Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài học thứ 8: Chiếc lá cuối cùng

pptx 26 trang minh70 5080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài học thứ 8: Chiếc lá cuối cùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_bai_hoc_thu_8_chiec_la_cuoi_cung.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài học thứ 8: Chiếc lá cuối cùng

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Phân tích sự tương phản giữa hai nhân vật Đôn Ki-Hô-Tê và Xan-Chô Pan-xa. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật tương phản ấy ? 2. Nêu ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản “Đôn Ki-hô-tê”.
  2. MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG CỦA NƯỚC MỸ
  3. Phía Tây Oa-Sinh-Tơn tráng lệ Có phố nhỏ của những người nghệ sĩ Gặp gỡ nhau trong kiếp sống cơ hàn ( O. Hen-Ri ) Khi thu tàn , tuyết lạnh, gió đông sang “Gã viêm phổi’ ngênh ngang gieo giông tố Và nàng Giôn-xi đâu phải là đối thủ Nên âm thầm mang thất vọng trong tim Dây thường xuân trơ trọi đứng im lìm Buông từng chiếc lá vàng bên cửa sổ .
  4. I/ Đọc - Tìm hiểu chung : 1/ Tác giả, tác phẩm: - O Hen-ri ( 1862 – 1910 ), là nhà văn người Mĩ, chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông thường nhẹ nhàng và tràn đầy tinh thần nhân đạo cao cả.
  5. - Tác phẩm : Văn bản này trích phần cuối truyện Chiếc lá cuối cùng.
  6. II.Phân tích: 1. Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn- xi
  7. -Khi 2 lần bảo kéo mành lên, tâm trạng cô chán nản, tuyệt vọng, thản nhiên chờ đón cái chết nếu không còn chiếc lá nào trên cây. - Nguyên nhân làm thay đổi ý định của Giôn-xi là sự gan góc của chiếc lá đã chống chỏi kiên cường với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, trái ngược lại sự yếu đuối của cô, khiến cô giật mình và xấu hổ
  8. II.Phân tích 1. Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn- xi - Bệnh tật, nghèo khổ khiến Giôn- xy chán nản, thẩn thờ, mệt mỏi, tuyệt vọng. - Cuối cùng Giôn- xi đã vượt qua cái chết. - Đó là sức mạnh của nghị lực; của nghệ thuật => Bằng nghị lực, bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự đấu tranh và chiến thắng bệnh tật người ta có thể chữa lành bệnh cho mình.
  9. II/ Phân tích : 1. Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn- xi 2. Hình tượng người nghệ sĩ giàu tình yêu thương: a. Nhân vật Xiu:
  10. a) Nhân vật Xiu : - Xiu rất yêu thương Giôn-xi thể hiện qua thái độ săn sóc người bệnh và nỗi sợ hãi khi nhìn những chiếc lá thường xuân rụng dần. - Xiu không hề biết cụ Bơ-men đã bí mật vẽ chiếc lá cuối cùng vì khi Giôn-xi bảo kéo mành lên, cô đã làm theo một cách chán nản. => Một người bạn tốt hết lòng vì mọi người.
  11. b) Nhân vật cụ Bơ-men : - Cụ Bơ-men là một họa sĩ ngoài 60, sống độc thân, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Cụ mơ ước vẽ được một bức tranh kiệt tác nhưng 40 năm nay chưa thực hiện được.
  12. Tấm lòng của cụ đối với Giôn-xi : - Qua câu “Sang đến nơi, họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nói năng gì”, ta thấy thái độ sợ sệt của cụ khi nhìn những chiếc lá thường xuân đua nhau rụng → tấm lòng thương yêu, lo lắng cho số mạng của Giôn-xi.
  13. - Cụ đã âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn-xi mà không nói cho ai biết Trong đêm mưa tuyết, bên bức tường cheo leo, cụ vẽ chiếc lá thường xuân, nhen lên niềm tin, niềm hy vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi. → Tấm lòng hi sinh cao thượng, quên mình vì người khác. Tình yêu thương cụ dành cho Giôn-xi thật cảm động.
  14. Vì sao chiếc lá cuối cùng mà cụ vẽ trên tường là bức tranh kiệt tác ?
  15. * Chiếc lá cuối cùng mà cụ vẽ trên tường là bức tranh kiệt tác : - Chiếc lá vẽ y như thật. - Chiếc lá đã cứu sống được Giôn-xi. - Chiếc lá được vẽ bằng tình thương bao la và sự hi sinh cao thượng. - Chiếc lá được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt.
  16. 3.Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật chân chính: Nó đem lại sự sống cho Giôn-xi. => Nghệ thuật phải vì cuộc sống của con người.
  17. III. Tổng kết: 1.Nghệ thuật : Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được sắp xếp theo trình tự hợp lí tạo nên hứng thú với độc giả. - Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống hai lần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện.
  18. 2. Nội dung: Qua câu chuyện làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
  19. 3. Ý nghĩa văn bản : Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người họa sĩ nghèo. Qua đó, tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
  20. CỦNG CỐ - Phân tích nhân vật cụ Bơ-men và Giôn-xi. - Nêu nội dung chính của văn bản.
  21. DẶN DÒ - Tìm đọc phần đầu văn bản để nắm được cốt truyện. - Nhớ một số chi tiết hay trong tác phẩm. Soạn bài : Chương trình địa phương ( Phần TV ) Xem và trả lời câu hỏi SGK/ 91