Bài giảng Ngữ văn 9 - Mùa xuân nho nhỏ (tác giả: Thanh hải)

ppt 15 trang minh70 6270
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Mùa xuân nho nhỏ (tác giả: Thanh hải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_mua_xuan_nho_nho_tac_gia_thanh_hai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Mùa xuân nho nhỏ (tác giả: Thanh hải)

  1. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( THANH HẢI ) I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Thanh Hải (1930-1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên- Huế. - Là nhà thơ cách mạng, tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ - Phong cách thơ: tự nhiên, tha thiết, trong sáng, lắng sâu. 2. Tác phẩm: - Bài « Mùa xuân nho nhỏ » được viết tháng 11/1980, không lâu sau đó nhà thơ qua đời.
  2. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( THANH HẢI ) II. Đọc- hiểu văn bản 1. Đọc- chú thích 2. Thể thơ :Thơ 5 chữ 3. Bố cục : *Gồm 4 phần: -Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời -Khổ 2+3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước, con người -Khổ 4+5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ -Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế
  3. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( THANH HẢI ) II. Đọc- hiểu văn bản 4. Phân tích a. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời. *Bức tranh xuân: - Hình ảnh: dòng sông, bông hoa, con chim, bầu trời, giọt long lanh. Bình dị, gợi cảm, vẽ ra không gian cao rộng, khoángđạt - Màu sắc: xanh, tím biếc Hai gam màu kết hợp hài hòa, tươi sáng - Âm thanh:Tiếng chim chiền chiện Tín hiệu buổi sớm mùa xuân bầu trời cao rộng, ấm áp, rộn rã, tươi vui
  4. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( THANH HẢI ) II. Đọc- hiểu văn bản 4. Phân tích a. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời. *Nghệ thuật: - Đảo ngữ: Đảo động từ ‘mọc’ lên đầu câu để nhấn mạnh sức sống trỗi dậy của bông hoa mùa xuân, vẻ đẹp kì diệu, căng tràn nhựa sống của vạn vật khi xuân về. Bức tranh mùa xuân có sự hài hòa tuyệt diệu của hình ảnh, màu sắc, âm thanh, ứ tràn nhựa sống và mang đậm sắc màu xứ Huế.
  5. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( THANH HẢI ) II. Đọc- hiểu văn bản 4. Phân tích a. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời. - Hình ảnh độc đáo ‘Giọt long lanh’  có thể hiểu là giọt sương, giọt mưa xuân, giọt nắng mai Nhưng đặt trong mối quan hệ với những câu trước ta có thể hiểu đây là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện  Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( Thính giác thị giác, xúc giác) *Cảm xúc của tác giả: - Trìu mến, thiết tha, say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân. Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp, tâm hồn nhạy cảm tinh tế, tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống tha thiết, nồng nàn
  6. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( THANH HẢI ) II. Đọc- hiểu văn bản 4. Phân tích a.Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời. b. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước, con người. * Mùa xuân của con người Cành lá ngụy trang Nghĩa Người cầm súng thực Mầm mạ xanh non - Điệp  bảo vệ Tổ quốc từ « Lộc Sinh sôi,nảy nở Mùa xuân» Người ra đồng Ẩn  Xây dựng đất nước dụ May mắn, hạnh phúc, • Biểu trưng cho hai nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước tốt lành - Từ láy ‘ hối hả’ Diễn tả nhịp sống khẩn trương, tất bật của con người Việt Nam trong giai đoạn mới. ‘xôn xao’ Bộc lộ tâm trạng náo nức, rộn ràng
  7. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( THANH HẢI ) II. Đọc- hiểu văn bản 4. Phân tích a. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời. b. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước, con người. - Cụm từ ‘ đất nước bốn ngàn năm’ thật giản dị nhưng đã khái quát được cả chiều dài lịch sử suốt bốn nghìn năm của dân tộc. Trong chiều dài bốn nghìn năm ấy chúng ta đã xây dựng được truyền thống dựng nước, giữ nước, xây dựng được một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. - Các từ ‘ vất vả, gian lao’ gợi lên biết bao mồ hôi, nước mắt và xương máu của các thế hệ đi trước để tạo dựng được đất nước như hôm nay.
