Bài giảng Ngữ văn 9 - Ôn tập tryện kí Việt Nam (Tiết 1)

pptx 29 trang minh70 5180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Ôn tập tryện kí Việt Nam (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_on_tap_tryen_ki_viet_nam_tiet_1.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Ôn tập tryện kí Việt Nam (Tiết 1)

  1. Môn: Ngữ văn 8 Ôn tập tryện kí Việt Nam ( Tiết 1)
  2. ÔN TẬP TRYỆN KÍ VIỆT NAM(TIẾT 1) Thèng kª nh÷ng v¨n b¶n truyÖn kÝ ViÖt Nam ®· häc ë líp 8: 1.Tôi đi học (1941) Thanh Tịnh (1911- 1988) 2.Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu - 1938); Nguyên Hồng (1918 - 1982 ) 3.Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn - 1939); Ngô Tất Tố (1893 - 1954) 4.Lão Hạc (Trích Lão Hạc - 1943); Nam Cao (1915 - 1951)
  3. ÔN TẬP TRYỆN KÍ VIỆT NAM ( TIẾT 1) Văn bản: Tôi Đi học -Thanh Tịnh- ? Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm? ◼ I.Tác giả, tác phẩm: a. Tác giả: Thanh Tịnh(1911-1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở ngoại ô thành phố Huế
  4. ◼ Thanh Tịnh có đóng góp trong nhiều lĩnh vực:Truyện ngắn, truyện dài, thơ, bút kí Song thành công hơn cả là thơ và truyện ngắn ◼ -Đặc điểm Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu trong trẻo
  5. b.Tác phẩm: ◼ Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập truyện ngắn “Quê mẹ”(1941) ? Cho biết bố cục văn bản, nêu nội dung từng phần Bố cục: 3 phần
  6. Bố cục: 3 phần ◼ 1.Từ đầu đến “Trên ngọn núi”→Khởi nguồn nỗi nhớ và cảm nhận của “Tôi” trên đường tới trường ◼ 2.Tiếp đến “Được nghỉ ngơi cả ngày nữa”→Cảm nhận của “Tôi” lúc ở sân trường ◼ 3.Còn lại→Cảm nhận của “Tôi” khi ở trong lớp học
  7. TÌM HIỂU NỘI DUNG 1.cảm nhận của “Tôi” trên đường tới trường: ? Qua đoạn văn đầu trong sgk mà các em đã học hãy nhắc lại cảm nhận của “Tôi” trên đường tới trường *Kỉ niệm:Thời gian:Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh -Không gian:Con đường làng dài và hẹp →Dùng từ láy, hỉnh ảnh so sánh đặc sắc→ Tâm trạng xúc động chân thành h¨m hë vµ h¸o høc khi nhớ về quá khứ
  8. 1.cảm nhận của “Tôi” trên đường tới trường: Với những câu văn nhẹ nhàng, từ ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh, dòng hồi tưởng được gợi lên hết sức tự nhiên với sự liên tưởng giữa hiện tại và quá khứ. Từ tâm trạng náo nức, tưng bừng rộn rã tác giả nhớ lại cảm xúc, những hình ảnh quen thuộc trên đường cùng mẹ tới trường Báo hiệu sự thay đổi trong nhận thức bản thân, cậu tự thấy mình lớn lên, có ý thức trong việc học hành
  9. 2. Cảm nhận của “Tôi” lúc ở sân trường ? Chú ý đoạn văn thứ 2 và cho biết cảm nhận của nhân vật “ Tôi” khi ở trên sân trường Mĩ Lí ◼ *Khung cảnh trên sân trường: Người đông, trang phục trang trọng, vui tươi hớn hở • Ngôi trường : đẹp và oai nghiêm hơn trước
  10. 2. Cảm nhận của “Tôi” lúc ở sân trường ◼ * Hình ảnh của học trò mới :bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ,ngập ngừng e sợ. ◼ →Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tới trường. ◼ * Hình ảnh ông đốc: tươi cười nhẫn nại →Ông là người thầy nhân hậu từ tốn bao dung, yêu thương con trẻ hết lòng ◼ →Quí trọng, biết ơn thầy-Người đưa tri thức đến cho thế hệ trẻ
  11. 2. Cảm nhận của “Tôi” lúc ở sân trường => “Tôi” đã cảm nhận sâu sắc về sự lớn lao, thiêng liêng của ngôi trường làng Mĩ Lí, trân trọng; sự ngưỡng mộ ân cần, bao dung của ông Đốc. Đồng thời cũng nhận thức về sự tự lập của bản thân trong việc đến trường học tập
  12. 3.Tâm trạng của “Tôi” trong lớp học Thầy giáo trẻ: Tươi cười đón chúng tôi - Mùi hương lạ xông lên - Hình treo trên tường:Thấy lạ lạ, hay hay - Nhìn bàn ghế, chỗ ngồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình - Mấy người bạn tí hon ngồi bên tôi lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật - Nhìn theo cánh chim một kỉ niệm cũ sống lại - Chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc:Bài viết tập: Tôi đi học
  13. =>Những suy nghĩ, tình cảm trong sáng của cậu bé cho thấy cậu là người có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu bạn bè trường lớp, trân trọng việc học hành
  14. TỔNG KẾT: ? Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản 1.Nghệ thuật: - Văn bản có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự - trữ tình - miêu tả - Bố cục chặt chẽ, tự nhiên theo dòng hồi tưởng, theo trình tự đan xen giữa hiện tại và quá khứ - Ngôn ngữ miêu tả tinh tế, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu và đậm chất thơ
