Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 114: Văn bản: Viếng Lăng Bác

pptx 24 trang minh70 5870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 114: Văn bản: Viếng Lăng Bác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_tiet_114_van_ban_vieng_lang_bac.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 114: Văn bản: Viếng Lăng Bác

  1. Tiết 114: Văn bản VIẾNG LĂNG BÁC (ViÔn Phương)
  2. I. ĐỌC – CHÚ THÍCH 1. Đọc. 2. Chú thích. a. Tác giả: Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Viễn Phương?
  3. * Kiến thức cơ bản về tác giả Viễn Phương - Viễn Phương: tên thật là Phan Thanh Viễn - sinh năm 1928. - Quê: Tỉnh An Giang. - Ông tham gia cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mĩ. - - pc thơ: nhỏ nhẹ, giàu tính cảm
  4. Trình bày những hiểu biết của em về: hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, phương thức biểu đạt chính, bố cục của bài thơ?
  5. Kiến thức cơ bản về tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào năm 1976 khi Viễn Phương ra thăm miền Bắc, là lúc lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành. Trong niềm xúc động lớn, ông đã viết bài thơ “Viếng lăng Bác”. - Thể thơ: Thơ tám chữ - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm - Bố cục: + Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi vừa đến lăng Bác. + Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi xếp hàng vào lăng. + Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng. + Khổ 4: Cảm xúc của nhà thơ khi rời xa lăng.
  6. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Cảm xúc của nhà thơ khi vừa đến thăm lăng Bác. “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.” Tại sao ở nhan đề bài thơ tác giả dùng từ “viếng” nhưng ở câu thơ mở đầu văn bản tác giả lại dùng từ “thăm”?
  7. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Cảm xúc của nhà thơ khi vừa đến thăm lăng Bác. “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.” - Viếng là đến chia buồn với thân nhân người đã mất. - Thăm là đến gặp gỡ, hỏi han trò truyện với người còn sống. - Nhan đề dùng từ viếng theo đúng nghĩa đen khẳng định một sự thật: Bác đã đi xa. - “thăm” nói giảm, nói tránh-> Bác như vẫn còn đang sống trong lòng mọi người đặc biệt là trong lòng nhân dân miền Nam. - “Con” – xưng hô tiếng địa phương -> vừa gần gũi, ấm áp kính trọng thiêng liêng. - - “Miền Nam” – gợi tc sâu nặng đồng bào miền Nam - *Câu 2,3,4: Hình ảnh Hàng tre - - Nghĩa thực: cây tre bên lăng, bao bọc không gian. Tạo hình ảnh quen thuộc - - Tượng trưng: sức sống bền bỉ kiên cường của dân tộc - - Ẩn dụ đan cài nhân hóa: vững vàng bất khuất trc trc khó khăn - - Thán từ “Ôi” cảm xúc dâng trào, tha thiết - - “đứng thẳng hàng” tinh thần đkêt dtoc , không chịu khuất phục
  8. Cách xưng “con”của tác giả mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì? - Bày tỏ tình cảm gần gũi, ruột thịt, thể hiện lòng thương nhớ và kính yêu Bác.
  9. Người con đã cảm nhận những gì đang diễn ra trước lăng Bác ? - Hàng tre: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát - Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. - Mặt trời: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng - Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. - Dòng người vào lăng viếng Bác: Ngày ngày dòng người trong thương nhớ – Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân .
  10. ? Vì sao ấn tượng đầu tiên với người con lại là hàng tre nơi lăng Bác? - Những hàng tre được trồng bên lăng bác gợi cảm giác gần gũi, thân thuộc như chính ở quê hương bác.
  11. ? Tính từ “xanh xanh” và thành ngữ “bão táp mưa sa” trong lời thơ “Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam - Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” diễn tả điều gì ? - Vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ, mãnh liệt của cây tre Việt Nam trong trường kì đấu tranh dựng nước và giữ nước của toàn dân tộc.
  12. ? Trong thơ ca, hình ảnh cây tre Việt Nam còn mang ý nghĩa ẩn dụ nào? - Hình ảnh hàng tre là một ẩn dụ biểu tượng cho vẻ đẹp hiền hậu và đức tính đoàn kết, kiên cường, bền bỉ, nhẫn lại của con người Việt Nam trong cuộc sống và trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ xưa đến nay.
  13. Ý nghĩa của từ cảm thán “Ôi!” trong lời thơ này ? Bộc lộ trực tiếp cảm xúc thương mến, tự hào đối với dân tộc.
  14. - Mặt trời của vũ trụ: ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. (mặt trời tự nhiên)-> hình ảnh thực nguồn cội của sự sống, ánh sang, bất tử, vĩnh hằng - Mặt trời của con người: thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (hình ảnh Bác) ẩn dụ - + Bác là ng soi đường dẫn lối - + Tỏa hơi ấm, tình thương bao la - + Ca ngợi vĩ đại công lao, niềm tự hào. Gợi bất tử của bác - + “rất đỏ”: trái tim đầy nhiệt huyết cách mạng, lòng ync thg dân - - “ngày ngày” liên tục, bất biến, bất tử hóa h/a Bác giữa thiên nhiên và lòng người.
