Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 36: Tập làm văn: Trau dồi vốn từ

pptx 23 trang minh70 2140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 36: Tập làm văn: Trau dồi vốn từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_tiet_36_tap_lam_van_trau_doi_von_tu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 36: Tập làm văn: Trau dồi vốn từ

  1. Tiết 36 Tập làm văn: TRAU DỒI VỐN TỪ
  2. Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ I. Rèn luyện để nắm Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng vững nghĩa của từ để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, và cách dùng từ một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn 1. Ví dụ 1: tả.Vì vậy nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư Ý kiến của cố Thủ tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì tướng Phạm Văn Đồng. điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.” (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
  3. Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ 1. Ví dụ 1: Ý kiến của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt. - Mỗi cá nhân cần phải trau dồi vốn từ → Dùng từ đúng nghĩa, đúng văn cảnh.
  4. Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. a, Việt Nam chúng ta có rất nhiều 1. Ví dụ 1: thắng cảnh đẹp. 2. Ví dụ 2: Xác định lỗi diễn đạt ➔ Sửa: Việt Nam chúng ta có rất nhiều trong các câu sau: thắng cảnh (cảnh đẹp). a) Thừa từ “đẹp”. Vì “thắng cảnh”: b, Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng cảnh đẹp. 2500 năm. Sửa lại: bỏ từ “đẹp” ➔ Sửa: Các nhà khoa học (ước đoán/ b) Sai từ “dự đoán”: đoán trước sự ước tính) những chiếc bình này đã có việc có thể xảy ra trong tương lai. cách đây khoảng 2500 năm. Sửa lại: dùng từ “phỏng đoán, ước c, Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để tính”. đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. c) Sai từ “đẩy mạnh”: thúc đẩy cho ➔ Sửa: Trong những năm gần đây nhà phát triển nhanh lên. trường đã mở rộng quy mô đào tạo để Sửa lại: “mở rộng” . đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
  5. Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. 1. Ví dụ 1: 2. Ví dụ 2: Xác định lỗi diễn đạt trong các câu sau: a) Thừa từ “đẹp”. Vì “thắng cảnh”: cảnh đẹp. Sửa lại: bỏ từ “đẹp” b) Sai từ “dự đoán”: đoán trước sự việc có thể xảy ra trong tương lai. Sửa lại: dùng từ “phỏng đoán, ước tính”. c) Sai từ “đẩy mạnh”: thúc đẩy cho phát triển nhanh lên. Sửa lại: “mở rộng” . => Cần trau dồi để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ.
  6. 3. Ghi nhớ 1: (Sgk/100) Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.
  7. Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ. 1. Ví dụ: Ý kiến của nhà văn Tô Hoài. Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa” Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “ Truyện Kiều”, dù tư tưởng có sâu xa đến đâu, cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học và sức sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng mà đó là một lời tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay nói theo cách của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài dựa thẳng vào đấy.
  8. Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ Xin kể hai ví dụ, câu thơ Nguyễn du có chữ “ áy” ( cỏ áy bóng tà ). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù ta không hiểu, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng của vùng quê đấy. Quê vợ Nguyễn Du ở Thái Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “ cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.
  9. Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “ Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “ bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, lúc sợi tơ bắt đầu quay vào guồng, người ta gọi là “ tơ bén”. Nếu chỉ viết “ bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “ bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài dũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!
  10. Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ 1. Ví dụ: Ý kiến của nhà văn Tô Hoài - Đại thi hào Nguyễn Du đã trau dồi vốn từ bằng cách học và sáng tạo lời ăn tiếng nói của nhân dân.