  8. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( THANH HẢI ) II. Đọc- hiểu văn bản 4. Phân tích b. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước, con người. * Mùa xuân của con người * Mùa xuân của đất nước -Điệp từ ‘đất nước’ Quá khứ vất vả gian lao Hiện tại như vì sao Tương lai - Nghệ thuật: nhân hóa, so sánh “Đất nước như vì sao Niềm tự hào, Cứ đi lên phía trước tin yêu của tác giả
  9. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( THANH HẢI ) II. Đọc- hiểu văn bản 4. Phân tích a. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời. b. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước, con người. - Hình ảnh so sánh đẹp, gợi cảm : đất nước như vì sao  Cũng giống như vì sao càng trong đêm tối càng lung linh tỏa sáng; đất nước ta càng trong khó khăn, thử thách càng ngời sáng những phẩm chất tốt đẹp, những tinh hoa của dân tộc Trong khổ thơ này bằng nghệ thuật điệp ngữ ,so sánh, nhân hóa, những từ ngữ giàu sức biểu cảm nhà thơ đã khái quát cả quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc từ đó thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng, tự hào về đất nước, con người Việt Nam.
  10. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( THANH HẢI ) II. Đọc- hiểu văn bản 4. Phân tích a.Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời. b. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước, con người. c. Suy ngẫm và ước nguyện của nhà thơ tôi ( khổ 1) chủ thể trữ tình - Đổi đại từ xưng hô ta( khổ 4) vừa chỉ số ít vừa chỉ số nhiều Đánh dấu sự biến đổi của cảm xúc, bộc lộ quyết tâm hòa nhập của tác giả. - Điệp từ ‘ ta làm’ lời thơ mạnh mẽ dứt khoát, nhấn mạnh quá trình hóa thân, hòa nhập
  11. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( THANH HẢI ) II. Đọc- hiểu văn bản 4. Phân tích a.Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời. b. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước, con người. c. Suy ngẫm và ước nguyện của nhà thơ - Cấu tứ lặp lại tạo ra sự đối ứng chặt chẽ: con chim,cành hoa không ồn ào, cao giọng Nốt trầm bé nhỏ, nhẹ nhàng góp sức nhỏ của mình vào bản hòa ca chung - Từ láy “xao xuyến”+ phép ẩn dụ thể hiện sự khiêm tốn, nhận thấy đóng góp của mình cho đất nước là nhỏ bé thôi nhưng phải rất chân thành. Mỗi người hãy mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng –cái phần tinh túy nhất của mình. Dâng hiến, hòa nhập nhưng vẫn phải giữ được bản sắc riêng.
  12. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( THANH HẢI ) II. Đọc- hiểu văn bản 4. Phân tích a.Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời. b. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước, con người. c. Suy ngẫm và ước nguyện của nhà thơ độc đáo, thú vị - Hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ” sáng tạo riêng của Thanh Hải Mùa xuân là khái niệm chỉ thời gian lại được tác giả đặt bên cạnh từ láy nho nhỏ khiến mùa xuân trở lên có hình khối, cụ thể, rõ ràng. Mỗi người là một mùa xuân nhỏ thì cả dân tộc sẽ là mùa xuân lớn. Nếu không có những mùa xuân nho nhỏ của mỗi người thì làm sao có mùa xuân lớn của dân tộc? - Đảo ngữ “ lặng lẽ” Đóng góp âm thầm không cần phô trương, cứ khiêm nhường mà cống hiến
  13. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( THANH HẢI ) II. Đọc- hiểu văn bản 4. Phân tích a.Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời. b. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước, con người. c. Suy ngẫm và ước nguyện của nhà thơ tuổi hai mươi- khi còn trẻ - Hoán dụ khi tóc bạc- khi đã già yếu thậm chí đang gần kề cái chết - Điệp ngữ “ dù là” nhịp thơ thêm nhanh, mạnh mẽ khẳng định ước nguyện cống hiến là suốt cả cuộc đời bất chấp thời gian, tuổi tác, bất chấp cả bệnh tật.
  14. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( THANH HẢI ) II. Đọc- hiểu văn bản 4. Phân tích a.Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời. b. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước, con người. c. Suy ngẫm và ước nguyện của nhà thơ d. Lời ngợi ca quê hương đất nước - Mùa xuân : đánh thức xúc cảm khiến nhà thơ say sưa cất lên lời hát - Khúc hát dân ca quê hương quen thuộc , sâu lắng , du dương, lan tỏa  Qua khúc hát đã bộ lộ niềm tự hào, tin yêu vào cuộc đời vào đất nước với những giá trị truyền thống vững bền của dân tộc.
  15. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( THANH HẢI ) II. Đọc- hiểu văn bản III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Thể thơ 5 chữ - Có nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm - Nhạc điệu trong sáng tha thiết gần gũi với dân ca - Các biện pháp so sánh ẩn dụ sáng tạo 2. Nội dung - Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với cuộc đời ; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ đượcc cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.