Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài thứ 20: Tức Cảnh Pác Bó

pptx 22 trang minh70 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài thứ 20: Tức Cảnh Pác Bó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_bai_thu_20_tuc_canh_pac_bo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài thứ 20: Tức Cảnh Pác Bó

  1. CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA CHÚNG EM Văn bản: Tức cảnh Pác Bó Tác giả: Hồ Chí Minh
  2. CÁC PHẦN CHÍNH:
  3. 1. Tác giả: Hồ Chí Minh (19/ 5/ 1890 – 2/ 9/ 1969). - Tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỉ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế.
  4. Bác là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945–1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951–1969.
  5. -Quê nội Bác là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). - Bác được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa), Quê nội nằm cách làng Sen khoảng 2 km. - Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê ngoại
  6. - Cha của Bác là một nhà Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), từng đỗ Phó bảng. - Mẹ Bác là bà Hoàng Thị Loan (1868–1901). - Bác có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1884). - Một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (sinh năm 1888, tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm). - Một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900– 1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).
  7. Năm 1895, Bác cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), Bác về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây Bác bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Bác theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác.Năm 1906, Bác theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở Trường Tiểu học Pháp-Việt Đông Ba.
  8. - Ở Pháp. - Ở Liên Xô . - Ở Trung Quốc (1924–1927). - Ở Thái Lan (1928–1929).
  9. Từ khoảng nửa cuối thập niên 1960, do sức khỏe suy giảm, Bác giảm dần các hoạt động chính trị, thường xuyên sang Trung Quốc tham quan, nghỉ ngơi và dưỡng bệnh (nhất là trong 3 năm cuối đời khi Bác liên tục ốm nặng).
  10. Bác qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch) tại thủ đô Hà Nội, do bị suy tim, hưởng thọ 79 tuổi.
  11. “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.” - Hồ Chí Minh- “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.” - Hồ Chí Minh-
  12. 2. Tác phẩm : - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. - Nhịp thơ: 4/7 (4 câu mỗi câu 7 chữ). - PTBĐ: biểu cảm - Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước. - Bố cục: 2 phần + Phần 1 (3 câu thơ đầu): Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác. + Phần 2 (còn lại): Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng.
  13. “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” Phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản.
  14. “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.” Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn.
  15. • “Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng” Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.
  16. “Cuộc đời cách mạng thật là sang.” Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quý.
  17. Nội dung: Bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ.
  18. Nghệ thuật: • - Lời thơ thuần Vệt, giản dị, dễ hiểu. • - Giọng thơ tự nhiên, nhẹ nhàng. • - Cách dùng từ ngữ đặc sắc, gợi cảm. • - Màu sắc cổ điển mà vẫn hiện đại.
  19. Cảm ơn