Bài giảng Ngữ văn 9 - Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

pptx 24 trang minh70 5500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_cach_lam_bai_van_nghi_luan_ve_tac_pham_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

  1. Chào mừng các em đến với bài học hôm nay Giáo viên : Phan Thị Hồng Gấm
  2. CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH )
  3. I. Đề bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. =>chủ đề Đề 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. =>cốt truyện
  4. Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du.=>nhân vật Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. =>chủ đề
  5. Đề 5: Cảm nhận của em về chi tiết chiếc lược ngà trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó, liên hệ với những chi tiết khác trong các truyện ngắn đã học ở lớp 9 để khẳng định”Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. (M.Gorki) => nghệ thuật (chi tiết đặc sắc) Đề 6: Một trong những thành công tạo nên dấu ấn của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm “Làng” là xây dựng nhân vật ông Hai với diễn biến tâm lí chân thực, cảm động qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm .Qua truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. => nghệ thuật (ngôn ngữ) → Bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của tác phẩm
  6. I. Đề bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): → Bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của tác phẩm • Mệnh lệnh: + “Suy nghĩ” là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm. + “Phân tích” là chia nhỏ vấn đề ( cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết ) để sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm.
  7. Đề Vấn đề nghị luận Nghị luận về toàn bộ tác phẩm ( giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật). Nghị luận một giá trị nội dung của truyện ( giá trị nhân đạo). Nghị luận một nhân vật trong truyện. Nghị luận về cốt truyện. Nghị luận một chi tiết nghệ thuật Nghị luận về chủ đề của truyện.
  8. II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) * Đề: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. 1) Tìm hiểu đề và tìm ý 2) Lập dàn bài 3. Viết bài 4. Đọc lại và sửa chữa
  9. Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý a.Tìm hiểu đề - Thể loại: nghị luận về một nhân vật - Phương pháp: xuất phát từ sự cảm, hiểu của bản thân. - Đối tượng: nhân vật ông Hai - Tư liệu: truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân.
  10. b. Tìm ý - Phẩm chất nổi bật: Tình yêu làng hòa quyện gắn bó với lòng yêu nước. + Chi tiết tản cư, nhớ làng. + Theo dõi tin tức kháng chiến. + Khi nghe tin làng theo giặc. + Khi nghe tin cải chính. - Các chi tiết nghệ thuật: + Chọn tình huống tin đồn thất thiệt + Các chi tiết miêu tả nhân vật. + Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại)
  11. 2. Dàn ý a. Mở bài: - Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “ Làng”. - Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về nhân vật ông Hai: tình yêu làng hòa quyện với lòng yêu nước. b. Thân bài: Triển khai tình yêu làng, yêu nước của ông Hai và nghệ thuật xây dựng nhân vật. *Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai: • (1)_Ông Hai rất yêu làng của mình (Khoe làng, nhớ làng, theo dõi tin tức kháng chiến) • (2)_ Ông Hai cũng yêu nước (đau khổ khi làng theo giặc, thù làng, đứng về phía cách mạng) • (3)_ Tình yêu làng lại thống nhất với tình yêu nước • +Tâm trạng khi nghe tin làng theo giặc. • +Vui mừng khi tin đồn được cải chính. * Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện nhân vật. - Các chi tiết miêu tả nhân vật: ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ tự nhiên dân dã giàu tính khẩu ngữ, đặc biệt là tâm lý hay khoe làng của nhân vật ông Hai. - Các hình thức trần thuật phong phú: đối thoại, độc thoại nội tâm. c) Kết bài: Truyện ngắn đặc sắc viết về người nông dân → Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm
  12. 3) Viết bài: MB: có 2 cách + Đi từ khái quát cụ thể +Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết, nhân vật, tác giả, tác phẩm _TB: trình bày các luận điểm (nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm). → Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên KB: Sự thành công của tác giả, bài học đối với cuộc sống chung.
