Bài giảng Ngữ văn 8 - Ngắm trăng

pptx 10 trang minh70 3100
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Ngắm trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_ngam_trang.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Ngắm trăng

  1. Tác giả -Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890– 2 tháng 9 năm 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, -Là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập , toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. -Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945–1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951–1969.
  2. Xuất thân và quê quán Theo gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An: "Hoàng sơ tổ khảo là Nguyễn Bá Phụ, tổ đời thứ 2 là Nguyễn Bá Bạc, tổ đời thứ 3 là Nguyễn Bá Ban, tổ đời thứ 4 là Nguyễn Văn Dân, tổ đời thứ 5, Nguyễn Sinh Vật là Giám sinh đời Lê Thánh Đức (tức Lê Thần Tông) năm thứ 3 , tổ đời thứ 6 là Nguyễn Sinh Tài đỗ Hiếu sinh khi 17 tuổi, năm 34 tuổi đỗ Tam trường khoa thi Hội , tổ đời thứ 10 là Nguyễn Sinh Nhậm".Cả bốn đời đầu tiên của dòng họ đều chưa lấy đệm là "Sinh" và không rõ năm sinh, năm mấ Theo nhiều tài liệu chính thống cũng như tiểu sử tại Việt Nam, tên lúc nhỏ của Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Cung (giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành. Tuy nhiên, một số tài liệu ghi nhận tên lúc nhỏ của ông là Nguyễn Sinh Côn, Điều này cũng được chính ông xác nhận bằng chính bút tích của mình trong một bài viết năm 1954. Quê nội ông là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Nguyễn Sinh Cung được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa (Hoàng Trù), nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội của ông, làng Kim Liên là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Kh Vào đời ông, phần lớn dòng họ của ông đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp.] Cha của Nguyễn Sinh Cung là một nhà Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), từng đỗ Phó bảng, Mẹ ông là bà Hoàng Thị Loan (1868–1901). Nguyễn Sinh Cung có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1884), một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (sinh năm 1888, tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900–1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).
  3. Ảnh quê Bác.
  4. Gia đình Bác
  5. Tác phẩm 望月 獄中無酒亦無花, Tiếng Trung 對此良宵奈若何。 人向窗前看明月, 月從窗隙看詩家。 Vọng nguyệt Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Phiên âm Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Dịch nghĩa Trong tù không rượu cũng không hoa, Dịch nghĩa Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng, Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ
  6. Phần phân tích Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thù lương tiêu nại nhược hà ? (Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;) Câu thơ đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt: không rượu cũng không hoa. Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Trong những đêm trăng đẹp, thi nhân thường đem rượu ra uống để thưởng hoa, thưởng trăng. Có đầy đủ rượu và hoa thì cuộc vui mới thật thú vị, mĩ mãn. Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, thi sĩ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù mà bản thân bị đày đọa cực khổ, phải sống cuộc sống "khác loài người", không phù hợp với thú thưởng nguyệt thanh cao. Làm gì có rượu và hoa để thưởng trăng ? Chẳng có nhà tù nào lại "nhân đạo" đến mức mỗi kì trăng sáng lại mang rượu và hoa đến cho tù nhân ngắm trăng. Ý thơ chỉ có thể hiểu rằng, trước cảnh đêm trăng quá đẹp, thi sĩ bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn.
  7. Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. (Người ngắm trăng soi ngoài cửa Sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.) Bác say mê ngắm trăng qua cửa sổ. Bốn bức tường xà lim chật hẹp không ngăn nổi cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do cháy bỏng. Dường như thi sĩ muốn nhắn gửi đến trăng lời thì thầm tâm sự: Trăng ơi, trăng có hiểu lòng ta yêu trăng đến độ nào? Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Vầng trăng đã vượt qua song sắt để ngắm nhà thơ (khán thi gia) trong tù. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau. Nghệ thuật nhân hóa cho thấy thi sĩ tù nhân và vầng trăng tự do đã trở nên gắn bó thân thiết tự bao giờ. Cả bài thơ không có một âm thanh nào dù là nhỏ. Không gian tĩnh lặng tuyệt đối tôn lên cái sâu thẳm của hồn người và hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ, không nói mà nói bao điều. Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù thi sĩ ấy. Trong này là nhà lao đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của tự do, của vẻ đẹp lãng mạn làm say đắm lòng người. Giữa hai đối cực đó là song sắt nhà tù, nhưng song sắt nhà tù cũng bất lực trước khát vọng và rung cảm tinh tế của hồn thơ.
  8. Nghệ thuật - Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị - Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ - Ngôn ngữ lãng mạn - Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành Nội dung - Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.