Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 105: Tự học có hướng dẫn: “Đi bộ ngao du”, “Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục”

ppt 55 trang minh70 5300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 105: Tự học có hướng dẫn: “Đi bộ ngao du”, “Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_tiet_105_tu_hoc_co_huong_dan_di_bo_ngao.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 105: Tự học có hướng dẫn: “Đi bộ ngao du”, “Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục”

  1. TRƯỜNG THCS XUÂN ĐỈNH 8
  2. TIẾT 105 TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN: “Đi bộ ngao du”, “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC “Đi bộ ngao du”, “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” KIẾN THỨC: - Trình bày được xuất xứ, bố cục, thể loại, phương thức biểu đạt, những nét chính khái quát về tác giả, nội dung và nghệ thuật của hai đoạn trích “Đi bộ ngao du” và “Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục”. KĨ NĂNG: - Chỉ ra bố cục, phát hiện luận điểm và các luận cứ cũng như cách lập luận ở văn bản “Đi bộ ngao du”; - Phân tích được diễn biến, ý nghĩa, tính chất hài kịch của hai lớp kịch trong văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục THÁI ĐỘ: - Củng cố và rèn luyện thái độ nghiêm túc và ham mê học tập, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống; - Ủng hộ lối sống chân thành, không khoa trương, khoe mẽ;
  4. Bài 27 ĐI BỘ NGAO DU Ru-xô
  5. I/ Giới thiệu : 1/ Tác giả : Ru-xô (1712- 1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp.
  6. 2/ Tác phẩm : Văn bản này trích trong quyển V của tác phẩm “Ê-min hay Về giáo dục” (1762)
  7. II/ Đọc - hiểu văn bản : 1/ Các luận điểm chính : a/ Luận điểm 1 : Đi bộ ngao du thì ta được hoàn toàn tự do. Luận cứ : Muốn đi, muốn đứng tuỳ ý được quan sát khắp nơi, không phụ thuộc vào bất cứ ai, vào cái gì ( phu trạm, ngựa, đường sá )
  8. a/ Luận điểm 2 : Đi bộ ngao du rất có ích vì quan sát, học tập được nhiều kiến thức trong thế giới tự nhiên bao la. Luận cứ : - Các nhà triết học, toán học lừng danh : Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go. - Xem xét các tài nguyên phong phú. - Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng. - Sưu tập các mẫu lạ đa dạng của thế giới.
  9. Nêu tiếp luận điểm 3
  10. c/ Luận điểm 3 : Đi bộ ngao du có tác dụng tốt cho sức khoẻ, tinh thần. Luận cứ : - Đi bằng cỗ xe tốt mà mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ; còn đi bộ thì vui vẻ, khoan khoái. - Có cảm giác ăn ngon, ngủ ngon.
  11. Trật tự sắp xếp các luận điểm như vậy có hợp lí không ?
  12. 2/ Trật tự sắp xếp các luận điểm : Ông sắp xếp các luận điểm như vậy vì có ảnh hưởng đến cuộc đời thuở nhỏ của mình. Ông luôn khao khát tự do, suốt đời đấu tranh cho tự do. Lúc nhỏ ông không được học hành nhiều nên rất khao khát kiến thức.
  13. 3/ Bài văn nghị luận sinh động : Tác giả dùng “ta” khi lí luận chung. Tác giả dùng “tôi” khi nói về những cảm nhận riêng mang tính chất cá nhân. Có khi “tôi” được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min ( gọi là em ) nhờ sự xen kẽ giữa lí luận chung “ta” và những trải nghiệm riêng của cá nhân “tôi” nên bài văn không khô khan mà rất sinh động.
