỘ NGAO DU ( Trích Ê – min hay Về giáo dục)- Ru-xô
  4. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô I. Tiếp xúc văn bản 1, Đọc : Đọc rõ ràng, dứt khoát, tình cảm thân mật, chú ý các đại từ “tôi”, “ta” linh hoạt của tác giả. 2, Tìm hiểu chú thích a, Tác giả Ru – xô (1712 – 1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp - Ông là nhà văn có tư tưởng tiến bộ đấu tranh cho tự do, bình đẳng giữa con người với con người trong XH phong kiến Pháp thế kỉ XVIII
  5. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô b/ Tác phẩm : - Là một thiên luận văn tiểu thuyết gồm 5 quyển, đề cập đến việc giáo dục một em bé từ khi ra đời đến khi khôn lớn Văn bản này trích trong quyển V của tác phẩm Ê- min hay Về giáo dục (1762) (Quyển cuối cùng) - Thể loại: Luận văn tiểu thuyết - Phương thức biểu đạt: lập luận chứng minh là chủ yếu
  6. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô c, Từ khó - Chú thích 1, 4, 5, 6, 11, 15, 17 - Phòng sưu tập: Phòng lưu giữ, trưng bày đồ vật, tranh ảnh, sách vở - Xe ngựa trạm: Xe ngựa kéo từ trạm này đường đến trạm khác đường. 3. Bố cục 3 phần tương ứng với 3 luận điểm + Phần 1: Từ đầu .nghỉ ngơi: Đi bộ ngao du tạo nên trạng thái tinh thần thoải mái tự do thưởng ngoạn + Phần 2: Tiếp., không thể làm tốt hơn: Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trau dồi kiến thức, hiểu biết + Phần 3: Còn lại: Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khỏe và tinh thần.
  7. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô II/ Tìm hiểu văn bản 1. Trật tự các luận điểm a. Đi bộ ngao du tạo nên trạng thái tinh thần thoải mái, tự do - Luận cứ, lí lẽ + Muốn đi muốn dừng tùy ý: Ta quan sát khắp nơi .men theo đường sông, tham quan mỏ đá, vào hang động) + Không phụ thuộc vào con người, phương tiện: những con ngựa hay gã phu trạm + Không phụ thuộc vào đường xá, lối đi +Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi + Để giải trí, học hỏi, vận động sẽ không bao giờ chán - Nghệ thuật: Phép liệt kê các luận cứ rất phong phú. Dẫn chứng và lý lẽ trình bày xen kẽ tiếp nối tự nhiên →Đi bộ ngao du đem lại cảm hứng tự do tuyệt đối cho người đi, đi để chơi – học – rèn luyện. Đó là quan niệm giáo dục và phương pháp giáo dục của Ru – xô.
  8. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô 3, Luyện tập củng cố Sau khi tìm hiểu luận điểm 1 của văn bản “Đi bộ ngao du”, theo em vì sao có thể nói đi bộ đem lại cảm giác tự do tuyệt đối cho con người? Đáp án: Đi bộ đem lại cảm giác tự do tuyệt đối cho con người vì: Khi đi bộ, con người không phải lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ điều gì. Ta được tự do thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên, được hòa mình với thiên nhiên. 4, Hoạt động nối tiếp -Em hãy tự suy nghĩ về lợi ích của việc đi bộ - Học bài và soạn tiếp tiết 2
  9. Môn: Ngữ văn
  10. Kiểm tra bài cũ Nhắc lại nội dung luận điểm 1 trong văn bản “Đi bộ ngao du” Luận điểm 1: Đi bộ ngao du thỏa mãn nhu cầu hòa hợp với thiên nhiên đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người.
