Bài giảng Ngữ văn 8 - Ôn tập về luận điểm

ppt 32 trang minh70 6090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Ôn tập về luận điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_on_tap_ve_luan_diem.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Ôn tập về luận điểm

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Trong chương trình ngữ văn 7 các em đã được làm quen với một thể loại văn học mang tính chất bình luận, nghị luận một tư tưởng, một quan điểm, một chủ trương nào đó người ta gọi đó là kiểu bài gì? Nêu một số văn bản cụ thể em đã được học trong chương trình ngữ văn 8? 2. Để viết một bài nghị luận thì yếu tố quan trọng, linh hồn của bài văn là gì?
  2. I. Khái niệm luận điểm Em hãy cho biết văn nghị luận là bài văn như thế nào? Văn nghị luận viết ra nhằm: - Xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
  3. I. Khái niệm luận điểm: * Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: a.Luận điểm là vấn đề được đưa ra để giải quyết trong văn bản nghị luận. b. Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra để giải quyết trong bài văn nghị luận . c. Luận điểm là những, tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nĩi) nêu ra trong bài văn nghị luận.
  4. I. Khái niệm luận điểm 1. Khái niệm  BT trắc nghiệm: chọn c (SGK/73) 2. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và văn bản “ Chiếu dời đô” a. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
  5. I. Khái niệm luận điểm 1. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ( ngữ văn 7 tập 2) gồm có những luận điểm nào? Hãy xác định hệ thống luận điểm của văn bản? 2. Cho biết luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở và luận điểm chính của văn bản?
  6. I. Khái niệm luận điểm  Hệ thống luận điểm ❖ Luận điểm 1: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ❖ Luận điểm 2 : Lòng yêu nước trong lịch sử dân tộc ❖ Luận điểm 3: Lòng yêu nước ngày nay ❖ Luận điểm 4: Bổn phận của chúng ta.
  7. I. Khái niệm luận điểm 2.Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và văn bản Chiếu dời đô a. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Luận điểm cơ sở – luận điển chính : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước - Luận điểm 1: Lòng yêu nước trong lịch sử dân tộc - Luận điểm 2: Lòng yêu nước ngày nay - Luận điểm 3: Bổn phận của chúng ta.
  8. I. Khái niệm luận điểm ❖ Văn bản Chiếu dời đô có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao?  Là một bài văn nghị luận vì nó đưa ra một chủ trương, một quan điểm của Lí Công Uẩn.
  9. I. Khái niệm luận điểm Có người cho rằng Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn gồm hai luận điểm: - Luận điểm 1: Lí do cần phải dời đô - Luận điểm 2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. ❖ Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?  Luận điểm 1,2 chưa thể hiện rõ tư tưởng của tác giả
  10. I. Khái niệm luận điểm Hãy xác định hệ thống luận điểm trong văn bản chiếu dời đô? Luận điểm 1: Dời đô là việc trọng đại của các vua chúa, thuận theo ý trời, lòng dân nhằm mưu toan việc lớn, tính kế lâu dài (luận điểm xuất phát). Luận điểm 2: Các nhà Đinh Lê không thuận theo ý trời, không dời đô nên triều đại ngắn ngủi, trăm họ hao tổn Luận điểm 3: Thành Đại La xét về mọi mặt xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời Luận điểm 4: Vua sẽ dời đô ra Đại La (luận điểm chính)
  11. I. Khái niệm luận điểm b.Văn bản Chiếu dời đô Luận điểm 1, 2 chưa thể hiện rõ tư tưởng của tác giả Sửa lại: 1. Mục đích của việc dời đô 2. Ca ngợi địa thế thành Đại La
  12. II. Mối quan hệ giữa luận điểm và các vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận. ❖ Vấn đề đặt ra trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì? ❖ Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm :”Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”?
  13. II. Mối quan hệ giữa luận điểm và các vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận. b. Trong Chiếu dời đô, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm:”Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không ? Tại sao?
  14. II. Mối quan hệ giữa luận điểm và các vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận. 1. a. Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta -> Luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề. b.Văn bản: Chiếu dời đô -> Luận điểm “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
  15. II. Mối quan hệ giữa luận điểm và các vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận. Từ sự tìm hiểu trên em rút ra được những kết luận luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với các vấn đề cần giài quyết trong bài văn nghị luận? Ghi nhớ 1 (SGK/75): Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu trong bài.
  16. II. Mối quan hệ giữa luận điểm và các vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận. 2. Ghi nhớ 2 (SGK/75): Luận điểm cần phải phù hợp và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề
  17. III. Mối quan hệ giữa luận điểm trong bài văn nghị luận. 1. Chọn hệ thống luận điểm phù hợp Đề: Vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập.
