Bài giảng Ngữ văn 9 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

ppt 16 trang minh70 5430
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_doi_thoai_doc_thoai_va_doc_thoai_noi_tam.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

  1. Tiết 65:
  2. I. TÌM HIỂU YẾU TỐ ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ: Ví dụ: Đoạn trích “Làng” SGK / trang 176, 177
  3. Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy ! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà,nắng gớm,về nào Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú : - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này . ( Kim Lân, Làng )
  4. Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh - Có hai lượt lời thần lắm cơ mà? - Có dấu gạch đầu Đối thoại - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn dòng trước lời ra thế đấy! trao và lời đáp - Ông Hai nói với - Hà, nắng gớm, về chính mình. nào - Có dấu gạch đầu Độc thoại - Chúng bay ăn miếng cơm dòng trước lời hay miếng gì vào mồm mà nói đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
  5. Vậy giữa đối thoại và độc thoại giống và khác nhau như thế nào? - Giống nhau: Đều có dấu gạch đầu dòng - Khác nhau: Đối thoại Độc thoại Là hình thức đối đáp, Là lời của một người trò chuyện giữa hai nào đó nói với chính hoặc nhiều người. mình.
  6. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu - Ông Hai hỏi chính mình - Không nói thành tiếng - Không có gạch đầu dòng Độc thoại nội tâm
  7. Phân biệt độc thoại và độc thoại nội tâm? TT ĐỘC THOẠI ĐỘC THOẠI NỘI TÂM Giống - Lời của một người nào đó nói với chính nhau mình. Khác nhau - Nói thành lời . - Không nói thành lời. - Phía trước câu nói - Phía trước câu nói có gạch đầu dòng. không có gạch đầu dòng.
  8. - Tạo cho câu chuyện có Có người hỏi: không khí như cuộc sống - Sao bảo làng Chợ Dầu thật. tinh thần lắm cơ mà? - Tạo tình huống để đi sâu - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn vào nội tâm nhân vật. ra thế đấy! - Thái độ căm giận đối với làng Chợ Dầu. - Hà, nắng gớm, về nào - Chúng bay ăn miếng cơm Thể hiện tâm trạng dằn hay miếng gì vào mồm mà đi vặt, đau đớn của ông Hai làm cái giống Việt gian bán khi nghe tin làng theo nước để nhục nhã thế này. giặc. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
  9. I. TÌM HIỂU YẾU TỐ ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ: Ví dụ: Đoạn trích “Làng” SGK / trang 176, 177 Ghi nhớ SGK / trang 178
  10. II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích sau đây : Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày. - Này, thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì. - Thầy nó ngủ rồi à? - Gì? Ông lão khẽ nhúc nhích. - Tôi thấy người ta đồn Ông lão gắt lên : - Biết rồi! Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt. ( Kim Lân, Làng)
  11. - Lời bà Hai - Lời ông Hai - Này thầy nó ạ. - - Thầy nó ngủ rồi à ? - Gì ? - Tôi thấy người ta đồn - Biết rồi. ! Tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất → vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.
  12. Bài tập 2: Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm .
  13. Đoạn văn: - Đọc gì mà say sưa thế Nhi ơi? Tiếng cái Ngọc làm tôi giật mình, đút vội cuốn nhật kí của Lan vào hộc bàn: - À, mình xem lại bài toán ban nãy. Thoát khỏi sự tò mò của Ngọc, tôi cứ nghĩ mãi về những dòng nhật kí của cái Lan. Vậy là, tôi và những người bạn trong lớp đã không hiểu gì hết về Lan, về cuộc sống cam go mà Lan đang phải đối diện từng ngày. Vậy mà, đã có lúc, chúng tôi cô lập Lan vì cho Lan là lập dị. Chúng tôi đâu biết rằng, Lan mặc cảm vì sự thua kém về nhiều thứ của mình so với các bạn trong lớp. Tôi thấy mình mới ích kỉ làm sao. Hơn lúc nào hết, tôi muốn gặp Lan để nói với bạn ấy rằng: “Lan ơi, mình thành thật xin lỗi bạn!”
  14. NGÔN NGỮ NHÂN VẬT ĐỐI THOẠI ĐỘC THOẠI ĐỘC THOẠI NỘI TÂM Nhiều người đối Nói chính mình (hoặc Nói chính mình đáp, trò chuyện (hoặc với ai đó với ai đó trong tưởng với nhau -> trước trong tưởng lời có gạch ngang tượng) -> trước lời có tượng) ->không đầu dòng thành lời gạch ngang đầu dòng Khắc họa nhân vật; câu chuyện diễn ra tự nhiên.
  15. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Liên hệ thực tế sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm và rút ra bài học sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm một cách hiệu quả. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: Bài: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Chuẩn bị dàn ý cho ba đề bài SGK / trang 179