Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 104: Lựa chọn trật tự từ trong câu

ppt 21 trang minh70 5440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 104: Lựa chọn trật tự từ trong câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_tiet_104_lua_chon_trat_tu_tu_trong_cau.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 104: Lựa chọn trật tự từ trong câu

  1. I. Nhận xét chung Ví dụ Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ: - Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau! (Ngô Tất Tố - Tắt đèn)
  2. 1. Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. Em hãy sắp xếp lại trật tự từ trong câu sao cho nội dung của câu không thay đổi ? 2. Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ. 3. Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất. 4. Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất. 5. Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét. 6. Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét. 7. Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.
  3. 1) Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người CÁC TÁC DỤNG CỦA VIỆC hút nhiều xái cũ. SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ TRONG 2)1) Cai lệ Gõgõ đầuđầu roi roi xuống xuống đất, thét CÂU 3)5)đất,6)47)) bằng Cai Bằng Bằng ThétGõ cailệgiọng thét giọng giọngđầulệbằng khànbằng thét khànkhànroi khàn giọngxuốngbằng khàn của một Câu Nhấn Liên kết Liên kết 2)giọngkhàncủađất, người Cai một bằng hútkhànkhàn lệngười nhiều gõgiọngcủakhàn xáihútđầu cũ. mộtkhàn nhiềucủaroi mạnh với câu với câu xuốngkhàncủa một khànđất, người của thét một hút người bằngnhiều 3)hútxáingườixái khànCai nhiềucũ,cũ, lệ hútcủa hút thétcaigõ xái nhiều nhiềumộtbằngđầulệ cũ, gõ ngườigiọng roi xáigõ xáiđầu đầuxuống cũ: cũ,khàn hút roi khàn sự trước sau giọngcủa khànmột người khàn hút của nhiều một xái cũ, roixuốngcaiđất,nhiều xuống lệ cai đất, gõxái lệ đầu đất. thét.cũ,thét. cairoi lệxuống thét. hung ngườiđất.gõ đầu hút roi nhiều xuống xái đất. cũ. hãn 4) Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất. 1 X X X 5) Bằng giọng khàn khàn của một 2 X X người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét. 3 X 6) Bằng giọng khàn khàn của một 4 người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi 5 X xuống đất, cai lệ thét. X 7) Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng 6 khàn khàn của một người hút 7 X X nhiều xái cũ, cai lệ thét.
  4. I.Nhận xét chung 1.Xét ví dụ: 2.Bài học : - Có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. - Cần lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
  5. II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ 1. Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm dưới đây thể hiện điều gì? a) a)Người nhà Đùng lí trưởng đùng, hìnhcai lệ như giật không phắt cáidám thừng hành tronghạ một tay người ốmanh nặng, này sợvà hoặc chạy xảy sầm ra sập sự gì,đến hắn chỗ cứ anh lóng Dậu. ngóng ngơ ngác, muốn nói mà Sắp không xếp theo dám thứ nói. tự trướcĐùng sauđùng, của cai hoạt lệ động giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. Chị DậuChị xám Dậu mặt, xám vộimặt, vàng vội vàngđặt con đặt xuống con xuống đất, chạy đất, chạyđến đỡ lấyđến tay đỡ hắn lấy. tay hắn. ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Sắp xếp theo thứ tự trước sau của hoạt động
  6. 1. Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm dưới đây thể hiện điều gì? b) Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên, run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. * Cụm từ : cai lệ và người nhà lí trưởng Thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật và theo thứ tự xuất hiện của các nhân vật. * Cụm từ: roi song, tay thước và dây thừng. Tương ứng với trật tự từ của cụm từ đứng trước.
  7. 2. So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ dưới đây a. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. (Thép Mới) b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ làng, giữ nước. Tre hi sinh để bảo vệ con người. c. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ nước. Tre hi sinh để bảo vệ con người.
  8. a)Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. 2 2 4 4 B T T B B B T T b)Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ làng, giữ nước. 4 4 2 2 T B B B T T B T c)Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ nước. 2 4 4 2 B T B B B T T T Đáp án: Cách viết của tác giả (a) có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì có sự hài hòa về ngữ âm.
  9. II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ 1.Xét ví dụ 2. Bài học -Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật,hiện tượng,hoạt động, đặc điểm. -Nhấn mạnh hình ảnh đặc ,đặc điểm của sự vật,hiện tượng. -Liên kết với những câu khác trong văn bản. -Đảm bảo về sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
  10. BÀI TẬP NHANH Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. ( Thanh Tịnh, Tôi đi học) Liên ? Cụm kết câutừ sauin đậmvới câutrong trước. đoạn văn trên có tác dụng như thế nào?
  11. III. Luyện tập Bài 1 (SGK.112) a. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Kể tên các vị anh hùng theo thứ tự xuất hiện của họ gắn với lịch sử dân tộc.
  12. b. Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! (1) Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát (2) Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca. (Tố Hữu, Ta đi tới) * (1) Nhấn mạnh cái đẹp của Tổ quốc Việt Nam mới giải phóng đang trên đà xây dựng, phát triển. * (2) Gieo vần trong câu thơ gợi sự mênh mang của sông nước, hài hoà về mặt ngữ âm trong câu thơ.
  13. c.- Ấy cũng may cho cô, vơ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn. - Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần. (Nguyễn Công Hoan, Ngựa người, người ngựa) Lặp từ ở đầu các vế câu tạo sự liên kết giữa câu với câu.
  14. 1 2 3 4 5
  15. Các câu 1 và 2 sau đây có gì khác nhau? 1. Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào. 2. Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh Bọ Ngựa. Khác nhau: Câu 1: là câu miêu tả bình thường Câu 2: đảo trật tự, vị ngữ đảo lên trước chủ ngữ để nhấn mạnh sự ngạo nghễ vô lối của nhân vật.
  16. Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu in đậm dưới đây: Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc treo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo (Tố Hữu, Lên Tây Bắc) Đảo trật tự từ để nhấn mạnh vẻ đẹp của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân ra trận.
  17. Trật tự từ trong câu: “Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu” thể hiện điều gì? =>Thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động.
  18. Vì sao cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu? Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên Con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần,nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. => Cụm từ “Con đường này” đặt ở đầu câu để liên kết với câu trước.