  18. CÂU HỎI THẢO LUẬN Hệ thống (1) Hệ thống (2) a. Phương pháp học tập có a. Chỉ cần đổi mới phương ảnh hưởng không nhỏ đến pháp học tập là kết qủa học chất lượng học tập tập sẽ nâng cao nhanh b. Cần thay đổi phương pháp chóng. học tập cũ (thụ động, máy b. Do đó, người học sinh cần móc, xa thực tế) vì nó không phải thường xuyên thay đổi phù hợp với yêu cầu của học cách học tập. tập, không đưa lại kết qủa tốt c. Chúng ta còn chưa chăn c. Cần theo phương pháp học học, còn hay nói chuyện tập mới (chủ động, sáng riêng. tạo,kết hợp học với hành) vì d. Nếu chúng ta học tập theo nó phù hợp với yêu cầucủa học phương pháp mới thì kết quả tập, đưa lại kết qủa tốt sẽ tốt hơn
  19. III. Mối quan hệ giữa luận điểm trong bài văn nghị luận. Tại sao em không chọn hệ thống luận điểm 2? - Luận điểm a chưa chính xác-> không làm cơ sở cho luận điểm b - Luận điểm c không phù hợp với đề bài nên không liên kết với các luận điểm trước đó. - Luận điểm d không phát huy được các luận điểm trước đó.  Chọn hệ thống 2 -> bài văn không rành mạch,ý luẩn quẩn, chồng chéo, trùng lặp.
  20. III. Mối quan hệ giữa luận điểm trong bài văn nghị luận. 1. Chọn hệ thống luận điểm phù hợp Đề: Vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập. -> Chọn hệ thống luận điểm 1 bài viết sẽ tốt hơn
  21. III. Mối quan hệ giữa luận điểm trong bài văn nghị luận. Qua phần tìm hiểu bài tập trên, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?
  22. III. Mối quan hệ giữa luận điểm trong bài văn nghị luận. 2. Ghi nhớ 3, 4 (SGK/ 75): Hệ thống luận điểm trong bài văn nghị luận cần bảo đảm yêu cầu: - Có luận điểm chính (là kết luận của bài) và luận điểm phụ (dùng làm làm luận điểm cơ sở hay luận điểm mở rộng) - Hòan toàn chính xác - Phân biệt với nhau - Liên kết chặt chẽ với nhau - Sắp xếp theo một trình tự hợp lý : + Luận điểm trước là cơ sở cho luận điểm sau + Luận điểm sau kế thừa, phát triển từ luận điểm trước. + Luận điểm chủ chốt sẽ làm kết luận cho bài văn.
  23. IV. Ghi nhớ I => Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm mà người viết(nói) nêu ra trong bài. II => Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề. III => Hệ thống luận điểm trong bài văn nghị luận cần bảo đảm yêu cầu: - Có luận điểm chính (là kết luận của bài) và luận điểm phụ (dùng làm làm luận điểm cơ sở hay luận điểm mở rộng) - Hòan toàn chính xác - Phân biệt với nhau - Liên kết chặt chẽ với nhau - Sắp xếp theo một trình tự hợp lý + Luận điểm trước là cơ sở cho luận điểm sau + Luận điểm sau kế thừa, phát triển từ luận điểm trước. + Luận điểm chủ chốt sẽ làm kết luận cho bài văn
  24. IV. Ghi nhớ Sách giáo khoa trang 75
  25. V. Luyện tập Bài tập 1 (Sgk/75): Đoạn văn nêu luận điểm “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc” hay luận điểm “Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc”. Hãy giải thích sự lựa chọn của em?
  26. Bài tập 1 (Sgk/75): Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi ,đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: ”Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ ”. không phải là một ông tiên .Nguyễn Trãi là một người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lý tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách dân tộc, là tinh hoa dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối ‘hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!
  27. V. Luyện tập Bài tập 1sgk/75 -> Luận điểm: Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc
  28. III. Mối quan hệ giữa luận điểm trong bài văn nghị luận. Bài tập 2 (SGK/76) Đề: Giải thích vì sao có thể nói rằng giáo dục là chìa khóa của tương lai.
  29. Bài tập 2 (SGK/76) Yêu cầu: Em sẽ chọn những luận điểm nào trong số các luận điểm sau và sắp xếp theo một trình tự. a. Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số. b. Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế. c. Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội. d. Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai. e. Nước ta là một nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời. g. Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống. h. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. a- g- d- h- b- c
  30. 1. Từ các luận điểm ở Bài tập 2/76 đã được sắp xếp hợp lí, em hãy viết thành một bài nghị luận giải thích vì sao nói :” Giáo dục là chìa khóa của tương lai.” 2. - Xem kỹ phần nội dung ôn tập. - Nắm vững khái niệm về luận điểm, mối quan hệ, các yêu cầu của luận điểm.