  13. II. Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) 1. Tìm hiểu đề và tìm ý 2. Lập dàn ý 3. Viết bài 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
  14. Đặc điểm 1: • Đặc điểm NV Đặc điểm 2: Tình huống thể hiện nhân vật Nghị luận về nhân vật 1 • NT Ngôn ngữ nhân v ật Miêu tả nhân vật Giá trị nhân đạo * Giá trị ND Giá trị hiện thực Nghị luận về tác phẩm 2 Xây dựng tình huống truyện * Giá trị NT Xây dựng nhân vật Ngôn ngữ của truyện • Cảm thông với số phận của nhân vật. Nghị luận một giá trị của truyện 3 • Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của họ. • Lên án xã hội bất công tàn ác
  15. * Ghi nhớ, trang 68 1. Bài nghị luận về tác phẩm truyện Chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện, giá trị của truyện 2. Dàn ý: a. Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm - Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình b. Thân bài: Triển khai các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật • Nội dung: - LĐ 1: lý lẽ + dẫn chứng - lập luận - LĐ 2: chuyển ý + lý lẽ + dẫn chứng - lập luận - LĐ 3: • Nghệ thuật: - LĐ 1: lý lẽ + dẫn chứng - lập luận - LĐ 2: chuyển ý + lý lẽ + dẫn chứng - LĐ 3 c. Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm. • Cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. • Giữa các câu, các đoạn phải có sự liên kết hợp lý.
  16. II. Luyện tập Bài tập 1: Điểm giống và khác nhau : Đề 1: Suy nghĩ của em về “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Đề 2: Giá trị nhân đạo là giá trị lớn nhất trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nguyễn Dữ. Hãy phân tích để làm rõ. Đề 3: Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nguyễn Dữ. Đề 4: khi phân tích “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: ‘ Chi tiết cái bóng có ý nghĩa quan trọng trong việc mở, thắt nút câu chuyện.” hãy cho biết ý kiến của em về chi tiết đó. Giống nhau: + Đều là nghị luận văn học. + Đối tượng là tác phẩm tự sự Khác nhau: + Đề 1: Nghị luận về toàn bộ tác phẩm. + Đề 2: Nghị luận về một giá trị của tác phẩm. + Đề 3: Nghị luận về nhân vật. + Đề 4: Nghị luận về một chi tiết nghệ thuật.
  17. 2. Viết đoạn mở bài và một phần đoạn thân bài cho đề: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân.
  18. 3. Xác định vấn đề nghị luận (truyện, đoạn trích) trong các đề sau: ĐỀ: Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi? (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một)
  19. ĐỀ: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân khi nghe tin làng mình theo giặc. (Trích Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
  20. ĐỀ: Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích sau: Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên: - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả? Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về. Và: – Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con: - Ba đi rồi ba về với con. - Không! - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
  21. ĐỀ: Trình bày cảm nhận của em về tình cha con trong đoạn trích sau: " Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giấy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. -Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba a a ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xẻ cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng” ba”mà nó có đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng”ba”như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thốt lên và dang hai tay ôm chặt lấy cô ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên." (“Chiếc lược ngà“- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD Việt Nam, trang198)
  22. Nghị luận về một sự việc, Nghị luận hiện tượng, đời sống. xã hội Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, Nghị đạo lý. luận Nghị luận về tác phẩm truyện Nghị luận ( hoặc đoạn trích). văn học Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
  23. Hướng dẫn học bài: Nắm ghi nhớ trang 68 Hướng dẫn bài mới: - Đề bài tập làm văn số 6 ( Bài làm ở nhà) Phân tích những chuyển biến mới trong tư tưởng của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp qua nhân vật ông Hai - truyện ngắn “ Làng” - Kim Lân. -Bài: Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)-khuyến khích học sinh tự làm -Chương trình địa phương: Giới thiệu bài văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương- khuyến khích học sinh tự làm
  24. Chân thành cảm ơn các em học sinh. Chúc các em học tập tốt .