Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 6: Thuật ngữ

pptx 29 trang minh70 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 6: Thuật ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_bai_6_thuat_ngu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 6: Thuật ngữ

  1. LỚP 9D- TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI GV: ĐỖ THU PHƯƠNG NĂM HỌC: 2019 - 2020
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1. Nêu các cách làm phát triển từ vựng tiếng Việt? 2. Em hãy tìm ít nhất 3 từ ngữ được cấu tạo theo mô hình “ x + hóa”. 1. Có 2 cách làm phát triển từ vựng: + Phát triển về nghĩa của từ : Biến đổi nghĩa và chuyển nghĩa dựa vào nghĩa gốc. + Phát triển về số lượng từ - Tạo từ ngữ mới. - Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 2. Mô hình x + hóa: văn hóa, lão hóa, trẻ hóa, mã hóa, hàng hóa, công nghiệp hóa
  3. 1. Vídụ 1: So sánh 2 cách giải thích sau đây về nghĩa của từ nước và từ muối. a, Cách thứ nhất: - Nước là chất lỏng không màu, không mùi có trong sông, hồ, biển -Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách ra từ nước biển, dùng để ăn. b, Cách thứ hai: -Nước là hợp chất của các nguyên tố Hi-đrô và ôxi, có công thức H2O . -Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.
  4. - Cách giải thích thứ nhất: nêu lên đặc tính bên ngoài sự vật, dựa trên cơ sở kinh nghiệm, tính chất cảm tính.
  5. - Cách giải thích thứ hai: dựa vào đặc tính bên trong của sự vật, nghiên cứu khoa học, có tính chuyên môn sâu về môn hóa học.
  6. Em đã học những định nghĩa này ở những bộ môn 2. Ví dụ 2: nào? -Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hoà tan trong nước có chứa a-xít các-bô-níc. ĐỊA LÝ - Ba-dơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít. HOÁ HỌC -Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. NGỮ VĂN -Phân số thập phân là phân số mà mẫu là luỹ thừa của 10. TOÁN HỌC
  7. 1. Muốn tính diện tích hình thang Đáy lớn, đáy nhỏ ta đem cộng vào Cộng vào nhân với chiều cao Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra. ( Trích bài ca hình học) 2. Ka-li, I-ot, Hi- đrô Nát-tri với bạc, Clo một loài. Là hóa trị 1 bạn ơi! Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân ( Trích bài ca hóa học)
  8. 1. Muốn tính diện tích hình thang Đáy lớn, đáy nhỏ ta đem cộng vào Cộng vào nhân với chiều cao Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra. ( Trích bài ca hình học) 2. Ka-li, I-ot, Hi- đrô Nát-tri với bạc, Clo một loài. Là hóa trị 1 bạn ơi! Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân. ( Trích bài ca hóa học)
  9. – Các thuật ngữ -Thạch nhũ ĐỊA LÝ -Ba-dơ HOÁ HỌC -Ẩn dụ NGỮ VĂN -Phân số thập TOÁN HỌC
  10. Bài tập 5 /Tr 90 - Thị trường (thuật ngữ trong kinh tế học): nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa. (Thị: chợ - yếu tố Hán Việt) - Thị trường (thuật ngữ trong vật lí): Chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. (Thị: thấy - yếu tố Hán Việt) ➔ Không vi phạm vì hai thuật ngữ này được dùng ở hai lĩnh vực khoa học riêng biệt chứ không phải ở cùng một lĩnh vực.
  11. 2. Ví dụ 2: a, Muối là một hợp chất có thể hoà tan trong nước. b, Tay nâng chén muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau. (Ca dao)
  12. a.a. Muối là một hợp chất có b. Tay nâng chén muối đĩa gừng thể hòa tan trong nước Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau không có sắc thái biểu cảm, Chỉ tình cảm sâu đậm của không gợi lên ý nghĩa bóng con người - nó là 1 ẩn dụ. bẩy Có tính biểu cảm. -> Thuật ngữ Từ ngữ thông thường
  13. Bài 1/ Tr 89: Vận dụng các kiến thức đã học ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh học để tìm thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. Và cho biết thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực khoa học nào?
