Bài giảng Ngữ văn 8 - Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

ppt 22 trang minh70 4210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_chuong_trinh_dia_phuong_phan_tieng_viet.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

  1. Giáo viên: Nguyễn Hữu Ngọc
  2. Đọc truyện sau: Một bé trai 5 tuổi nói với bạn nữ cùng lớp mẫu giáo: - Lớn lên hai đứa mình cưới nhau nhé? - Không được đâu! - Tại sao không được? - Vì nhà tớ chỉ những người bà con mới cưới được nhau, như: ông cưới mệ, cha cưới mẹ, cậu cưới mự, cô cưới dượng - ???!!!
  3. Tiết 31 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tiếng Việt)
  4. Tiết 31. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 1. Tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em và từ ngữ được dùng ở địa phương khác có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân ở bảng dưới đây. Cách làm: thảo luận theo nhóm - Kẻ vào bảng phụ theo thứ tự, ghi rõ từ ngữ được dùng ở địa phương em. Từ ngữ đó có thể trùng với từ ngữ toàn dân hoặc khác với từ ngữ toàn dân. - Tìm thêm từ ngữ được dùng ở địa phương khác mà em biết. - Nhóm 1: Stt 1 – 8 - Nhóm 2: Stt 9 – 16 - Nhóm 3: Stt 17 – 24 - Nhóm 4: Stt 25 - 34
  5. Tiết 31. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG Từ ngữ được dùng Từ ngữ được dùng Stt Từ ngữ toàn dân ở địa phương em ở địa phương khác (a) (b) (c) 1 2 3 4 5 6
  6. NHÓM 1 Stt Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng Từ ngữ được dùng ở địa phương em ở địa phương khác 1 cha 2 mẹ 3 ông nội 4 bà nội 5 ông ngoại 6 bà ngoại 7 bác (anh trai của cha) 8 bác (vợ anh trai của cha)
  7. NHÓM 2 Stt Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng Từ ngữ được dùng ở địa phương em ở địa phương khác 9 chú (em trai của cha) 10 thím (vợ của chú) 11 bác (chị gái của cha) 12 bác (chồng chị gái của cha) 13 cô (em gái của cha) 14 chú (chồng em gái của cha) 15 bác (anh trai của mẹ) 16 bác (vợ anh trai của mẹ)
  8. NHÓM 3 Stt Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng Từ ngữ được dùng ở địa phương em ở địa phương khác 17 cậu (em trai của mẹ) 18 mợ (em trai của mẹ) 19 bác (chị gái của mẹ) 20 bác (chồng chị gái của mẹ) 21 dì (em gái của mẹ) 22 chú (chồng em gái của mẹ) 23 anh trai 24 chị dâu (vợ của anh trai)
  9. NHÓM 4 Stt Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng Từ ngữ được dùng ở địa phương em ở địa phương khác 25 em trai 26 em dâu (vợ của em trai) 27 chị gái 28 anh rể (chồng của chị gái) 29 em gái 30 em rể (chồng của em gái) 31 con 32 con dâu (vợ của con trai) 33 con rể (chồng của con gái) 34 cháu (con của con)
  10. NHÓM 1 Stt Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng Từ ngữ được dùng ở địa phương em ở địa phương khác 1 cha ba bố, thầy, tía, cậu, bọ 2 mẹ mẹ, má bầm, u, mợ, bu, mạ 3 ông nội ông nội nội, ông chú 4 bà nội bà nội nội, bà chú, mệ 5 ông ngoại ông ngoại ngoại, ông cậu 6 bà ngoại bà ngoại ngoại, bà cậu 7 bác (anh trai của cha) bác bá trai 8 bác (vợ anh trai của cha) bác bá gái
  11. NHÓM 2 Stt Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng Từ ngữ được dùng ở địa phương em ở địa phương khác 9 chú (em trai của cha) chú chú 10 thím (vợ của chú) thím thím 11 bác (chị gái của cha) cô bác, bá 12 bác (chồng chị gái của cha) dượng bác, bá 13 cô (em gái của cha) cô cô, o 14 chú (chồng em gái của cha) dượng chú 15 bác (anh trai của mẹ) cậu bác, bá 16 bác (vợ anh trai của mẹ) mợ bác, bá
  12. NHÓM 3 Stt Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng Từ ngữ được dùng ở địa phương em ở địa phương khác 17 cậu (em trai của mẹ) cậu cậu 18 mợ (em trai của mẹ) mợ mợ, mự 19 bác (chị gái của mẹ) dì bác, bá 20 bác (chồng chị gái của mẹ) dượng bác, bá 21 dì (em gái của mẹ) dì dì 22 chú (chồng em gái của mẹ) dượng chú 23 anh trai anh trai bác, anh, eng 24 chị dâu (vợ của anh trai) chị dâu bác, chị, chị du
  13. NHÓM 4 Stt Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng Từ ngữ được dùng ở địa phương em ở địa phương khác 25 em trai em trai em, chú 26 em dâu (vợ của em trai) em dâu em, em du, thím 27 chị gái chị gái chị, ả, dì, bác, 28 anh rể (chồng của chị gái) anh rể anh, dượng, bác 29 em gái em gái em, cô, dì 30 em rể (chồng của em gái) em rể em, chú, dượng 31 con con em 32 con dâu (vợ của con trai) con dâu con du, mợ 33 con rể (chồng của con gái) con rể cậu 34 cháu (con của con) cháu cháu
