Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết học 83: Văn bản: Tức cảnh Pác Bó

pptx 17 trang minh70 3090
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết học 83: Văn bản: Tức cảnh Pác Bó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_tiet_hoc_83_van_ban_tuc_canh_pac_bo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết học 83: Văn bản: Tức cảnh Pác Bó

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ ? So sánh bản dịch thơ với bản nguyên tác bài thơ “ Ngắm trăng”. Hãy chỉ ra điểm chưa sát của bản dich thơ so với nguyên tác? Nêu nội dung chính của bài thơ? Trả lời: * So sánh: - Câu 2 của nguyên tác là một câu nghi vấn “Trước cảnh thế nào?”. Câu thơ dịch là một câu trần thuật: Cảnh đẹp đêm đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở lời tự hỏi nên phần nào làm mất đi cái nhạy cảm của một tâm hồn nghệ sĩ. - Câu 3,4 bản dịch thơ không còn đảm bảo phép đối - Câu 4 từ “ nhòm” ở bản dịch thơ hay, không truyền tải hết ý nghĩa của nguyên tác * ND chính: Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho ta thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.
  2. Đường vào hang Pác Bó
  3. Bác Hồ làm việc trong hang Pác Bó
  4. Tiết 83 - Văn học: Văn bản: TỨC CẢNH PÁC BÓ - Hồ Chủ Tịch- I. Giới thiệu chung 1.Tác giả: - Hồ Chí Minh(1890-1969) - Vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, nhà Cách mạng lỗi lạc, danh nhân văn hóa thế giới. - Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc 2.Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2/ 1941 Bác Hồ trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong nước. - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với biểu cảm - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt - Bố cục: 2 phần + P1: Ba câu thơ đầu : Cuộc sống của Bác nơi núi rừng Pác Bó. + P2: Câu thơ cuối : Cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng
  5. Tiết 83 - Văn học: Văn bản: TỨC CẢNH PÁC BÓ - Hồ Chủ Tịch- II. Phân tích 1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác * Câu thơ thứ nhất Sáng ra bờ suối tối vào hang Cửa hang Pác Bó Dòng suối khởi nguồn Pắc Bó được Bác đặt tên là suối Lê-nin
  6. Tiết 83 - Văn học: Văn bản: TỨC CẢNH PÁC BÓ - Hồ Chủ Tịch- II. Phân tích 1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác * Câu thơ thứ nhất: Sáng ra bờ suối tối vào hang ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? - NT: tiểu đối: Sáng ra bờ suối / tối vào hang. + Đối thời gian: sáng - tối. + Đối không gian: suối - hang. + Đối hành động: ra - vào ? Hãy cắt nghĩa hành động ra suối vào hang của Bác? ra suối làm việc, vào hang nghỉ ngơi ? Nhận xét của em về cuộc sống của Bác qua câu thơ trên? - Câu thơ diễn tả cuộc sống bí mật, gợi hoàn cảnh sống khó khăn nhưng qui củ, nền nếp, hòa nhập với thiên nhiên.
  7. Tiết 83 - Văn học: Văn bản: TỨC CẢNH PÁC PÓ II. Phân tích - Hồ Chủ Tịch- 1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác * Câu thơ thứ hai Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
  8. Tiết 83 - Văn học: Văn bản: TỨC CẢNH PÁC BÓ - Hồ Chủ Tịch- II. Phân tích 1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác * Câu thơ thứ hai Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? - NT: liệt kê -> cho ta thấy bữa ăn đạm bạc; cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. ? Em hiểu thế nào về cụm từ “ vẫn sẵn sàng”? Cháo ngô và măng rừng là những thứ luôn sẵn có trong bữa ăn của Bác. ? Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ? Qua giọng điệu đó cho thấy Bác là người như thế nào? - Giọng điệu đùa vui, hóm hỉnh thể hiện tinh thần vui tươi, sảng khoái, vượt lên hoàn cảnh.
