Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 93: Chiếu dời đô
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 93: Chiếu dời đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_8_tiet_93_chieu_doi_do.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 93: Chiếu dời đô
- CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI LỚP HỌC TRỰC TUYẾN MÔN: NGỮ VĂN 8
- TIẾT 93: CHIẾU DỜI ĐÔ - Lý Công Uẩn-
- I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Lí Công Uẩn tức là Lí Thái Tổ, quê ở Bắc Ninh - Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và là người có công sáng lập vương triều nhà Lí (1009-1225). 2. Tác phẩm. - Hoàn cảnh ra đời: Năm 1010 Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Hà Nội ngày nay) - Thể loại: Chiếu - PTBĐ: Nghị luận
- Bố cục: 1. Lí do dời đô 2. Lợi thế của thành Đại La
- II.Tìm hiểu văn bản 1. Lí do dời đô Dời đô để xây dựng đất nước cường thịnh, đem lại hạnh phúc thái bình cho muôn dân. → Cần thiết, cấp bách và tất yếu.
- 2. Lợi thế của thành Đại La - Lịch sử: Là kinh đô cũ của Cao Vương - Vị trí địa lí: Nơi trung tâm trời đất - Hình thế: Rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, tiện hướng nhìn sông dựa núi, rộng mà bằng, cao mà thoáng. - Dân cư: Khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt - Chính trị văn hóa: Chốn hội tụ của bốn phương, muôn vật phong phú, tốt tươi. → Giọng điệu trang trọng, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình => Đại La có đủ điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước. III. Tổng kết (Ghi nhớ/sgk)
- Chúc các em học tốt! Xin chào và hẹn gặp lại!