Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Nhớ Rừng

pptx 12 trang minh70 3380
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Nhớ Rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_van_ban_nho_rung.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Nhớ Rừng

  1. T U N G H O À N H H Ố N G H Á C H S A C Ơ R Ừ N G T H Ẳ M V Ư Ờ N B Á C H T H Ú U Ấ T H Ậ N C Ă M G H É T THỬ TÀI ĐOÁN CHỮ
  2. Văn bản: NHỚ RỪNG - Thế Lữ -
  3. I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả -Thế Lữ (1907 – 1989) quê ở Hà Nội. - Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới; với hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn.
  4. *Thơ mới: Một phong trào thơ lãng mạn của tầng lớp trí thức trẻ từ năm 1932 – 1945. Ngay ở giai đoạn đầu, Thơ mới đã có nhiều đóng góp cho văn học, văn nghệ nước nhà.
  5. PHAN KHÔI
  6. 2.Tác phẩm a) Hoàn cảnh sáng tác Nhớ rừng sáng tác năm 1936 là bài thơ viết theo thể thơ 8 chữ hiện đại. Sự ra đời của bài thơ đã góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ mới. b) Bố cục Bài thơ có năm đoạn (diễn tả 3 ý lớn) - Đoạn 1: Khổ 1 + 4: Cảnh tượng vườn bách thú, nơi con hổ đang bị giam cầm. - Đoạn 2: Khổ 2 + 3: Cảnh núi non hùng vĩ, nơi con hổ một thời oanh liệt. - Đoạn 3: Khổ 5: Khao khát giấc mộng ngàn.
  7. II. Đọc – hiểu văn bản * Thảo luận nhóm đôi dựa vào các câu hỏi gợi ý sau : CH 1: Ở khổ thơ thứ nhất cho biết con hổ đang trong hoàn cảnh nào? Trong hoàn cảnh ấy con hổ có tâm trạng như thế nào ? Thể hiện qua những từ ngữ nào ? CH 2: Vì sao con hổ lại có tâm trạng đó? Thể hiện thông qua những từ ngữ nào? CH 3: Ở khổ thơ thứ 4, cảnh tượng vườn bách thú và những phản ứng của hổ được mô tả qua những chi tiết, từ ngữ , hình ảnh nào?
  8. II. Đọc – hiểu văn bản 1.Cảnh tượng vườn bách thú và niềm uất hận của con hổ (đoạn 1 và 4) - Con hổ vô cùng căm uất, ngao ngán và chán ghét, vì bị nhốt chặt trong cũi sắt, trở thành thứ đồ chơi của đám người ngạo mạn, ngang bầy với bọn “dở hơi”,“vô tư lự”. Nhưng không có cách gì thoát ra khỏi cái môi trường tù túng, tầm thường, chán ngắt ấy, con hổ chỉ đành buông xuôi bất lực “nằm dài, trông ngày tháng dần qua”.
  9. - Trước cảnh tượng sửa sang, nhân tạo nơi vườn bách thú, con hổ đã thật sự chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối ấy. Khao khát được sống tự do, chân thật.
  10. Từ hai đoạn thơ vừa phân tích em có cảm nhận gì về tâm sự của con hổ ở vườn bách thú và rút ra tâm sự của con người.