Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 84, 88: Câu cầu khiến, câu cảm thán

pptx 18 trang minh70 3130
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 84, 88: Câu cầu khiến, câu cảm thán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_tiet_84_88_cau_cau_khien_cau_cam_than.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 84, 88: Câu cầu khiến, câu cảm thán

  1. Tiết 84,88 CÂU CẦU KHIẾN, CÂU CẢM THÁN
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ: ? Em hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? - Hình thức: + Có những từ nghi vấn: có không, sao, hoặc từ hay + Khi viết có dấu chấm hỏi (?) đặt ở cuối câu. - Chức năng chính: Dùng để hỏi ? Em hãy xác định các câu sau thuộc kiểu câu gì? a) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không . ( Câu cầu khiến ) b) Đi thôi con. ( Câu cầu khiến )
  3. Câu phân loại theo mục đích nói Câu nghi Câu cầu Câu cảm Câu trần vấn khiến thán thuật 3
  4. Tiết 84,88 – Tự học có hướng dẫn: CÂU CẦU KHIẾN, CÂU CẢM THÁN I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÂU CẦU KHIẾN * VÍ DỤ 1 (SGK/30 ) a. Ông lão chào con cá và nói: - Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng. Con cá trả lời: - Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng. ( Ông lão đánh cá và con cá vàng ) b. Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ: - Đi thôi con. ( Theo Khánh Hoài,Cuộc chia tay của những con búp bê ) ? Trong những đoạn trích a,b câu nào là câu cầu khiến ? - Các câu cầu khiến: + Thôi đừng lo lắng . + Cứ về đi. + Đi thôi con.
  5. Tiết 84,88 – Tự học có hướng dẫn: CÂU CẦU KHIẾN, CÂU CẢM THÁN I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÂU CẦU KHIẾN • VÍ DỤ 1 (SGK/30 ) Các câu cầu khiến: + Thôi đừng lo lắng . + Cứ về đi. + Đi thôi con. ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến ? - Hình thức: + Có chứa từ cầu khiến (đi ,thôi,đừng ). + Kết thúc câu bằng dấu chấm (khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh) ?Các câu cầu khiến trong đoạn trích dùng để làm gì? - Chức năng: Dùng để khuyên bảo, yêu cầu
  6. Tiết 84,88 – Tự học có hướng dẫn: CÂU CẦU KHIẾN, CÂU CẢM THÁN I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÂU CẦU KHIẾN VÍ DỤ 2 (SGK/30 ) a, -Anh làm gì đấy ? - Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá. b. Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào: - Mở cửa ! ? Cách đọc “Mở cửa” trong câu b có gì khác với cách đọc câu mở cửa trong câu a ? - Cách đọc ở a , ngữ điệu bình thường , ở b ngữ điệu được nhấn mạnh ? Câu “Mở cửa” trong câu b dùng để làm gì , khác với câu a ở chỗ nào ? - Câu “Mở cửa” trong vd (a): dùng để trả lời , ngữ điệu bình thường , kết thúc bằng dấu chấm hỏi -> Câu trần thuật - “Mở cửa!” trong câu (b) dùng để ra lệnh, yêu cầu mở cửa; ngữ điệu được nhấn mạnh, kết thúc bằng dấu chấm than -> Câu cầu khiến
  7. Tiết 84,88 – Tự học có hướng dẫn: CÂU CẦU KHIẾN, CÂU CẢM THÁN I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÂU CẦU KHIẾN ? Qua 2 vd vừa phân tích, hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến - Hình thức: + Có những từ cầu khiến như: hãy, đừng,chớ, đi, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến; + Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. - Chức năng: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị , khuyên bảo, • GHI NHỚ: SGK/31 II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÂU CẢM THÁN VÍ DỤ (SGK/43)
  8. *Đọc các đoạn trích SGK: (SGK-43) a) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết Một người như thế ấy! Một người đã khóc vì trót lừa một con chó! Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn (Lão Hạc – Nam Cao) b) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Nhớ rừng – Thế Lữ) ? Trong đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán ? 8
  9. Tiết 84,88 – Tự học có hướng dẫn: CÂU CẦU KHIẾN, CÂU CẢM THÁN II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÂU CẢM THÁN VÍ DỤ (SGK/43) : Câu cảm thán: - Hỡi ơi lão Hạc! -Than ôi! ? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng cho biết đó là câu cảm thán? -> Hình thức: Có chứa từ ngữ cảm thán, cuối câu có dấu chấm than(!) Chức năng: Để bộc lộ cảm xúc
  10. (?) Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán, có thể dùng câu cảm thán không? vì sao? Trả lời: - Ngôn ngữ trong đơn từ, hợp đồng, (ngôn ngữ trong văn bản hành chính - công vụ) và ngôn ngữ để trình bày kết quả giải một bài toán là ngôn ngữ trong văn bản khoa học, ngôn ngữ của tư duy lôgíc, nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ rõ cảm xúc. - Câu cảm thán được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày và trong văn chương.
