Bài giảng Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

pptx 6 trang minh70 4940
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Liên kết câu và liên kết đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_tap_lam_van_lien_ket_cau_va_lien_ket_doa.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI LỚP HỌC
  2. TẬP LÀM VĂN LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN I. BÀI HỌC 1. Thế nào là liên kết trong văn bản? • Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Có lẽ trên đời không có món ăn nào dễ nấu như mì gói. Dễ đến mức so với nó, tráng một quả trứng bỗng hóa thành phức tạp ngang với việc phóng phi thuyền lên mặt trăng. Vậy mà con Tí sún chưa bao giờ nấu được một tô mì ra hồn trong suốt cuộc đời mình, nếu như cuộc đời nó chỉ tính đến tuổi lên tám.” (Nguyễn Nhật Ánh, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ) a. Đoạn văn nói về nội dung gì? b. Giữa các câu trong đoạn có những từ ngữ nào liên quan đến nhau?
  3. “ Có lẽ trên đời không có món ăn nào dễ nấu như mì gói. Dễ đến mức so với nó, tráng một quả trứng bỗng hóa thành phức tạp ngang với việc phóng phi thuyền lên mặt trăng. Vậy mà con Tí sún chưa bao giờ nấu được một tô mì ra hồn trong suốt cuộc đời mình, nếu như cuộc đời nó chỉ tính đến tuổi lên tám.” (Nguyễn Nhật Ánh, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ) Nội dung Hình thức Nhận xét về “tài” nấu mì gói Giữa các câu có các từ liên quan: của Tí sún mì gói, nó, Tí sún, nấu tô mì, Liên kết câu văn, đoạn văn là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, đoạn với đoạn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết ( sự LK nội dung và hình thức)
  4. 2. Yêu cầu về liên kết nội dung và liên kết hình thức a. LK nội dung là khi : - Các câu trong đoạn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn; các đoạn trong bài phải phục vụ chủ đề chung của cả bài. - Các câu văn, đoạn văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí. VD: “ Vợ chồng Quách Cự thương mẹ già, hễ kiếm được miếng ngon đều để phần cho mẹ(1). Bà lại xót cháu, chờ vợ chồng Quách cự đi khuất là gọi cháu vào nhường cho, đến bữa bà cũng ăn qua quýt, nhịn miệng cho cháu(2). Thế là bà cụ bữa nào cũng nhịn đói(3)." (Nhị thập tứ hiếu) Cả 3 câu trong đoạn đều tập trung vào chủ đề: Sự hiếu thảo, tình yêu thương trong gia đình Quách Cự Các câu trong đoạn sắp xếp theo thứ tự hợp lí : - C1 nói về tình cảm của vợ chồng QC dành cho mẹ; C2 nói về tình cảm của người bà dành cho cháu; C3 nói về kết quả của sự việc
  5. b. LK hình thức là khi: vận dụng linh hoạt, hợp lý các phương tiện liên kết (biện pháp LK) như phép nối, phép lặp, phép thế, phép đồng nghĩa- trái nghĩa-liên tưởng. VD: * Phép nối: " An là chân sút chính của đội nhà(c1). Nhưng cả tháng nay anh ấy không tham dự trận nào(c2). " => phép nối: C2 - C1 (từ Nhưng ) * Phép lặp: " Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình, một cảm giác riêng(c1). Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất, (c2). Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo (c3). Có chiếc lá lại nhẹ nhàng (c4)". (Khái Hưng) => phép lặp: C2 - C3-C4 ( lặp từ Có chiếc lá ) * Phép thế: "Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn(c1).Nó ngơ ngác, lạ lùng(c2). => phép thế: C2 - C1 (từ Nó => con bé ) * Phép đồng nghĩa/trái nghĩa: "Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành(c1). Muốn ác phải là kẻ mạnh(c2). (Nam Cao) =>phép trái nghĩa: C1 - C2 (từ yếu đuối -mạnh; hiền lành - ác) * Phép liên tưởng : " Mây đen đang ùn ùn kéo tới(c1). Gió mỗi lúc một mạnh(c2). Hơi nước làm dịu hẳn không khí(c3). Trời sắp mưa(c4). =>phép liên tưởng: C1-C2-C3-C4 ( các từ cùng trường từ vựng: mây đen, gió, hơi nước, mưa )
  6. II. LUYỆN TẬP Học sinh hoàn thành các bài tập sau: bài 1,2/SGK/44; bài 1,2/SGK/49,50 Tạm biệt các em ! Hẹn gặp lại các em ở bài sau !