  14. Em thấy tác giả là người như thế nào ?
  15. 4/ Bóng dáng nhà văn: - Ông là người giản dị ( bữa cơm đạm bạc, ngủ ngon ) - Ông là người yêu tự do. - Ông là người yêu mến thiên nhiên (núi sông, cây cối )
  16. 5/ Ý nghĩa văn bản : Từ những điều mà Đi bộ ngao du đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ - tự do tiến bộ của thời đại. III/ Tổng kết : GN/ 102
  17. Bài 29 ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
  18. I/ Giới thiệu : 1/ Tác giả : Mô-li-e ( 1622 - 1673 ) nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp.
  19. 2/ Tác phẩm : Đoạn trích là lớp kịch kết thúc hồi 2 , trích vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang .
  20. II/ Đọc - hiểu văn bản : Xem xét lời thoại, nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau, kịch càng sôi động hơn.
  21. * Lớp kịch gồm 2 cảnh : Cảnh trước Cảnh sau - Gồm lời thoại - Gồm lời thoại của ông Giuôc- của ông Giuôc- đanh và bác phó đanh và bốn tay may thợ phụ nhộn nhịp hơn
  22. - Có 4 nhân vật - Cảnh sau có là ông Giuôc- thêm bốn tay thợ đanh, gia nhân, phụ bác phó may và à Sôi động hơn. một tay thợ phụ. - Lời thoại kèm - Lời thoại kèm theo cử chỉ, động theo động tác, có tác. âm nhạc và nhảy múa.
  23. Trong cảnh đầu, tính cách đòi hỏi làm sang của ông Giuốc-Đanh bị lợi dụng như thế nào ?
  24. 1. Ông Giuốc-Đanh và bác phó may : - Ông Giuốc-Đanh phát hiện ra áo may hoa ngược nhưng bác phó may đã bịa ra lí lẽ những người quý phái đều mặc như vậy thì ông ưng thuận ngay. - Ông Giuốc-Đanh lại phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình và trách móc phó may. Bác phó may liền đánh lảng sang chuyện khác, hỏi ông có muốn thử bộ lễ phục không ? Thế là ông Giuốc- Đanh quên ngay.
  25. Tương tự, ở cảnh sau, với tính cách học đòi làm sang, ông Giuốc-Đanh lại bị các tay thợ phụ lợi dụng như thế nào?
  26. 3/ Ông Giuốc-Đanh và tay thợ phụ : Sau khi mặc lễ phục cho ông Giuốc- Đanh xong, các tay thợ phụ dùng mánh khoé nịnh hót để moi tiền ông. Thấy ông mắc mưu, chúng cứ lấn tới, hết “ông lớn”, rồi “cụ lớn” rồi “đức ông”. Ông Giuốc-Đanh mặc dù tiếc tiền nhưng tính cách học đòi làm sang vẫn còn mãnh liệt lắm. Ông sẵn sàng cho hết tiền để được làm sang.
  27. Nhận xét về nhân vật ông Giuốc- Đanh
  28. 4/ Ông Giuốc-Đanh - nhân vật gây cười : - Khán giả cười ông Giuốc-Đanh ngu dốt, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và mấy tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. - Khán giả còn cười khi thấy trên sân khấu ông Giuốc-Đanh bị mấy tay thợ phụ lột quần áo, mặc vào bộ lễ phục lố lăng nhảy nhót theo điệu nhạc. Thế mà vẫn huênh hoang ra vẻ ta đây là nhà quý tộc.
  29. 5/ Ý nghĩa văn bản : Kể về việc ông Giuốc-Đanh muốn thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê phán thói học đòi làm sang của tầng lớp trưởng giả. -> Mỗi chúng ta cần sống chân thành, thực tế,không khoa trương, khoe mẽ. III/ Tổng kết : GN/ 122
  30. DẶN DÒ - Đọc lại hai văn bản, nắm chắc nội dung và nghệ thuật chủ yếu. - Tập diễn lớp hài kịch “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” này giờ ngoại khóa. - Soạn bài : Lựa chọn trật tự từ trong câu. + Xem, trả lời các câu hỏi. + Giải các BT SGK/122,124
  31. XIN CHÀO TẠM BIỆT