  11. Tiết 84,88 – Tự học có hướng dẫn: CÂU CẦU KHIẾN, CÂU CẢM THÁN II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÂU CẢM THÁN ? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? - Đặc điểm hình thức: + Có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, xiết bao, biết chừng nào, + Cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!) - Chức năng: + Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết). + Thường được dùng trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. * Ghi nhớ: (SGK-44)
  12. * Lưu ý: Những từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, có thể tự tạo thành một câu đặc biệt mà cũng có thể là một bộ phận biệt lập trong câu và thường đứng ở đầu câu. - Ví dụ: Chao ôi! Mùa xuân đến rồi. (câu đặc biệt) Chao ôi, ba tháng hè sao mà dài như một thế kỉ. (một bộ phận biệt lập trong câu) - Những từ: còn thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, thì đứng sau những từ ngữ mà nó bổ nghĩa (làm phụ ngữ) VD: Mẹ ơi, tình yêu mà mẹ đã dành cho con thiêng liêng biết bao! (đứng sau tính từ)
  13. III. Tiết 84,88 – Tự học có hướng dẫn: CÂU CẦU KHIẾN, CÂU CẢM THÁN III. LUYỆN TÂP: 1. Bài tập 1 (sgk-31): Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu sau đây là câu cầu khiến? a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. ( Bánh chưng, bánh giầy ) b. Ông giáo hút thuốc đi. ( Nam Cao, Lão Hạc ) c.Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. ( Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) * Đặc điểm hình thức cho biết những câu trên là câu cầu khiến: có từ ngữ cầu khiến: hãy, đi, đừng
  14. IV. Giao bài tập về nhà: bài 2,3,4,5 trang 32; bài 1,2,4 trang 44,45.
  15. CÂU CẦU KHIẾN
  16. Câu cảm thán Hình thức Chức năng Có từ Kết thúc Bộc lộ Dùng trong ngữ cảm bằng dấu trực tiếp giao tiếp và thán chấm than cảm xúc văn chương 16
  17. CÂU HỎI THẢO LUẬN (2 phút) Câu hỏi: Những điểm giống nhau và khác nhau của câu cầu khiến và câu cảm thán? * Giống nhau: Đều sử dụng dấu chấm than cuối câu. * Khác nhau: Câu cầu khiến Câu cảm thán Sử dụng các từ cầu khiến: hãy, Sử dụng các từ cảm thán: ôi, than đừng, chớ đi, thôi, ôi, hỡi, hỡi ơi, biết bao, thay với nào, hay ngữ điệu cầu khiến; mục đích bộc lộ trực tiếp cảm xúc dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề của người nói (người viết). nghị, khuyên bảo 17
  18. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài , làm bài tập 2,3,4,5 trang 32; bài 1,2,4 trang 44,45. - Xem trước bài : Tiết 85-Thuyết minh một danh lam thắng cảnh