Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 88: Luyện tập: Ngắm trăng, câu cảm thán, câu trần thuật
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 88: Luyện tập: Ngắm trăng, câu cảm thán, câu trần thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_8_tiet_88_luyen_tap_ngam_trang_cau_cam_tha.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 88: Luyện tập: Ngắm trăng, câu cảm thán, câu trần thuật
- TRƯỜNG THCS HÒA MẠC 8 GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ VĨNH
- TIẾT 88: LUYỆN TẬP: NGẮM TRĂNG, CÂU CẢM THÁN, CÂU TRẦN THUẬT
- I BÀI THƠ: NGẮM TRĂNG PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài của sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. (Ngắm trăng- Hồ Chí Minh) Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ. Câu 2: Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao bác lại nói đến cảnh "Trong tù không rượu cũng không hoa"? Qua hai câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời? Câu 3: Câu thứ hai trong nguyên tác: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” có gì khác về kiểu câu so với bản dịch thơ? Sự khác nhau đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 4: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Hãy kể tên một bài thơ khác của Bác có hình ảnh trăng. Câu 5: Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Câu 6: Viết đoạn văn khoảng (8 đến 10 câu) theo lối diễn dịch phân tích hai câu cuối bài “Ngắm trăng” để làm rõ mối giao hòa thầm lặng mà tha thiết giữa người và trăng.
- * Gợi ý: Câu 1: Hoàn cảnh ra đời: Trong thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, giải tới giải lui qua các nhà giam tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Câu 2: - Hồ Chí Minh ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. - Câu nói "Trong tù không rượu cũng không hoa" việc nhớ đến rượu, đến hoa trong cảnh tù ngục này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. - Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên. Câu 3: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” có gì khác về kiểu câu so với bản dịch thơ Đối thử lương tiêu nại nhược hà?: Câu nghi vấn. Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ: Câu trần thuật. * Ý nghĩa sự khác nhau đó: Câu nghi vấn: Bộc lộ cảm xúc bối rối, xao xuyến của Bác trước cảnh trăng đẹp. Câu trần thuật: Trình bày. (Cảm xúc bối rối, xao xuyến của Bác trước cảnh trăng đẹp bị giảm bớt) Câu 4: Kể tên một bài thơ khác của Bác có hình ảnh trăng: Cảnh khuya hoặc Rằm tháng giêng, Tin thắng trận Câu 5: Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).
- Câu 6: Viết đoạn văn khoảng (8 đến 10 câu) diễn dịch phân tích hai câu cuối bài “Ngắm trăng” để làm rõ mối giao hòa thầm lặng mà tha thiết giữa người và trăng. * Hình thức: - Đúng đoạn diễn dịch, độ dài theo yêu cầu. - Diễn đạt mạch lạc, đúng chính tả, ngữ pháp. * Nội dung: Tình yêu thiên nhiên qua mối giao hoà thầm lặng mà tha thiết giữa người và trăng (Nghệ thuật đối, nhân hoá). Tham khảo: (1) Hai câu cuối thể hiện mối giao hòa thầm lặng giữa người và trăng. (2) Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. (3) Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. (4) Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). (5) Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. (6) Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). (7) Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt": “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). (8) Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. ( 9) Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. ( 10) Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
- PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Câu 1: Chép lại phiên âm, dịch thơ của bài Ngắm trăng và nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Câu 3: Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” Câu 2:: - Giá trị nội dung: tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của Bác giữa chốn ngục tù khó khăn, gian khổ - Giá trị nghệ thuật: bài thơ tứ tuyệt giản dị nhưng hàm súc. Vừa mang màu sắc cổ điển vừa có tinh thần hiện đại. Câu 3:: - Chỉ ra các biện pháp tu từ trong câu thơ trên: Phép tu từ nhân hoá: “trăng nhòm”, điệp từ: “ngắm”. - Giá trị các biện pháp tư từ trong câu thơ trên: + Nghệ thuật nhân hoá: Trăng được nhân hoá có gương mặt và ánh mắt như con người. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ mối tình tri âm tri kỉ. + Nghệ thuật điệp từ: Từ “ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
- II. CÂU CẢM THÁN
- Bài 1: Hãy đặt câu với các từ cảm thán sau: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào Hướng dẫn làm bài Từ cảm thán Câu cảm thán Ôi Ôi, hôm nay trời thật đẹp! Than ôi Than ôi, mệt mỏi quá! Hỡi ơi Hỡi ơi ông trời! Chao ôi Chao ôi, bạn ấy xinh thật đấy! Trời ơi Trời ơi, sao số tôi khổ thế! Thay Thương thay cho những người nghèo khổ! Biết bao Quê hương em biết bao tươi đẹp! Xiết bao Nhớ mẹ xiết bao! Biết chừng nào Biết chừng nào mình mới có tiền!
- Bài 2: Tìm câu cảm thán trong các câu sau, chỉ ra đặc điểm hình thức a. Ôi quê hương! Mối tình tha thiết Cả một đời gắn chặt với quê hương b. Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! ( Bếp lửa – Bằng Việt ) c. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ( Nhớ rừng – Thế Lữ ) d. Phỏng thử có thằng chim cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ cho một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. e. Con này gớm thật! g. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. h. Ha ha! Một lưỡi gươm! i. Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia. j. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ. Tội nghiệp thầy!
