Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 93: Hịch tướng sĩ

pptx 18 trang minh70 6210
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 93: Hịch tướng sĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_tiet_93_hich_tuong_si.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 93: Hịch tướng sĩ

  1. Tiết 93: Đọc hiểu HỊCH TƯỚNG SĨ _Trần Quốc Tuấn_
  2. 3. Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?
  3. 3. Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai a. Mối quan hệ ân tình Các ngươi Cùng ta không có mặc thì cho áo không có ăn thì cho cơm quan nhỏ thì thăng chức lương ít cấp bổng đi thủy, đi bộ cho thuyền, cho ngựa trận mạc xông pha cùng nhau sống chết nhàn hạ vui cười NT: Câu văn dài, có nhiều ý, mỗi ý là 2 vế song hành, điệp cấu trúc câu Văn biền ngẫu tạo nên nhịp văn hài hòa, nhịp nhàng ->Cách đối xử chu đáo, hậu hĩnh→ mối quan hệ gắn bó khăng khít. =>Nhắc nhở, khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của bề tôi đối với vua, tình cốt nhục như huynh đệ
  4. Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm.
  5. b. Phê phán những biểu hiện sai trái Thái độ Tình cảnh đất nước Thái độ bản thân Sự bàng quan, thờ ơ thấy chủ nhục không biết lo thấy nước nhục không biết thẹn hầu quân giặc không biết tức nghe nhạc không biết căm Sự ăn chơi, nhàn rỗi chọi gà, đánh bạc, săn bắn, uống Sự vun vén cá nhân Vui thú ruộng vườn, quyến luyến vợ con, lo làm giàu, - Nghệ thuật:Câu văn biền ngẫu nhiều ý, hai vế song hành, điệp cấu trúc câu. =>Quên hết danh dự, bổn phận, mất cảnh giác, lối sống cầu an hưởng lạc cần phải phê phán.
  6. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai.
  7. c. Hậu quả tất yếu Nếu ham chơi Giặc đến cựa gà trống không đâm thủng mẹo cờ bạc không làm mưu lược ruộng nhiều không mua được quan cơ tiền nhiều không mua được đầu giặc rượu ngon giặc không chết tiếng hát hay không làm giặc điếc tai ->Nước mất, nhà tan, bị bắt làm tù binh, bị mất tất cả, chịu khổ nhục, tiếng dơ muôn đời. - Nghệ thuật:Câu trúc câu đối xứng và đối lập. điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, tăng tiến, giọng điệu vừa chân tình chỉ bảo, vừa phê phán nghiêm khắc. -> Phê phán lối sống cầu an hưởng lạc, quên hết danh dự, bổn phận, không phù hợp với hoàn cảnh tổ quốc lâm nguy. =>Cảnh báo bức tranh thảm họa, nỗi đau đớn nhục nhã của cảnh nước mất, thân làm nô lệ.
  8. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?
  9. Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy; nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?
  10. d. Khuyên răn tướng sĩ: *Hành động nên làm: - Đặt mồi lửa kiềng canh nóng -> Luôn luôn cảnh giác - Rèn luyện cung tân, tập võ nghệ (rèn luyện việc quân) *Kết quả: - Thái ấp vững bền - Bổng lộc được hưởng thụ - Gia quyến êm ấm, vợ con bách niên giai lão - Tổ tiên được tế lễ, thờ cúng - Tiếng thơm muôn đời. ->Bức tranh đất nước đẹp đẽ. NT: Câu nghi vấn, thêm từ không, cùng các từ khẳng định: mãi mãi, đời đời hưởng thụ, sử sách lưu tiếng thơm, =>Khích lệ, động viên đến mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của tướng sĩ.
