Bài giảng Ngữ văn 8 - TIết 105, 106: Đi bộ ngao du

ppt 38 trang minh70 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - TIết 105, 106: Đi bộ ngao du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_tiet_105_106_di_bo_ngao_du.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - TIết 105, 106: Đi bộ ngao du

  1. Ngữ văn 8
  2. Tiết 105, 106 ĐI BỘ NGAO DU Ru-xô
  3. I/ Tìm hiểu chung : 1/ Tác giả :
  4. Ru- xô mồ côi mẹ từ sớm, cha là thợ đồng hồ. Thời thơ ấu, ông chỉ được đi học 2 năm, từ năm 12 đến năm 14 tuổi, sau đó chuyển sang học nghề thợ chạm, bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập, nên bỏ đi tìm cuộc sống tự do, ông phải lang thang, phiêu bạt nhiều nơi, làm nhiều nghề. Nhờ thông minh, biết tự học và sáng tạo ông đã nổi tiếng với khoảng 10 tác phẩm kịch, tiểu thuyết, luận văn, triết học.
  5. Ru xô là người khao khát tự do ông đã từng lên án xã hội phong kiến Pháp thế kỉ XVIII làm cho con người nô lệ khổ cực. Chính vì vậy ông bị truy nã khắp nơi. Quan điểm triết học của ông rất tiến bộ: Đề cao con người, đấu tranh cho nền dân chủ, tự do, lên án xã hội đương thời đã chà đạp, nô dịch và làm tha hoá con người. Hơn 10 năm sau khi Ru-xô qua đời, ông được táng tại điện Păng-tê-ông, nơi dành cho những danh nhân vĩ đại nước Pháp.
  6. I/ Tìm hiểu chung : 1/ Tác giả : Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp.
  7. 2/ Tác phẩm
  8. 2/ Tác phẩm - Thể loại: Nghị luận - Vị trí đoạn trích: Văn bản này trích trong quyển V của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục (1762)
  9. II/ Đọc - hiểu văn bản 1/ Đọc Tóm tắt 3 luận điểm chính mà tác giả đã nêu thành 3 đoạn văn trong SGK. Mỗi luận điểm, hãy chỉ ra các luận cứ minh hoạ
  10. 2/ Nội dung a/ Các luận điểm chính * Luận điểm 1: Đi bộ ngao du thì ta được hoàn toàn tự do. Luận cứ : Muốn đi, muốn đứng tuỳ ý được quan sát khắp nơi, không phụ thuộc vào bất cứ ai, vào cái gì ( phu trạm, ngựa, đường sá )
  11. Tìm tiếp luận điểm và luận cứ 2
  12. * Luận điểm 2 : Đi bộ ngao du thì ta có dịp trau dồi vốn tri thức của ta. Luận cứ : - Các nhà triết học, toán học lừng danh : Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go. - Xem xét các tài nguyên phong phú. - Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng. - Sưu tập các mẫu lạ đa dạng của thế giới.
  13. Nêu tiếp luận điểm 3
  14. * Luận điểm 3 : Đi bộ ngao du có tác dụng tốt cho sức khoẻ, tinh thần. Luận cứ : - Đi bằng cỗ xe tốt mà mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ; còn đi bộ thì vui vẻ, khoan khoái. - Có cảm giác ăn ngon, ngủ ngon.
  15. Trật tự sắp xếp các luận điểm như vậy có hợp lí không ?
  16. b/ Trật tự sắp xếp các luận điểm Ông sắp xếp các luận điểm như vậy vì có ảnh hưởng đến cuộc đời thuở nhỏ của mình. Ông luôn khao khát tự do, suốt đời đấu tranh cho tự do. Lúc nhỏ ông không được học hành nhiều nên rất khao khát kiến thức.
  17. Chứng minh đây là bài văn nghị luận sinh động.
  18. c/ Bài văn nghị luận sinh động Tác giả dùng “ta” khi lí luận chung. Tác giả dùng “tôi” khi nói về những cảm nhận riêng mang tính chất cá nhân. Có khi “tôi” được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min ( gọi là em ) nhờ sự xen kẽ giữa lí luận chung “ta” và những trải nghiệm riêng của cá nhân “tôi” nên bài văn không khô khan mà rất sinh động.
  19. Em thấy tác giả là người như thế nào ?
  20. d/ Bóng dáng nhà văn - Ông là người giản dị ( bữa cơm đạm bạc, ngủ ngon ) - Ông là người yêu tự do. - Ông là người yêu mến thiên nhiên (núi sông, cây cối )
  21. 3/ Nghệ thuật - Dẫn chứng tự nhiên, sinh động, gần với đời sống - Dùng đại từ nhân xưng “tôi, ta” hợp lý, vừa mang tính lý luận chung vừa mang tính chất trãi nghiệm cá nhân - Luận điểm gắn với thực tiễn; lý lẽ chặt chẽ, thuyết phục
  22. 4/ Ý nghĩa văn bản Từ những điều mà Đi bộ ngao du đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ - tự do tiến bộ của thời đại.
  23. Vận dụng – Mở rộng 1/ Viết đoạn văn lập luận chứng minh về lợi ích của việc đi bộ 2/ Tìm hiểu và giới thiệu một số môn TDTT mà em yêu thích
  24. Chúc các em vui, khỏe, học bài tốt!