  14. Tiết 31. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 2. Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em. - Lửa nhen mới bén duyên cầm, Trách lòng cha mẹ nỡ cầm duyên con. (ca dao) - Trèo lên Đèo cả Ngó xuống Vạn Giã – Tu Bông Biết rằng phụ mẫu có đành không Để em chờ, anh đợi, uổng công hai đàng. (ca dao) - Gió đâu bằng gió Tu Bông, Thương ai bằng thương cha, thương mẹ, thương chồng, thương con. (ca dao) - Cầm cần câu cá liệt xuôi, Nấu canh rau hẹ mà nuôi mẹ già. (ca dao)
  15. Tiết 31. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 2. Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em. - Con khôn cha mẹ năng răn, Ví như trái bưởi ai lăn nó tròn? (Tục ngữ) - Trời sinh trái mít có gai, Con hư tại mẹ dẫn trai vô nhà. (Tục ngữ) - Ăn sao cho được của người, Thương sao cho được vợ người mà thương? (Tục ngữ) - Giàu cha giàu mẹ thì ham, Giàu cô, chú, bác ai làm nấy ăn. (Tục ngữ) - Ông tha mà bà không tha, Liền cho cây lụt hăm ba tháng mười. (Tục ngữ)
  16. Tiết 31. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 3. Bài tập thêm. Một số bài thơ có sử dụng từ ngữ ở địa phương Khánh Hòa và một số tỉnh khác. - Anh thương em dưới dốc thương lên, Đá lăn mược đá miễn thương bền thì thôi. (mặc) Xưa kia lời nói cũng in, Hoa tàn nhị rữa cũng nhìn hổng dong. (không bỏ) Bây giờ nhị rữa hoa tàn, Con thơ trìu mến sao chàng vội dong? (bỏ) (Bài ca dao ở Ninh Hoà) - Vô duyên dù bận áo sa, Áo ra đằng áo người ra đằng người. Có duyên dù bận áo tơi, Đầu đội nón cời duyên vẫn hoàn duyên. (Ca dao Khánh Hòa)
  17. Tiết 31. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 3. Bài tập thêm. Một số bài thơ có sử dụng từ ngữ ở địa phương Khánh Hòa và một số tỉnh khác. CHUYỆN HỌC TRÒ Reng moà cứ theo tui hùa rứa? Cái ông ni mới loạ chưa tề? Sớm trưa hai buổi đi dề, Đưa dới đón lòm chi hông biết? Ôi đôi mét reng moà thoa thiết? Ngó lòm chi cho ngượng nghịu đôi mi? Xin ông hã đi xoa roa dài bước, Loá thư tình ông gởi mần chi? Đừng đi gần, đừng bước sáng đôi. Boa moạ biết rà loa tui chết. Đi xoa roa kẻo boạn tui cừ, Mai lên trường coả lớp cừ dị nghị, Ông diết chi những lời thoa thiết? Theo tui hùa reng moà hông biết dị? Tui như moa quỷ dứ âm ty. Núa những lời hoa mỹ lòm chi? Thôi được rồi đưa loá thư đay! Tui còn nhỏ mần reng biết được? Mai toan trường tui đợi ở gốc cay.
  18. Tiết 31. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 3. Bài tập thêm. Một số bài thơ có sử dụng từ ngữ ở địa phương Khánh Hòa và một số tỉnh khác. TỪ ĐIỂN TIẾNG NGHỆ ! “Con trâu” thì gọi “con tru” “Đọi” là “bát”, ”nôốc” là “thuyền” “Con dâu” thì gọi “con du” trong nhà “Khuỷu chân” đích thị có tên “lặc lè” “Mấn” là “váy”, “ngái” là “xa” “Đàng” là “đường”, “đấy” là “tè” “Đi mô?” để hỏi ai là “đi đâu? ” “Thế thôi” thì nói “rứa hè” là xong “Nác su” ý nói “nước sâu” “Rừng” là “rú”,“rào” là “sông” “Trấy bù” để gọi “quả bầu” đấy nha “Ngá khu” tức thị “ngứa mông” thật rồi “Gác bếp” thì gọi là “tra” “Mơ” là “mớ”, “thúi” là “hôi” “Lông cơn” thực chất đó là “trồng cây” “Nỏ nhởi” ý nói “không chơi” đó mà “Ra sân” thì nói “ra cươi” “Tê” là “kia, “tề” là “kìa” “Đi nhởi” ý nói “đi chơi” ấy mà “Cái môi” tên gọi “cái thìa” đó em “Chúng tao” thì nói là “choa” “Đánh nhau” – “đập chắc” nhớ liền “Các bạn”, thân mật gọi là “bọn bay” “Ra răng” là muốn hỏi em “thế nào”? “Tê” là “kia”, “ni” là “này” “Ả” là “chị”, “tau” là “tao” “Mi” “mần” ý nói là “mày” “làm” thôi “Rứa” là “thế”, “răng” là “sao” đó mà “Chộ” là “thấy”, “nhác” là “lười” “Bổ” là “ngã”, “mả” là “mồ” “Mắm tôm” cứ gọi “ruốc bôi” đúng liền “Lọi cẳng” để nói đó là “duỗi chân”
  19. Tiết 31. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 1. Tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân ở bảng dưới đây. 2. Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em. 3. Bài tập thêm. Một số bài thơ có sử dụng từ ngữ ở địa phương Khánh Hòa và một số tỉnh khác.
  20. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 1. Nắm kỹ các từ ngữ địa phương vừa học. 2. Sưu tầm thêm một số thơ văn có sử dụng từ ngữ địa phương. 3. Chuẩn bị bài: “Hai cây phong”. - Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản trong SGK / 100, 101. - Chú ý mạch kể chuyện xưng “tôi” và “chúng tôi”. Mạch kể nào quan trọng hơn? Vì sao?