  11. 4.Nhiệm vụ cấp bách cần làm a. Lời kêu gọi – cũng là lời mệnh lệnh: Phải cảnh giác trước kẻ thù, phải tập luyện tập quân sĩ, tập dượt cung tên để giết giăc cứu nước. -> Lập luận sắc bén rõ ràng. Thái độ tác giả: dứt khoát, cương quyết. Câu kết: giọng tâm tình, tâm sự =>Bày tỏ gan ruột của một chủ tướng yêu nước.
  12. Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù. Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa? Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.
  13. 4. Lời kêu gọi các tướng sĩ - Mệnh lệnh: + Học tập Binh thư yếu lược ->đạo thần chủ + Khinh bỏ ->kẻ nghịch thù - NT: Hình ảnh đối lập, lập luận sắc bén -> Vạch ra hai con đường: sống – chết, vinh – nhục, để tướng sĩ thấy rõ và chỉ có thể lựa chọn một con đường: địch hoặc ta - Thái độ của tác giả: dứt khoát, cương quyết =>Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm.
  14. II. TỔNG KẾT: 1. NT: Là một áng văn chính luận mẫu mực, áng thiên cổ hùng văn - Lập luận sắc bén - Lí lẽ, dẫn chứng xác thực, thuyết phục - Giọng văn hùng tráng - Câu văn biền ngẫu - Kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và văn chương 2. Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược
  15. Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai, thấy rõ cái đúng Khích lệ lòng trung quân ái quốc và lòng ân nghĩa thủy chung của người cùng cảnh ngộ
  16. Bài 1: Từ tình yêu nước và lòng căm thù giặc trong “Hịch tướng sĩ”, đặt vào hoàn cảnh đất nước đang khẳng định chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay, em hãy viết một đoạn văn ngắn theo lối tổng phân hợp khoảng 2/3 trang giấy trình bày cảm nhận của em về lòng yêu nước của giới trẻ trong thời đại nay.
  17. Hôm 18-4, Đài Truyền Hình Trung Quốc (CGTN) đưa tin Bắc Kinh phê chuẩn thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam theo luật pháp quốc tế). Được biết, Tây Sa và Nam Sa cũng chính là cách TQ gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hai quận mới này sẽ trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”, do TQ ngang ngược lập ra vào năm 2012. Quận Tây Sa, có trụ sở chính quyền quận đặt ở đảo Phú Lâm, sẽ quản lý khu vực Tây Sa và Trung Sa (cách Trung Quốc (TQ) gọi tên bãi cạn Scarbourough và bãi ngầm Macclesfield gần đảo Luzon của Philippines). Trong khi đó, quận Nam Sa có trụ sở tại đá Chữ Thập của Việt Nam, sẽ quản lý quần đảo Trường Sa cùng vùng biển xung quanh. Phía Việt Nam đã không ngừng khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với Trường Sa và Hoàng Sa dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982 (mà TQ cũng là thành viên), đồng thời luôn phản đối các hành vi phạm pháp mà TQ thực hiện ở biển Đông, như việc Bắc Kinh đơn phương và vô lý thành lập hai quận đảo lần này. Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), một chuyên gia nghiên cứu về TQ và biển Đông nhiều năm, nhận định: Từ khi tổng bí thư TQ Tập Cận Bình nhậm chức vào 2012, TQ đã theo đuổi chính sách đối ngoại mạnh bạo hơn ở khu vực biển Đông và dần dần ít quan tâm tới chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.
  18. Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này bọc trong da ngựa, ta cũng vui lòng. a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? b. Đoạn văn trên gồm mấy câu? Xác định kiểu câu xét theo mục đích nói? Mỗi câu thực hiện hành động nói nào? c. Theo em có thể thay thế từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao? d. Xác định các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của các biện pháp đó e. Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu làm rõ tâm trạng, nỗi lòng của nhân vật trong đoạn trích trên trong đó có sử dụng câu cảm thán (gạch chân chỉ rõ) f. Hãy kể tên ha tác phẩm trung đại khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng thể hiện lòng yêu nước (nêu rõ tên tác phẩm và tác giả)