  15. 2. Nội dung: Văn bản kể về một trang đời gần gũi mà thiêng liêng, đó là kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên với tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm xúc mới mẻ, những ấn tượng không quên về trường lớp, thầy cô và bạn bè 3. Ghi nhớ: SGK
  16. Văn bản: Trong lòng mẹ Trích “Những ngày thơ ấu”-Nguyên Hồng
  17. Văn bản: Trong lòng mẹ I.Tìm hiểu tác giả, tác phẩm: -Nguyên Hồng (1918-1928) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định -Trước cách mạng ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo - Nguyên Hồng hướng ngòi bút đến những người lao động nghèo đặc biệt là phụ nữ và trẻ em
  18. Văn bản: Trong lòng mẹ -TÁC PHẨM: “Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí về tuổi thơ cay đắng của tác giả.Tác phẩm gồm 9 chương , đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940.Đoạn trích “ Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm
  19. Văn bản: Trong lòng mẹ II.Phân tích: ? Cho biết bố cục văn bản. - 2 phần: Phần 1: Từ đầu đến “Người ta hỏi đến chứ” =>Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng Phần 2: Còn lại =>Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ
  20. Văn bản: Trong lòng mẹ . Phân tích 1.Cuộc trò chuyện giữa Hồng với bà cô a Hoàn cảnh sống của bé Hồng: -> nghèo, bất hạnh -> đáng thương tội nghiệp b. *Suy nghĩ của bé Hồng về bà cô =>Giả dối, mỉa mai, cay độc .*Thái độ của bé Hồng khi nghe câu chuyện của bà cô về mẹ - =>Tâm trạng đau đớn tủi cực
  21. *.Cảm nhận của bé Hồng về câu chuyện của bà cô =>Hiểu rõ bản chất của người cô, đó là con người có tính cách hẹp hòi, tâm địa cay độc tàn nhẫn.=> Là nhân vật thể hiện những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn đối với người phụ nữ trong xã hội cũ
  22. Nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn là gì? kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: So sánh, cùng các động từ mạnhnằm trong cùng một trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức căm giận của nhân vật về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người phụ nữ là người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương
  23. 2. TÌNH CẢM CỦA BÉ HỒNG ĐỐI VỚI MẸ VÀ KHI Ở TRONG LÒNG MẸ a Tình cảm của bé Hồng với mẹ ->Tình yêu thương và sự kiên định trong suy nghĩ về mẹ - >Sự trưởng thành trong suy nghĩ ->Tình yêu thương và lòng căm phẫn =>mong muốn hành động được đấu tranh bảo vệ cho mẹ
  24. * Khi gặp mẹ: =>Tiếng gọi tha thiết khát khao tình mẹ =>Đây là một giả thiết mà cậu bé tự đặt ra – giả định là một hình ảnh so sánh độc đáo => hi vọng tột cùng- thất vọng- tuyệt vọng tột cùng => Tình yêu thương, nỗi xúc động bàng hoàng, niềm sung sướng và cả sự tủi thân nghẹn ngào vỡ òa trong tiếng khóc nức nở
  25. Trong lòng mẹ: -Được nhìn thấy mẹ - Được ngồi trong lòng mẹ - Cảm nhận về tình mẹ => Cảm nhận niềm hạnh phúc, thiêng liêng của tình mẫu tử
  26. Bằng lời văn chân thực giàu cảm xúc, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là chú bé số phận cay đắng đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình. Đoạn trích là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
  27. III.Tổng kết: 1.Nghệ thuật: Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm 2. Nội dung: Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng
  28. LUYỆN TẬP: Em hãy tìm ra điểm khác biệt trong các thể hiện dòng cảm xúc hoài niệm giữa văn bản Trong lòng mẹ và Tôi đi học ? Tôi đi học Trong lòng mẹ Văn bản có sự kết hợp Văn bản thể hiện phong hài hoà giữa tự sự, trữ cách viết văn của Nguyên tình, miêu tả Hồng trong thể loại hồi kí, Bố cục chặt chẽ, tự nhiên thấm đượm chất trữ tình, theo dòng hồi tưởng, lời văn tự truyện chân theo trình tự đan xen thành, giàu sức truyền cảm giữa hiện tại và quá khứ thể hiện những suy nghĩ nội Ngôn ngữ diễn tả tinh tế, tâm và dòng cảm xúc của giàu nhạc điệu và giàu nhân vật:” tôi” mỗi khi chất thơ nghĩ đến mẹ của mình
  29. DẶN DÒ - Nắm vững nội dung 2 văn bản vừa ôn tập - Xem lại bài học của 2 văn bản : “tức nước vỡ bờ” và “ Lão Hạc” để hôm sau chúng ta ôn tập tiếp - Bài tập về nhà: 1. viết đoạn văn ngắn từ 7- 10 câu nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu đến trường? - 2. Nêu cảm nghĩ của em về tình mẫu tử trong văn bản “Trong lòng mẹ”