Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài học: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

pptx 29 trang minh70 3550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài học: Bài thơ về tiểu đội xe không kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_bai_hoc_bai_tho_ve_tieu_doi_xe_khong_kin.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài học: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

  1. Ng÷ v¨n 7 TiÕt 75-76 Bµi 19
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu và nêu cảm nhận của em về hình ảnh thơ “ Đầu súng trăng treo”
  3. ĐÁP ÁN Hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” được tạo nên nhờ sự liên tưởng thông minh và độc đáo. Đêm khuya về sáng, trăng đang xuống thấp dần và ngang tầm mũi súng, tạo cảm giác đầu súng trăng treo. Cảnh ấy có thể có thật song có thể chỉ là sự liên tưởng bất ngờ do ý thơ lãng mạn để tạo ra một ý nghĩa tượng trưng. ( Mũi súng chờ giặc – chất hiện thực quyết liệt; trăng – chất thơ bay bổng ). Giữa hai hình ảnh tương phản súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được mối quan hệ gần gũi. Súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu bảo vệ cuộc sống tốt đẹp yên lành, trăng tượng trưng cho cái đẹp yên lành ấy. Hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” là biểu tượng cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng. Nó thể hiện rõ nét tư thế chủ động, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của đất nước, của người chiến sĩ.
  4. Văn bản: Phạm Tiến Duật
  5. I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả -Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) - Quê: Phú Thọ. - Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ -Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng : người lính lái xe, những cô thanh niên xung phong
  6. Phạm Tiến Duật sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và tiếng Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. - Năm 1964, Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc hòng ngăn chặn sức mạnh hậu phương, bằng sức mạnh không quân đẩy Việt Nam về thời kỳ đồ đá. Lúc này, đất nước rất cần người cầm súng. Đó là lớp sinh viên đầu tiên vào bộ đội. Và rất giản dị, rất bình đẳng, anh sinh viên cũng như người nông dân khoác áo lính, đều là binh nhì. - Theo tiếng gọi vì miền Nam thân yêu, ông cũng như hàng vạn thanh niên yêu nước đã lên đường chiến đấu. Thoạt đầu, Phạm Tiến Duật là pháo thủ cao xạ pháo; sau đó là chiến sĩ lái xe thuộc Đoàn 559.Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn- con đường huyết mạch vận chuyển lương thực, vũ khí chi viện cho miền Nam. Ở đây, ông mới thấu hiểu và ghi nhận được vẻ đẹp và sức mạnh của thời đại mình qua hình ảnh rất cụ thể của người chiến sĩ lái xe, cô TNXP, người tư lệnh, người mẹ Pa Cô, Vân Kiều Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng.
  7. 2.Tìm hiểu chung a) Đọc – Hiểu chú thích b) Tác phẩm - Hoàn cảnh, xuất xứ : Bài thơ sáng tác năm 1969, in trong tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa”.
  8. Phạm Tiến Duật viết “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc bước vào thời kì quyết liệt. Giặc Mĩ đã mở rộng chiến tranh ra phạm vi toàn quốc. Miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu và chi viện cho miền Nam. Tuyến đường Trường Sơn là tuyến đường huyết mạch để cho những chiếc xe vận tải tiến vào miền Nam. Vì vậy nơi đây trở thành “ túi bom, túi đạn” . Nhà thơ sáng tác bài thơ khi ông đang trực tiếp chiến đấu trên đường Trường Sơn.
  9. 2.Tìm hiểu chung a) Đọc – Hiểu chú thích b) Tác phẩm - Hoàn cảnh, xuất xứ : Bài thơ sáng tác năm 1969, in trong tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa”. -Thể loại : Thơ tự do - Phương thức biểu đạt : Biểu cảm kết hợp miêu tả,tự sự.
  10. Ii. Phân tích 1. Nhan đề bài thơ. dài, độc đáo, mới lạ - “Xe không kính”: Hiện thực đời sống chiến tranh “ Bài thơ ”: Chất thơ toát lên từ hiện thực khốc liệt ấy. Bài thơ không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính, chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh.
