Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài số 10: Đồng chí
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài số 10: Đồng chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_9_bai_so_10_dong_chi.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài số 10: Đồng chí
- 1.Tác giả: - Chính Hữu (Trần Đình Đắc) (1926- 2007), quê huyện Can Lộc Hà Tĩnh. - Ông là chiến sĩ - nhà thơ quân đội trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. - Thơ ông chuyên viết về đề tài người lính và chiến tranh: tình đồng chí, đồng đội, tình yêu quê hương giàu hình ảnh, cảm xúc dồn nén nhưng cô đọng, hàm xúc.
- 2.Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: đầu những năm 1948, thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp hết sức gian khổ. - Văn bản “ Đồng Chí” in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966).
- 3. Bố cục: Gồm 3 phần - Phần 1 : 7 câu thơ đầu -> Cơ sở tạo nên tình đồng chí . - Phần 2 : 10 câu tiếp theo -> Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí . - Phần 3 : Còn lại ->Hình tượng đẹp về người lính.
- Đáp án thảo luận 1. Nghệ thuật. - Ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. - Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mạng ý nghĩa biểu tượng. 2. Nội dung: - Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện tự nhiên , bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
- Ca ngợi vẻ đẹp của người lính cụ Hồ thời chống Pháp
- 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’) -Về nhà học thuộc VB “Đồng chí”. - Nắm nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Tìm những câu thơ, bài thơ hay về người chiến sĩ. - Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận về đoạn cuối bài thơ Đồng chí. - Vẽ bức tranh về anh bộ đội cụ Hồ. - Soạn và chuẩn bị trước bài: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" để giờ sau học.