  14. Bài tập 1/ Tr89: Tìm thuật ngữ thích hợp với mỗi khái niệm 1./ Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác.
  15. 2./. Xâm thực là làm hủy hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, băng hà,nước chảy,
  16. 3 / Phản ứng hóa học . là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
  17. 4 /Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
  18. 5./.Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa.
  19. 1. Lực Vật lý 2. Xâm thực Địa lý 3. Hiện tượng hóa học Hóa học 4. Trường từ vựng Ngữ văn 5. Di chỉ Lịch sử 6. Thụ phấn Sinh học 7. Lưu lượng Địa lý 8. Trọng lực Vật lý 9. Khí áp Vật lý 10. Đơn chất Hóa học 11. Thị tộc phụ hệ Lịch sử 12. Đường trung trực Toán học
  20. Bài 2/ Tr 90: Đọc đoạn trích sau: “Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa Tố Hữu – Chào xuân 67 -“Điểm tựa”(thuật ngữ Vật lý): Điểm cố định của một đòn bẩy thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. -“Điểm tựa” (trong đoạn thơ) dùng với nghĩa: nơi làm chỗ dựa chính, nơi gửi gắm niềm tin hi vọng.
  21. Bài 3/ Tr 90: - Hỗn hợp (hóa học): là nhiều chất trộn lẫn vào nhau mà không hóa hợp thành một chất khác. - Hỗn hợp (nghĩa thông thường): gồm có nhiều thành phần trong đó mỗi thành phần vẫn không mất tính chất riêng của mình. a. Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển . Là một hỗn hợp. ➔ Thuật ngữ b. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục. ➔ Nghĩa thông thường Đặt câu với từ “hỗn hợp” hiểu theo nghĩa thông thường? Ví dụ: Cám Con Cò là loại thức ăn hỗn hợp nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của các loại gia cầm.
  22. Bài 4/ Tr 90 Trong sinh học, cá voi, cá heo được xếp vào lớp thú, vì tuy những động vật này có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không thở bằng mang mà thở bằng phổi. Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ cá. Có gì khác nhau giữa nghĩa thuật ngữ này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo)
  23. - Định nghĩa từ cá của sinh học: Cá là động vật có xương sống, ở dưới nước; bơi bằng vây, thở bằng mang - Theo cách hiểu thông thường của người Việt, khi gọi cá voi, cá heo nghĩa là ta gọi tên bằng “trực giác” vì “cá” không nhất thiết phải thở bằng mang.
  24. GIẢI ĐOÁN Ô CHỮ 1 T H Ừ A 1 2 N Ử A 2 3 K H Ô N G 3 4 Ẩ N D Ụ 4 5 Đ Ú N G 5 1/ Điền từ4/ cònĐây2/ Từ thiếulàĐể nàomột giao vào còntrong tiếpô thiếutrống: haiđạt trongphươnghiệu Phương quảcâu thức chúngsau:châm chủ vềta yếu lượng là nóikhi đúng,đủ, phát triểncần không nghĩa phảiNửa thiếu nóicủa úp mở vào vàtừ dựakhông .trên đề tài cơ giao sở nghĩa tiếp gốc. 3/ Trong giao tiếp ta nói những điều mà mình tin là có thật. Từ nào còn thiếu trong câu trên? T ƯH NU GẬ HT ÂN TG UỮ TK
  25. IV. CỦNG CỐ: Câu hỏi: Thuật ngữ là gì? Nêu đặc điểm của thuật ngữ. - Là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ và dùng trong văn bản khoa học công nghệ.
  26. V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: * Đối với bài học ở tiết này: - Học nội dung của bài, trình bày các bài tập vào vở. - Đặt câu có sử dụng thuật ngữ. - Sưu tầm đoạn văn có sử dụng thuật ngữ. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Trau dồi vốn từ. - Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. - Rèn luyện để làm tăng vốn từ. - Chuẩn bị các bài tập SGK/ từ trang 101 đến 104.
  27. CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHỎE VÀ THÀNH ĐẠT.