  11. 2. Hình ảnh những chiếc xe không kính - “ Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” - “ Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước”
  12. 2. Hình ảnh những chiếc xe không kính ( Xe Zil-15 ở Trường Sơn )
  13. 2. Hình ảnh những chiếc xe không kính - Xe: Không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước. - Nguyên nhân : "Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi" - Tên gọi Trường Sơn xác định địa danh - dãy Trường Sơn chạy dọc miền Trung, có địa hình hiểm trở nhất Đông Nam Á. Núi cao, rừng rậm nhiệt đới, rất ít dân cư. - Nhằm chi viện cho chiến trường miền Nam, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập đoàn 559 để xây dựng đường Trường Sơn với 440 người, mang phiên hiệu Tiểu đoàn giao liên D301 do Thượng tá Võ Bẩm (sau này là Thiếu tướng) chỉ huy
  14. - Từ năm 1965 đến năm 1972, Mỹ huy động hơn 730.000 lượt máy bay, đánh phá hơn 150.000 trận, ném xuống đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn bom đạn ( gấp 20 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945 )
  15. 2. Hình ảnh những chiếc xe không kính - Xe: Không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước. - Nguyên nhân : "Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi" * Nghệ thuật: + Câu thơ đậm chất văn xuôi. + Cấu trúc theo hình thức hỏi – đáp, giọng phóng túng hồn nhiên, + Bút pháp tả thực, điệp ngữ, liệt kê, động từ mạnh. => Làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không kính bị bom đạn tàn phá vẫn băng ra chiến trường. Đồng thời tái hiện chân thực sự tàn phá ác liệt của bom đạn trong chiến tranh
  16. 3. Hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. a) Tư thế và cảm nhận của người lính “ Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng ” Nghệ thuật : động từ gợi tả, điệp ngữ, đảo ngữ, giọng thơ, nhịp thơ mạnh mẽ, đĩnh đạc. Tư thế chủ động,ung dung, bình tĩnh, hiên ngang tập trung cao độ của những chiến sĩ lái xe.
  17. Cảm nhận thấy : gió vào xoa mắt đắng Nghệ thuật : con đường chạy thẳng vào tim + Bút pháp tả thực + lãng mạn sao trời và đột ngột cánh chim + Nhân hoá, điệp ngữ, đảo Như sa như ùa vào buồng lái. ngữ hình ảnh chân thực => Cảm xúc, ấn tượng của người lính về thế giới bên ngoài ùa vào buồng lái vừa căng thẳng, đầy thử thách; vừa lãng mạn.
  18. b) Thái độ của người lính lái xe -Không có kính ừ thì có bụi Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha -Không có kính ừ thì ướt áo Chưa cần thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi Nghệ thuật : + Bút pháp tả thực, ngôn ngữ Tô đậm những khó khăn, gian nôm na, tếu táo. khổ trên đường ra trận và tinh +Điệp ngữ, giọng điệu đùa vui, thần lạc quan, yêu đời của tinh nghịch. người lính lái xe
  19. c.Tình đồng chí, đồng đội “ Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
  20. c.Tình đồng chí, đồng đội “ Những chiếc xe từ trong bom rơi Nghệ thuật : hình ảnh Đã về đây họp thành tiểu đội độc đáo, cách định nghĩa Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới giản dị, điệp ngữ, ẩn dụ Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Nét sinh hoạt ấm áp, tình đồng chí đồng đội Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy và niềm lạc quan, tin Võng mắc chông chênh đường xe chạy tưởng vào tương lai kháng chiến của những Lại đi, lại đi trời xanh thêm.” người lính lái xe
  21. d)Ý chí chiến đấu “Không có kính rồi xe không có đèn, Không có mui xe thùng xe có xước” Nghệ thuật : Liệt kê, điệp ngữ => Nhấn mạnh khó khăn, gian khổ và khốc liệt của chiến tranh “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước; Chỉ cần trong xe có một trái tim.” Hình ảnh hoán dụ « trái tim » => Làm nổi bật lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người lính lái xe
  22. Hình ảnh người lính bảo vệ biển đảo Hình ảnh người lính bảo vệ vùng biên giới Tổ quốc
  23. Suy nghĩ của em về ý thức trách nhiệm và tinh thần yêu nước của thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay trước trước hành động Trung Quốc hạ đặt trái phép Giàn khoan Hải Dương 981 và có nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam ?
  24. NHỮNG VIỆC LÀM CỦA HỌC SINH GÓP PHẦN BẢO VỆ TỔ QUỐC ? Là một - Quyết tâm học tập thật giỏi để góp phần xây dựng đất nước giàu học sinh em mạnh. sẽ làm gì để - Có lí tưởng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, chấp hành thực hiện pháp luật, không nghe kẻ xấu xúi giục nghĩa vụ - Sẵn sàng tham gia giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả bảo vệ Tổ những gì mình có thể quốc
  25. III/ Tæng kÕt 1. NghÖ thuËt: - Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, pha chút tinh nghịch - Chi tiết, hình ảnh thơ chân thực, độc đáo - Biện pháp so sánh, điệp ngữ, hoán dụ, liệt kê 2. Néi dung: Hình ảnh người chiến sĩ lái xe hiên ngang dũng cảm, lạc quan, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, chiến đấu vì miền Nam, vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
  26. CỦNG CỐ ? Cảm nhận chung của em về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Mĩ sau khi học xong bài thơ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ? Từ đó hãy liên hệ đến trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công - Đọc thuộc bài thơ, nắm những nội dung phân tích cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay -Vẽ tranh theo đề tài : Vẻ đẹp của người lính Lựa chọn : vẽ về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Mĩ hoặc người lính trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay - Soạn bài : Tổng kết từ vựng ( tiếp theo )