  15. Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “mặt trời” thứ hai là gì? - Bản thân nhân cách và cuộc đời sáng chói của Bác Hồ như ánh sáng mặt trời rực rỡ và tình cảm ngưỡng vọng vốn có của tác giả đối với Bác Hồ .
  16. ? Vì sao có thể tạo một ẩn dụ như thế ? - Con người bác với những biểu hiện sáng chói về tư tưởng yêu nước và lòng nhân ái mênh mông có sức toả sáng mãi mãi cho dù người đã đi xa. - Mặt trời trên lăng là một vật thể tự nhiên được nhân hoá như người chứng kiến vĩnh viễn hình tượng kì diệu này. - Mặt trời trong lăng rất đỏ là để chỉ Bác Hồ đang nằm trong lăng yên nghỉ.
  17. ? Điều này nói lên tình cảm nào của nhà thơ đối với Bác Hồ? - Tình yêu và lòng quý trọng sâu sắc của nhà thơ đối với Bác, người cha già vô vàn kính yêu của cả dân tộc.
  18. ? Lời thơ “ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ – kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân” gợi nên một cảnh tượng như thế nào? - Những dòng người ngày ngày nặng trĩu nhớ thương đang lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác đã thành thường lệ như một quy luật cứ diễn ra đều đặn trong cuộc sống của người dân, tạo hình tựơng một vòng hoa lớn dâng lên người. - Điệp ngữ ‘ngày ngày’ Thời gian liên tục tiếp nối, bước chân chậm rãi, lắng sâu. Nặng trĩu nhớ thương - - “tràng hoa” - + thực: những bông hoa tươi thắm dâng lên Người - + ẩn dụ: mỗi ng là một bông hoa ngát hương, đc nở hoa trước ánh sáng của Bác. - => Tấm lòng thành kính, biết ơn của nhân dân
  19. ? Phần sáng tạo thơ ở đây là gì? Từ đó cảm xúc nào của nhà thơ được bộc lộ? - Tạo hình tượng thơ bằng trí tưởng tượng, thể hiện tình cảm thành kính của nhà thơ đối với Bác. - “79 mx” hoán dụ cđ 79 năm – dành trọn vẹn cho đất nước.
  20. Khái quát nội dung của hai khổ thơ đầu? - Với những hình ảnh ẩn dụ và cách miêu tả xa – gần cho thấy quang cảnh trước lăng bác thật thanh cao rực rỡ, gần gũi và trang nghiêm.
  21.  3. Khi vào trong lăng  - giấc ngủ: Nói giảm nói tránh giảm đi buồn đau xót xa  - “vầng trăng”  + Thực: không gian ánh sang dịu nhẹ, trong trẻo  + dịu hiền”: ẩn dụ tâm hồn, cách sống thanh cao sáng trong của Bác  + nhân hóa: tri âm tri kỉ  - “Trời xanh”:  +Thực: thiên nhiên vĩnh hằng  +Ad: Bác sống mãi với non sông  - “vẫn biết – mà sao”: mâu thuẫn tình cảm và lý trí  “nghe” : ADCĐCG thính giác- cảm giác-> Niềm đau đớn, sự mất mát tột cùng trong đáy sâu tâm hồn  “nhói”: biểu cảm trực tiếp, đột ngột quặn thắt ko nói thành lời. Trầm lắng nghẹn ngào tiếc thương
  22.  4. Tâm trạng lưu luyến  - Lời giã biệt  + thương: cảm xúc mãnh liệt luyến tiếc bịn rịn  + “trào” dâng trào xúc động ko muốn rời xa  + “Miền Nam” xa cách vời vợi  Ước nguyện:  + Muốn làm: điệp ngữ tạo nhịp tha thiết, khát vọng chân thành đc hiến dâng  +Hình ảnh: giản dị gợi cảm  +Cây tre trung hiếu: Nhân hóa trong ẩn dụ long kính yêu, sự trung thành. Lời hứa thuyer chung với bác
  23. Câu 1. Lựa chọn các từ: thành kính, đau xót, tự hào, trầm lắng để điền vào chỗ trống trong câu văn sau sao cho phù hợp: Cảm hứng bao trùm bài thơ “Viếng lăng Bác” là niềm xúc động thiêng liêng thµnh kÝnh , lòng biết ơn và tù hµo . pha lẫn ®au xãt khi tác giả tự miền nam ra viếng bác, cảm hứng đó đã tạo nên giọng thơ trÇm l¾ng trang nghiêm.
  24. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Viết đoạn văn khoảng 10 dòng cảm nhận về khổ 1 của bài thơ. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Sưu tầm những bài thơ hay viết về Bác Hồ. * Hướng dẫn học bài:  Học thuộc lòng bài thơ.  Tìm các tài liệu tham khảo.  Soạn tiếp 3 khổ thơ cuối bài “Viếng lăng Bác”.