- Hướng dẫn làm bài Câu cảm thán Đặc điểm hình thức Ôi quê hương! - Có dấu (!) cuối câu - Có từ cảm thán: Ôi Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! - Có dấu (!) cuối câu - Có từ cảm thán: Ôi Than ôi! - Có dấu (!) cuối câu - Có từ cảm thán: Than ôi Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng - Có dấu (!) , (.) cuối câu có khôn. - Có từ cảm thán: ôi (Thái độ khinh thường Dế Choắt) Con này gớm thật! - Có dấu (!) cuối câu - Có từ cảm thán: Thật Khốn nạn! - Có dấu (!) cuối câu - Bộc lộ cảm xúc: Uất ức Ha ha! Một lưỡi gươm! - Có dấu (!) cuối câu - Bộc lộ cảm xúc: sung sướng Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! - Có dấu (!) cuối câu - Bộc lộ cảm xúc: Mắng chửi Tội nghiệp thầy! - Có dấu (!) cuối câu - Bộc lộ cảm xúc: Lòng thương
- II. CÂU TRẦN THUẬT
- Bài 1: Nêu tác dụng của những câu trần thuật dưới đây: (1) Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. (2) Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất. (3) Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. (4) Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì nó luôn bị chính nó bôi bẩn. (5) Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. (6) Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. (7) Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng Người Pháp ép – phen thiết kế. Hướng dẫn làm bài (1): Kể (2): Miêu tả (3): Miêu tả (4): Kể (Giới thiệu) (5): Miêu tả (Nhận xét) (6): Thông báo (Tuyên bố) (7): Kể (Giới thiệu)
- Bài 2: Những câu trần thuật in đậm dưới đây dùng để làm gì? a. Thôi em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi. b. Thôi tôi ốm yêu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Hướng dẫn làm bài a. Chào b. Khuyên răn
- Bài 3. Chuyển những câu sau thành câu trần thuật mà mục đích trực tiếp của mỗi câu, về cơ bản, vẫn giữ được. Mẫu : Anh uống nước đi! - (Tôi) mời anh uống nước. a. Anh đóng cửa sổ lại đi! b. Ông giáo hút trước đi ! c. Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão ? Hướng dẫn làm bài Câu Câu trần thuật Anh đóng cửa sổ lại đi! Anh đóng cửa sổ lại giúp tôi. Ông giáo hút trước đi ! Mời ông giáo hút thuốc. Nhà mình sung sướng gì Nhà mình có sung sướng gì đâu mà giúp mà giúp lão ? lão được.
- Bài 4: Đặt câu trần thuật dùng để: - Miêu tả một loài hoa - Kể về một việc nào đó - Thông báo ngày mai cả lớp được đi du lịch - Nhờ vả ai đó - Khen ngợi một bạn chữ đẹp Hướng dẫn làm bài Yêu cầu Câu trần thuật Miêu tả một loài hoa Bông hồng kia màu sắc sặc sỡ. Kể về một việc nào đó Hôm qua, lớp tôi vừa đi cắm trại. Thông báo ngày mai cả lớp được đi du lịch Mai lớp mình sẽ đi du lịch ở Ao Vua nhé. Nhờ vả ai đó Giải giúp tới bài này. Khen ngợi một bạn chữ đẹp Chữ cậu đẹp.
- PHÂN LOẠI CÁC KIỂU CÂU Câu nghi vấn Câu cầu khiến Câu cảm thán Câu trần thuật - Có các từ nghi - Có các từ cầu - Có các từ cảm thán - Không có đặc điểm hình vấn như: ai, gì, khiến như: hãy, như: ôi, than ôi, hỡi thức của các kiểu câu nghi nào, sao, tại sao, chớ, đừng, đi, ơi, chao ơi (ôi), trời vấn, cầu khiến, cảm thán. đâu, bao giờ, bao thôi, nào ơi, thay, biết bao, xiết nhiêu, à, ư, hả, - Ngữ điệu cầu bao, biết chừng nào chứ (có) không, khiến (đã) chưa hoặc có từ hay - Khi viết kết thúc bằng dấu -Dấu chấm than - Dấu chấm than. - Dấu chấm hỏi chấm, dấu chấm than, dấu hoặc dấu chấm. chấm lửng. Dùng để hỏi Dùng để ra lệnh, Dùng để bộc lộ trực - Dùng để trình bày, kể, tả, yêu cầu, đề nghị, tiếp cảm xúc của nhận định. khuyên bảo, người nói (người viết) - Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc - Dùng phổ biến trong giao tiếp 16
- - Đối với bài học ở tiết học này: - Nắm vững đặc điểm hình thức, chức năng của câu cảm thán, trần thuật. - Làm hoàn thành các bài tập còn lại. - Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng 4 loại câu đã học. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài: CHIẾU DỜI ĐÔ - Tìm hiểu về Lý Công Uẩn, thể chiếu. - Trình tự lập luận, dẫn chứng trong bài chiếu. - Vì sao nói Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường của dân tộc.