  11. Tiết 110 ĐI BỘ NGAO DU ( Trích Ê – min hay Về giáo dục)- Ru-xô
  12. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô II. Tìm hiểu văn bản (tiếp) b. Đi bộ ngao du trau dồi kiến thức, hiểu biết -Luận cứ: + Đi như các nhà triết học lừng danh Ta-let, Pla-tông, Pi-ta-go, + Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất + Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng. + Sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên. + Các triết gia phòng khách .chẳng có ý niệm gì về tự nhiên cả. →Nghệ thuật: Cách nêu dẫn chứng dồn dập liên tiếp bằng những kiểu câu khác nhau, lập luận chặt chẽ bằng những luận cứ có tính chất tương phản. →Đi bộ ngao du giúp ta bồi dưỡng nhận thức làm giàu thêm hiểu biết của con người, mở mang năng lực khám phá đời sống. Tác giả đề cao kiến thức thưc tế khách quan, xem thường sách vở giáo điều.
  13. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô
  14. Nguyễn Thanh Tâm trên hành Thanh Tâm cùng các em nhỏ ở trình đi bộ xuyên Việt trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi tỉnh Bắc Kan
  15. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô II. Tìm hiểu văn bản 1. Trật tự các luận điểm c, Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khỏe và tinh thần Đi bộ giúp: + Sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả + Hân hoan khi về đến nhà, thích thú khi ngồi vào bàn ăn, ngủ ngon giấc trong một cái giường tồi tàn. → Nghệ thuật: + Sử dụng các tính từ liên tiếp chỉ cảm giác phấn chấn “vui vẻ, khoan khoái, hân hoan, thích thú” + So sánh hai trạng thái tinh thần khác nhau: Người đi bộ ngao du “vui vẻ, khoan khoái, hân hoan” với người đi bằng phương tiện xe ngựa “mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ” → Đi bộ ngao du có tác dụng nâng cao sức khỏe và tinh thần khơi dậy niềm vui sống, tính tình vui vẻ, tránh buồn bã
  16. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô Tân xuất ngục, học đăng sơn (Mới ra tù học leo núi) Núi ấp ôm mây, ,mây ấp núi Lòng sông gương sáng bụi không mờ Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa.
  17. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô Đi bộ ở công viên Văn Lang – Thành phố Việt Trì
  18. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô
  19. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô 2. Bài văn nghị luận sinh động - Tác giả xưng “ta” khi trình bày lí luận chung - Tác giả xưng “tôi” khi muốn nói về những kinh nghiệm riêng, mang tính chất cá nhân → Tác dụng: Làm bài văn trở nên sinh động, gắn cái riêng với cái chung như một câu chuyện gần gũi, giản dị và dễ tác động vào người đọc. 3. Bóng dáng nhà văn - Là người giản dị thích đi bộ hơn ngồi trong các cỗ xe tốt - Là người quý trọng tự do: muốn làm mọi việc tùy theo ý thích của mình không phụ thuộc vào ai và bất cứ điều gì. - Là người yêu thiên nhiên, thích khám phá thiên nhiên tươi đẹp
  20. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô III. Tổng kết – ghi nhớ 1. Tổng kết a Nghệ thuật - Đưa dẫn chứng vào bài tự nhiên sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống - Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục: một thầy giáo và một học sinh. - Sử dụng đại từ nhân xưng “tôi” “ta” hợp lý, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục. b, Nội dung - Lợi ích của việc đi bộ ngao du : Được tự do, nâng cao hiểu biết, tăng cường sức khỏe và tinh thần - Tác giả là người giản dị, quý trọng tự do, yêu thiên nhiên • Ý nghĩa: Từ những điều mà đi bộ ngao du đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác tự do thoải mái, tác giả thể hiện tinh thần tự do, dân chủ, tiến bộ của thời đại. 2. Ghi nhớ: SGK trang 102
  21. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô 3.Luyện tập củng cố Sơ đồ lập luận của văn bản “Đi bộ ngao du” Đi bộ ngao du Đi bộ ngao du Đi bộ ngao du Đi bộ ngao du có tác được tự do giúp con người dụng tốt cho sức thưởng ngoạn trau dồi kiến thức khỏe và tinh thần
  22. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU Ru- xô 4, Hoạt động nối tiếp -Về nhà: Học bài - Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của việc đi bộ - Soạn bài Hội thoại (tiếp)