Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 117: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

ppt 19 trang minh70 7982
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 117: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_tiet_117_cach_lam_bai_van_nghi_luan_ve_m.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 117: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

  1. CHÀO CÁC EM HỌC SINH 
  2. TRƯỜNG THCS TRƯƠNG GIA MÔ Tuần 24/ Tiết 117 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ GV thực hiện: NGUYỄN THỊ PHƯỢNG HẰNG
  3. I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau: “nào đâu những đêm vàng nay còn đâu.” (Thế Lữ, Nhớ rừng) Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: “Đêm nay rừng trăng treo.” Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội. Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
  4. I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những suy nghĩ gì? Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh. Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương.
  5. Dạng 1: Các đề 1,2,3,5,6,8 (có mệnh lệnh) Dạng 2: Các đề 4, 7 (không có mệnh lệnh) Nhìn vào 08 đề trong SGK, đề nào thuộc dạng 1, đề nào thuộc dạng 2?
  6. I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ Phân tích: là chỉ định về phương pháp làm bài. Cảm nhận: là ấn tượng, cảm thụ của người viết. Suy nghĩ: là nhận định, phân tích của người làm bài. * Các trường hợp không có mệnh lệnh người viết sẽ bày tỏ ý kiến của mình.
  7. II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 1.Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ *Đề: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh a.Tìm hiểu đề và tìm ý -Vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương trong bài “Quê hương” của Tế Hanh. - Phương pháp nghị luận: Phân tích
  8. b. Lập dàn bài Mở bài - Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ. - Nêu nhận xét, đánh giá khái quát về bài thơ, đoạn thơ. (Nếu phân tích đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.)
  9. Thân bài Luận điểm 1: Cảnh ra khơi - Nội dung: vẻ đẹp trẻ trung, giầu sức sống, đầy khí thế vượt trường giang. - Nghệ thuật: + Từ ngữ gợi cảm: “trong”, “nhẹ”, “hồng” + Hình ảnh thơ đẹp, so sánh, nhân hoá: “chiếc thuyền” – “tuấn mã”, “cánh buồm” – “mảnh hồn làng”
  10. Thân bài Luận điểm 2: Cảnh trở về - Nội dung: không khí ồn ào, tấp nập, no đủ, bình yên. - Nghệ thuật: + Âm điệu thư thái. + Hình ảnh từ ngữ: “tấp nập đón ghe, ồn ào trên bến đỗ cá đầy ghe ” Luận điểm 3: Nỗi nhớ, tình yêu quê hương.
  11. Thân bài Luận điểm 3: Nỗi nhớ, tình yêu quê hương. Hình ảnh đọng lại: vẻ đẹp, sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương Kết bài Cả bài thơ là khúc ca quê hương tươi sáng, ngọt ngào. Nó là sản phẩm của một hồn thơ trẻ trung, tha thiết, đầy mơ mộng.
  12. Dàn bài Mở bài - Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ. - Nêu nhận xét, đánh giá khái quát về bài thơ, đoạn thơ. (Nếu phân tích đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.) Thân bài Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. Kết bài - Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
  13. 2.Cách tổ chức, triển khai luận điểm - Bố cục mạch lạc, rõ ràng theo 3 phần, có liên kết chặt chẽ. - Các luận điểm được triển khai theo cách: Khái quát - phân tích - tổng hợp. -Các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc của tác phẩm. * Ghi nhớ (Sgk/83)
  14. III. LUYỆN TẬP Phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh. “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về”
  15. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý. a. Tìm hiểu đề: - Vấn đề nghị luận: Khổ 1 - Yêu cầu nghị luận: Phân tích b. Tìm ý: (gợi ý sgk)
  16. DÀN BÀI THAM KHẢO A. Mở bài: 1. Giới thiệu: Đề tài mùa thu trong thi ca và "Sang thu" của Hữu Thỉnh. 2. Nêu vấn đề: - Khổ 1: Đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt qua sự cảm nhận tinh tế, hình ảnh giầu sức biểu cảm. - Chép khổ thơ. B. Thân bài: Suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của khổ 1. 1. Cảnh sang thu của đất trời: 1a. Nội dung: Tín hiệu thu sang nhẹ nhàng, mơ hồ. 1b. Nghệ thuật:
  17. 1b. Nghệ thuật: - Hình ảnh: "hương ổi", “gió, sương". - Từ ngữ gợi tả, biểu cảm: "phả, se, chùng chình". 2. Cảm xúc của nhà thơ: 2a. Nghệ thuật: từ ngữ gợi tả, biểu cảm “bỗng, hình như”. 2b: Nội dung: Tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng. C. Kết bài: tổng hợp lại giá trị, ý nghĩa của khổ 1. 1- Nội dung: Đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt. 2. Nghệ thuật: Cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
  18. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 1.Xem lại các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2.Hoàn thành bài luyện tập (viết thành bài văn hoàn chỉnh)
  19. Chúc các em học tập tốt  Nhóm GVBM Khối 9: NGUYỄN THỊ THU VÂN NGUYỄN THỊ LAN LÊ THỊ DIỄM NGUYỄN THỊ PHƯỢNG HẰNG CAO THỊ BÍCH HẠNH NGUYỄN PHƯƠNG THÁI