Bài giảng Ngữ văn 9 - Nghĩa tường minh và hàm ý nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

pptx 31 trang minh70 5170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Nghĩa tường minh và hàm ý nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_nghia_tuong_minh_va_ham_y_nghia_tuong_mi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Nghĩa tường minh và hàm ý nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

  1. TRƯỜNG THCS MỸ KHÁNH
  2. Tình huống thứ nhất: Tình huống thứ hai: Sắp đến giờ vào lớp, Nam đi học muộn, đến cô giáo hỏi bạn An: sân trường gặp cô giáo chủ nhiệm, cô hỏi: - Mấy giờ rồi An?  Cô giáo muốn hỏi - Mấy giờ rồi Nam? giờ bạn An.  Cô giáo nhắc nhở việc Nam đi học muộn. ➔ Tường minh. ➔ Hàm ý.
  3. TÌNH HUỐNG 3 Khò khò Ông tướng ơi! Đến ga Sài Gòn rồi!
  4. Tiết 124: Tiếng Việt NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (Tiếp theo)
  5. I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý 1. Ví dụ: - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cài làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già (Trích: “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long)
  6. 2. Nhận xét: - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! → Thể hiện thái độ tiếc nuối. (Không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ). → Nghĩa hàm ý
  7. - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. (Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
  8. 2. Nhận xét: - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! → Thể hiện thái độ tiếc nuối. (Không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu). → Nghĩa hàm ý. - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! → Cô gái quên chiếc khăn mùi soa. (Được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu). → Nghĩa tường minh.
  9. Ghi nhớ SGK/75
  10. - Cành cây cao - Ôi, quả ổi trông quá không với ngon chưa kìa! được! Nghĩa tường minh C1: Quả ổi trông ngon. C1: Cành cây cao quá. C2: Muốn hái ổi ăn. C2: Không thể hái quả ổi ăn được. Hàm ý  Hàm ý: Không thể hái quả ổi trên cành cây xuống được.
  11. - Trời nóng quá! - Mất điện rồi.  Hàm ý: Không bật quạt được.
  12. - Minh ơi, lấy áo quần vào nhanh - Con đang học lên con! bài mẹ ạ!  Hàm ý: Người con không muốn lấy áo quần giúp mẹ.
  13. Tình huống 1: Bạn đến gọi em đi chơi nhưng em không đi được.  - Mình đang làm bài tập. - Mình phải làm việc nhà giúp mẹ.
  14. Tình huống 2: Một bạn nhờ em ngày mai chở đi học nhưng em muốn từ chối mà không làm mất lòng bạn.  - Mai mình phải chở em đi học . - Ngày mai anh mình mượn xe rồi.
  15. Lưu ý: - Hàm ý phụ thuộc vào tình huống giao tiếp. - Hàm ý thường được sử dụng trong các văn bản nghệ thuật. - Hàm ý còn xuất hiện qua cử chỉ, hành động.
  16. II. Điều kiện sử dụng hàm ý 1. Ví dụ:
  17. Chị Dậu vừa nói vừa mếu: - Thôi u không ăn, để phần con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u. Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa: - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc: - U bán con thật đấy ư ? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
  18. - Con chỉ được ăn ở nhà - Cái Tý nghe nói giãy bữa này nữa thôi. nảy, nó liệng của khoai => Sau bữa ăn này con vào rổ và nói trong tiếng không còn được ở nhà khóc : nữa. Mẹ đã bán con. - “U bán con thật đấy ư”? - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. - Hàm ý trong câu thứ hai => Mẹ đãb án con cho cụ rõ hơn: Nghị ở thôn Đoài. - Chị Dậu phải nói rõ hơn vì cái Tí không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất.
  19. II. Điều kiện sử dụng hàm ý 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. → Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà nữa. Mẹ đã bán con. - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. → Mẹ đãb án con cho cụ Nghị ở thôn Đoài.
  20. * Điều kiện sử dụng hàm ý - Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. - Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. * Lưu ý: Trường hợp người nghe có theo dõi lời người nói nhưng không nhận biết hàm ý thì người nói phải điều chỉnh lời nói của mình phù hợp trình độ của người tiếp nhận. * Ghi nhớ SGK/91
  21. III. Luyện tập Bài 1: SGK/75
  22. - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cài làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.” - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.” (Trích: “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long)
  23. III. Luyện tập Bài 1: SGK/75 a. - Câu: “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy”. - Từ: “Tặc lưỡi”. b. - Mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn, quay vội đi.  Cô gái rất bối rối ngượng ngùng. (Cô định kín đáo để lại chiếc khăn tay làm kỉ niệm cho anh thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, nên gọi cô để trả lại).
  24. Bài tập 2: SGK/ 75 Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái: - Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
  25. Bài tập 2: SGK/ 75 - Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. → Hàm ý: ông họa sĩ chưa kịp uống nước trà sáng nay trước khi đi.
  26. Bài tập 1: SGK/ 91 a. - Anh nói nữa đi. - Ông giục. - Báo cáo hết ! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.” (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
  27. Người Người Hàm ý Chi tiết nói nghe “Ông theo liền a. Anh Mời cô và bác Ông họa sĩ anh thanh niên thanh vào nhà uống và cô gái vào trong nhà” và niên nước “ngồi xuống ghế” Thật càng giàu b. Chị Chúng tôi Anh có càng Hai không thể cho Tấn không lại càng Dương được giàu có c. Cách chào mỉa Hồn lac phách xiêu mai, giễu cợt Thúy Hoạn Thư Khấu đầu dưới Kiều Đe dọa sẽ trướng liệu điều kêu trừng trị ca
  28. Bài tập 2: SGK/ 92
  29. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên: - Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái ! – Nó cũng lại nói trổng. Tôi lên tiếng mở đường cho nó: - Cháu phải gọi “Ba chắt nước dùm con”, phải nói như vậy. Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên: - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ ! - Anh Sáu vẫn ngồi im [ ]. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
  30. Bài tập 2: SGK/ 92 - Hàm ý: Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão. - Em bé dùng hàm ý vì trước đó em đã nói thẳng rồi nhưng không có hiệu quả nên bực mình. Hơn nữa lần nói thứ hai này có thêm yếu tố thời gian bức bách (để lâu cơm sẽ nhão). - Việc sử dụng hàm ý không thành công. Vì “Anh Sáu vẫn ngồi im” → Tức là anh tỏ ra không cộng tác.
  31. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn thành các bài tập còn lại. - Lấy các ví dụ minh họa một số tình huống sử dụng nghĩa tường minh – hàm ý - Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt lớp 9.