Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 118, 119: Viếng lăng Bác - Viễn Phương

ppt 11 trang minh70 5590
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 118, 119: Viếng lăng Bác - Viễn Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_tiet_118_119_vieng_lang_bac_vien_phuong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 118, 119: Viếng lăng Bác - Viễn Phương

  1. Tiết 118, 119 VIẾNG LĂNG BÁC -Viễn Phương - I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được những xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết và thành kính vừa tự hào vừa đau xót của tác giả vừa từ miền Nam mới được giải phóng ra thăm lăng Bác. + Thấy được tình cảm của nhân dân ta và bạn bè năm châu dành cho Bác - Đồng thời cũng thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc: Giọng điệu trang trọng, tha thiết, nhiều hình ảnh gợi cảm, súc tích, lời thơ lắng đọng. 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng phân tích hình ảnh thơ trong mạch cảm xúc vận động của tứ thơ. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tích cực tự giác,lòng kính yêu lãnh tụ. phấn đấu để học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Bác
  2. Tiết 118, 119 VIẾNG LĂNG BÁC -Viễn Phương I.Tìm hiểu chung. 1.Tác giả. -Viễn Phương ( 1928- 2005). -Tên thật là Phan Thanh Viễn quê ở An Giang. - Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, thơ mộng.
  3. 2.Tác phẩm. - Bài thơ được sáng tác 1976 ngay sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất, lăng Bác vừa được khánh thành
  4. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc -tìm hiểu chú thích. 2. Bố cục. - PI: 2 khổ đầu. - PII:Khổ 3. - PII:Khổ 4. 3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự. 4. Phân tích. a.Cảm xúc của tác giả khi trước lăng. - Con ở miền Nam thăm lăng Bác. -> xưng hô thân mật,cách nói giảm: Câu thơ như lời thông báo gợi sự xúc động nghẹn ngào
  5. - Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! hàng tre xanh xanh VN Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. -> Hình ảnh ẩn dụ, câu cảm thán, hình ảnh gần gũi-> cảm xúc bồi hồi, xúc động của tác giả khi bắt gặp hình ảnh hàng tre thân thuộc. Hàng tre biểu tượng cho làng quê, con người Việt Nam kiên cường bất khuất
  6. - Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng -> Hình ảnh ẩn dụ: ca Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. ngợi sự vĩ đại, công lao to lớn của Bác. - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi mùa xuân. ->Điệp từ,ẩn dụ:Dòng người nặng trĩu nhớ thương lặng lẽ vào lăng viếng Bác như những tràng hoa dâng lên Người => Niềm xúc động nghẹn ngào, lòng biết ơn, sự thương nhớ và tình cảm yêu quý ngưỡng vọng với Bác
  7. b. Cảm xúc khi tác giả vàotrong lăng. - Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền. -> nói giảm nói tránh: Bác yên nghỉ trong sự thương nhớ,ơn nghĩa của mọi người, trong không khí trang nghiêm, trong sự thanh bình của đất trời sau cả cuộc đời hiến trọng đời mình cho đất nước -> Gợi tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác - Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim -> ẩn dụ: Sự trường tồn vĩnh hằng của Bác và nỗi đau đớn tột cùng của nhà thơ trước nỗi đau mất Bác => Tình cảm yêu quý, tôn kính và cảm xúc nghẹn ngào vỡ òa của tác giả
  8. c. Cảm xúc khi rời lăng - Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim Muốn làm đóa hoa Muốn làm cây tre . -> Điệp ngữ, hình ảnh gần gũi, bộc lộ trực tiếp tình cảm -> Tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa Bác Khát vọng được hiến dâng, được đền đáp công ơn của Bác bằng cuộc đời mình. => tình cảm thuỷ chung son sắt của tác giả và nhân dân đối với Bác. 5.Tổng kết.*Ghi nhớ:SGK.
  9. Bài hát: Viếng lăng Bác
  10. Bài tập: ? Thông qua bài thơ em hiểu thêm tình cảm nào của nhân dân miền Nam đối với Bác qua nhà thơ Viễn Phương. - Học thuộc lòng bài thơ,nắm chắc nội dung và nghệ thuật. - Làm bài tập 2 phần luyện tập. - Chuẩn bị bài sau: Sang thu-Hữu Thỉnh. + Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi - Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ 2 của bài thơ Viếng lăng Bác