Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 28: Văn bản Chị em Thúy Kiều

pptx 16 trang minh70 3090
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 28: Văn bản Chị em Thúy Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_tiet_28_van_ban_chi_em_thuy_kieu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 28: Văn bản Chị em Thúy Kiều

  1. Tiết 28:Văn bản ‘Chị em Thúy Kiều’ (Trích truyện Kiều – Nguyễn Du)
  2. - Vị trí đoạn trích : Nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều (từ câu 15 đến câu 38) -. Bố cục 4 phần. + 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều. + 4 câu tiếp theo: Vẻ đẹp Thuý Vân. + 12 câu còn lại: Tài, sắc của Thuý Kiều. + 4 câu cuối: Cuộc sống, đức hạnh của hai chị em.
  3. Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân Mai cốt cách tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
  4. 1. Giới thiệu chung về hai chị em - Thuý Kiều là chị, Thuý Vân là em. - Cả 2 đều đẹp: + Hình dáng như mai + Tâm hồn trong sáng như tuyết. - NT: Bút pháp ước lệ, dùng hình ảnh đẹp, mĩ lệ của thiên nhiên để so sánh: => Cả 2 đều đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng, mười phân vẹn mười nhưng mỗi người một vẻ.
  5. Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
  6. * Khái quát: Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang, phúc hậu. * Cụ thể chi tiết: - Khuôn mặt: tươi tắn như mặt trăng. - Nét mày: đẹp, sắc đậm như con ngài. - Nụ cười: tươi thắm như hoa. - Giọng nói: trong trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc. - Da: trắng hơn tuyết; Tóc: đen, óng nhẹ hơn mây. - Bút pháp ước lệ: so sánh, tượng trưng, khắc hoạ vẻ đẹp Thuý Vân tạo sự hòa hợp, êm đềm. => Vẻ đẹp của Vân tạo sự hoà hợp, êm đềm với xung quanh mây thua, tuyết nhường, nó vẫn trong vòng trời đất, vẫn trong quy luật của tự nhiên. Cuộc đời nàng sẽ bình lặng, không có sóng gió.
  7. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
  8. - Khái quát: Vẻ đẹp càng sắc sảo, mặn mà. tài sắc hơn hẳn Thuý Vân. -Vẻ đẹp đôi mắt: như nước mùa thu, nét mày như núi mùa xuân. NT điểm nhãn, toát lên cái thần vẻ đẹp. - Đẹp: hoa ghen, liễu hờn (nhân hoá) ; nghiêng nước, nghiêng nước.
  9. Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương lầu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân
  10. - Tài năng: Kiều rất đa tài: Tài đàn: sở trường, năng khiếu và hơn người, Sáng tác nhạc: Khúc ca bạc mệnh, Làm thơ,-Vẽ. => Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình vẹn toàn - Tạo hóa cũng phải ghen ghét, đố kị - Dự báo cuộc đời nàng sẽ éo le, đau khổ.
  11. Thảo luận nhóm Câu hỏi: Theo em, tại sao khi giới thiệu gia cảnh Thuý Kiều, tác giả lần lượt giới thiệu từ chị đến em nhưng khi miêu tả vẻ đẹp của hai nàng, tác giả lại tả Vân trước, Kiều sau? Đáp án: Tác giả miêu tả chân dung Thuý Vân để nêu bật lên vẻ đẹp và tài năng của Kiều : Vân đã đẹp hoàn mỹ như vậy nhưng Kiều còn xuất sắc hơn thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Nguyễn Du chỉ dành 4 câu để gợi tả Vân, dành tới 12 câu thơ để cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ở ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.
  12. Cuộc sống và đức hạnh của 2 chị em. - Phong lưu, nề nếp, gia phong, đức hạnh rất mực khiêm nhường. -> Cuộc sống êm đềm, yên vui của thiếu nữ phòng khuê.
  13. Củng cố: - Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều qua đoạn trích. 5. Dặn dò: - Học thuộc lòng đoạn trích. . - Đọc và soạn văn bản: Cảnh ngày xuân.