Bài giảng Ngữ văn 9 - Ôn tập: Hoạt động giao tiếp

pptx 12 trang minh70 2620
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Ôn tập: Hoạt động giao tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_on_tap_hoat_dong_giao_tiep.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Ôn tập: Hoạt động giao tiếp

  1. ÔN TẬP: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP GV: Phùng Thị Bích Nga Trường : THCS Hát Môn
  2. ÔN TẬP: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP I. Hệ thống hóa kiến thức lí thuyết về hoạt động giao tiếp. 1. Hội thoại - Là hình thức trao đổi đối đáp giữa ít nhất hai người trở lên. - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. - Trong hội thoại ai cũng được nói
  3. ÔN TẬP: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP 2. Hành động nói a. Hành động nói và các kiểu hành động nói - Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. - Các kiểu hành động nói thường gặp: Hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc. b. Cách thực hiện hành động nói - Cách trực tiếp: dùng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, theo đúng mục đích nói đích thực của chúng. - Cách gián tiếp: Dùng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói không đúng mục đích nói đích thực của chúng.
  4. ÔN TẬP: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP 3. Các phương châm hội thoại Các phương châm hội thoại Nội dung Các phương Phương châm về - Khi giao tiếp cần nới có nội dung châm chi phối lượng - Không thiếu, không thừa nội dung hội Phương châm về chất Khi giao tiếp người nói phải nói những điều thoại mình tin là đúng, không nói những điều mà mình không tin, không đủ bằng chứng xác thực. Phương châm về quan Khi giao tiếp người nói phải nói những điều hệ liên quan đến đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề Phương châm cách Khi giao tiếp người nói phải nói ngắn gọn, rõ thức ràng, rành mạch, tránh nói mơ hồ về nghĩa Phương châm Phương châm lịch sự Khi giao tiếp, người nói phải nói tế nhị thể chi phối quan hiện sự tôn trọng người khác hệ giữa các cá nhân
  5. ÔN TẬP: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP 4. Nghĩa tường minh và hàm ý - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trược tiếp bằng các từ ngữ có trong câu VD: Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. (Viễn Phương) - Hàm ý: Là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. VD: Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình Bao giờ rau diếp làm đình Gỗ lim ăn gỏi thì mình lấy ta. (Ca dao)
  6. Bài tập Bài tập 1: Tìm và phân tích ngắn gọn ý nghĩa của những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại trong các đoạn văn, thơ sau: a. Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” (T/g: Bằng Việt) b. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói chổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im!, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! ( T/g: Nguyễn Quang Sáng)
  7. Gợi ý: a. Lời của bà không tuân thủ phương châm về chất b. Lời của bé thu không tuân thủ phương châm lịch sự
  8. Bài 2: Câu in đạm trong văn bản sau có tuân thủ phương châm về lượng hay không? Tại sao? Dấu đầu hở đuôi Một ông nọ sai người hầu đi mua thịt chó nhưng dặn không được nói cho ai biết Người hầu xăm xăm đi mua. Gần về đến nhà thì gặp khách. Khách thấy anh ta cầm cái gói thì mới hỏi: Chú cầm gói gì trong tay đấy? Người hầu nhớ lời chủ dặn, không dam nói thật, nhưng lại giơ cao cái gói và đố: - Ông đoán đi Ông mà đoán đúng thì tôi xin biếu ông cả gói thịt chó này!
  9. Gợi ý: - Anh người hầu không tuân thủ phương châm về lượng: Thừa thông tin
  10. Bài 3: Trình bày ngắn gọn hàm ý của câu văn: “ Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi Toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương ” (Nam Cao)
  11. Gợi ý: - Tác giả muốn bày tỏ quan điểm về cách nhìn người, thái độ đối với người xung quanh - Không nên nhìn bề ngoài để đánh giá => Vì vậy, nhìn nhận, đánh giá một con người cần nhìn từ tấm lòng nhân ái, bao dung của mình để thấy được những điều tốt đẹp ở những người khác.
  12. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