Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

ppt 23 trang minh70 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_van_ban_trong_long_me_nguyen_hong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

  1. Tiết 3, 4 Văn bản: TRONG LÒNG MẸ (Nguyên Hồng)
  2. Tìm •Tác giả hiểu chung •Tác phẩm Đọc – Hiểu •Đọc văn •Nội dung bản
  3. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nguyên Hồng (1918 –1982) tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định, có nhiều sáng tác ở các thể loại : tiểu thuyết, kí, thơ, sử thi nhiều tập.
  4. - Ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
  5. 2. Tác phẩm Đọan trích là chương 4 của tập hồi kí 9 chương Những ngày thơ ấu, đăng báo 1938, in sách 1940.
  6. “Những ngày thơ ấu” có thể coi là một tác phẩm xuất sắc. Đây là tập hồi kí về tuổi thơ ghi lại những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại (Thạch Lam) Chương 1: Tiếng kèn Chương 2: Chúa xót thương chúng con Chương 3: Trụy lạc Chương 4: Trong lòng mẹ Chương 5: Đêm Nô-En Chương 6: Trong đêm đông Chương 7: Đồng xu cái Chương 8: Sa ngã Chương 9: Một bước ngắn
  7. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc 2. Nội dung
  8. a. Nhân vật bà cô Với vẻ mặt tươi cười, giọng nói ngọt ngào, cử chỉ thân mật => “rất kịch” Đã thể hiện rõ sự ác ý của bà cô là muốn nhục mạ mẹ bé Hồng → Bà là người có tâm địa độc ác, nham hiểm. Đó là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong cái xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ.
  9. Bé Hồng có ý nghĩ, cảm xúc như thế nào khi trò chuyện với bà cô ?
  10. b. Những ý nghĩ, cảm xúc của bé Hồng khi trò chuyện với bà cô - Lúc đầu, khi nghe bà cô hỏi, chú nhận ra ý nghĩa cay độc qua giọng nói và nét mặt của cô nên cúi đầu không đáp. - Sau lời hỏi thứ hai của cô, lòng chú thắt lại, khóe mắt cay cay và “nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.
  11. - Khi nghe bà cô kể về mẹ, chú đau đớn, uất ức đến cực điểm => Tác giả đã bộc lộ lòng căm phẫn tột cùng bằng lời văn dồn dập với các hình ảnh và động từ mạnh mẽ: “Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
  12. Cảm giác sung sướng đến cực điểm khi được ở trong lòng mẹ được tác giả miêu tả như thế nào ?
  13. c. Cảm giác sung sướng đến cực điểm khi được ở trong lòng mẹ - Khi gặp mẹ, chú chạy đuổi theo chiếc xe với cử chỉ vội vã, bối rối. Được ngồi trên xe cùng mẹ thì òa lên khóc nức nở. - Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con được ở trong lòng mẹ được tác giả diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê với những rung động vô cùng tinh tế “ Gương mặt mẹ tôi vô cùng”.
  14. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của chương trích
  15. 3. Đặc sắc về nghệ thuật - Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực. - Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả. - Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật.
  16. 4. Ý nghĩa văn bản Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
  17. Chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng?
  18. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng vì: - Phụ nữ và nhi đồng xuất hiện nhiều trong tác phẩm của ông. - Ông giành cho họ tấm lòng yêu thương trân trọng.