  9. Tiết 83 - Văn học: Văn bản: TỨC CẢNH PÁC PÓ - Hồ Chủ Tịch- II. Phân tích 1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác * Câu thơ thứ ba: ''Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng'' Bàn đá – Nơi Bác Hồ làm việc
  10. Tiết 83 - Văn học: Văn bản: TỨC CẢNH PÁC BÓ - Hồ Chủ Tịch- II. Phân tích 1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác * Câu thơ thứ ba: ''Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng'‘ ? Chỉ ra đặc sắc NT của câu thơ trên? - NT: Phép đối, từ láy + Đối ý: Điều kiện làm việc tạm bợ / Nội dung công việc quan trọng, trang nghiêm. + Đối thanh: bằng (chông chênh) / trắc (dịch sử Đảng). + Từ láy : chông chênh -> gợi tả bàn đá ở thế không vững vàng ; ý nghĩa tượng trưng cho cách mạng nước ta còn đang trong thời kỳ khó khăn, trứng nước ? Câu thơ cho em hiểu gì về tư tưởng ý chí của một người chiến sĩ CM? - Hình ảnh người chiến sĩ đang tìm cách xoay chuyển tình thế lịch sử cách mạng Việt Nam. ? Qua bức tranh và phân tích ba câu thơ đầu cho em cảm nhận được điều gì về Bác? => Cuộc sống đầy khó khăn gian khổ nhưng Bác vẫn ung dung, tự tại, hòa hợp với thiên nhiên và say mê hoạt động cách mạng
  11. Tiết 83 - Văn học: Văn bản: TỨC CẢNH PÁC BÓ - Hồ Chủ Tịch- II. Phân tích 2. Cảm nghĩ của Bác Cuộc đời cách mạng thật là sang ? Trong cuộc sống khó khăn như vậy nhưng Bác có suy nghĩ và cảm nhận gì về cuộc đời cách mạng? ? Em hiểu cái sang ở đây ntn - Sang: sang trọng, giầu có, đẹp đẽ, là cảm giác hài lòng, vui thích - “Sang” : là sang trọng giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm CM, lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn gian khổ thiếu thốn khuất phục. - Chữ ''sang'' được coi là ''nhãn tự'' của toàn bài. ? Nhận xét về giọng thơ? Biện pháp tu từ được thể hiện? - NT: Giọng thơ sảng khoái, biện pháp nói quá ? NT trên thể hiện cảm xúc, thái độ của Bác như thế nào? -> Bác hài lòng, vui thích với cuộc sống cách mạng, lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. • ? NT trên thể hiện cảm xúc, thái độ gì? của Bá • ?
  12. Tiết 83 - Văn học: Văn bản: TỨC CẢNH PÁC BÓ - Hồ Chủ Tịch- II. Phân tích 2. Cảm nghĩ của Bác ? Qua bài thơ, em có cảm nhận chung gì về con người của Bác ở Pác Bó? => Hồ Chí Minh vừa là một chiến sĩ say mê hoạt động cách mạng, vừa như một khách lâm tuyền ung dung sống hòa nhịp với thiên nhiên. ? So sánh hình ảnh của Bác ở Pác Bó với hình ảnh Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Am, em thấy có gì khác? - Người xưa thường tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế xã hội, muốn ''lánh đục về trong'', tự an ủi bằng lối sống ''An bần lạc đạo''. Tuy đó là lối sống thanh cao nhưng có phần tiêu cực. - Còn với Bác Hồ sống hoà nhịp với lâm tuyền nhưng vẫn giữ trọn vẹn cốt cách chiến sĩ. Vì vậy nhân vật trữ tình của bài thơ tuy có dáng vẻ ẩn sĩ nhưng thực chất vẫn là chiến sĩ. ? Điều đó đã tạo cho bài thơ vẻ đẹp gì? -> Bài thơ vừa có chất cổ điển vừa mang tính hiện đại
  13. Tiết 83 - Văn học: Văn bản: TỨC CẢNH PÁC BÓ - Hồ Chủ Tịch- III. Tổng kết. ? Bài thơ có đặc điểm gì mới so với thể tứ tuyệt Đường luật mà em đã học ở lớp 7? Hiện đại: cuộc đời CM, TTCM, ngôn từ giản dị tự nhiên, giọng thơ chân thành, dung dị vui đùa. ? Nêu đặc sắc NT và ND chính của bài thơ? 1. Nghệ thuật - Lời thơ thuần Việt, giản dị, dễ hiểu. - Giọng thơ tự nhiên, nhẹ nhàng. - Tình cảm vui tươi, phấn chấn, 2. Nội dung - Cảnh sinh hoạt, làm việc thiếu thốn, khó khăn. - Tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên. Tinh thần cách mạng kiên trì bền bỉ, lạc quan tin tưởng vào sự nghiệp. * Ghi nhớ: SGK trang 30
  14. DẶN DÒ - Học thuộc lòng bài thơ. - Học bài - Tìm đọc thuộc lòng ít nhất 2 bài thơ của Hồ Chủ Tịch ngoài SGK - Soạn bài: Câu cầu khiến, Câu cảm thán