  11. Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ 1. Ví dụ: Ý kiến của nhà văn Tô Hoài - Đại thi hào Nguyễn Du đã trau dồi vốn từ bằng cách học và sáng tạo lời ăn tiếng nói của nhân dân. → Thường xuyên học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết để làm tăng vốn từ. → Dùng từ hay
  12. * Bài tập nhanh: Bài 5 (sgk/103): Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói tới việc lấy tài liệu để viết như sau: 1. Nghe: Lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy tài liệu mà viết. 2. Hỏi: Hỏi những người đi xa về, hỏi nhân dân, hỏi bộ đội những việc, những tình hình ở các nơi. 3. Thấy: Mình phải đi đến, xem xét mà thấy. 4. Xem: Xem báo chí, xem sách vở. Xem báo chí trong nước, xem báo chí nước ngoài. 5. Ghi: Những gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được, thì chép lấy để dùng và viết. (Hồ Chí Minh, Cách viết trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt) ? Dựa theo ý kiến trên, em cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ của mình?
  13. - Nghe: Quan sát, lắng nghe lời nói hàng ngày của những người xung quanh, trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình. Cách thực - Hỏi: Gặp từ ngữ khó, không giải thích được có thể hiện tra từ điển, hỏi người khác (thầy cô giáo ). để trau dồi - Thấy, xem: Đọc sách báo, nhất là các tác phẩm vốn văn học của các nhà văn nổi tiếng. từ: - Ghi: Ghi lại những từ đã nghe, đã đọc được để ghi nhớ, tích lũy vốn từ.
  14. Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ 2. Ghi nhớ 2: ( sgk/101) 1. Ví dụ: Ý kiến của nhà văn Rèn luyện để biết thêm Tô Hoài những từ chưa biết, - Phân tích quá trình trau dồi vốn làm tăng vốn từ là việc từ của đại thi hào Nguyễn Du thường xuyên phải làm bằng cách học lời ăn tiếng nói để trau dồi vốn từ. của nhân dân. → Thường xuyên học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết để làm tăng vốn từ. → Dùng từ hay 2. Ghi nhớ 2: ( sgk/101)
  15. III. Luyện tập: Bài tập 1: (sgk/101) Chọn cách giải thích đúng : Hậu quả là : a. Kết quả sau cùng. b. Kết quả xấu. Đoạt là : a.Chiếm được phần thắng . b. Thu được kết quả tốt Tinh tú là : a. Phần thuần khiết và quý báu nhất . b. Sao trên trời (nói một cách khái quát ).
  16. Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ *THẢO LUẬN NHÓM (3 phút) (Nhóm 2) Bài tập 2: (sgk/103) Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt. b) Đồng (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau: (Nhóm 1) - cùng nhau, giống nhau; a) Tuyệt (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau: - trẻ em; - dứt, không còn gì; - (chất) đồng; - cực kì, nhất. Cho biết nghĩa của yếu tố đồng trong mỗi từ sau: đồng âm, đồng Cho biết nghĩa của yếu tố tuyệt ấu, đồng bộ, đồng chí, đồng trong mỗi từ sau: tuyệt chủng, dạng, đồng bào, đồng khởi, tuyệt đỉnh, tuyệt giao, tuyệt mật, đồng môn, đồng niên, đồng sự, tuyệt tác, tuyệt trần, tuyệt tự, đồng thoai, trống đồng. Giải tuyệt thực. Giải thích nghĩa của thích nghĩa của những từ này. những từ này.
  17. Bài tập 2: (sgk/101) a/ nghĩa của yếu tố “tuyệt”: Tuyệt chủng: mất hẳn nòi giống. Tuyệt đỉnh: mức cao nhất. Tuyệt giao: : cắt đứt quan hệ. Tuyệt mật: giữ bí mật tuyệt đối. Tuyệt tác: tác phẩm nghệ thuật hoàn mĩ. Tuyệt trần: nhất trên đời. Tuyệt tự: không có con trai nối dõi. Tuyệt thực: : nhịn ăn hoàn toàn .
  18. b) Xác định nghĩa của yếu tố “đồng”: Đồng âm : Có âm thanh giống nhau. Đồng niên Cùng một tuổi. Đồng bào : Những người cùng chung nòi giống, dân tộc. Đồng bộ : Phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. Đồng chí : Những người cùng chung chí hướng. Đồng dạng: Cùng một hình dạng như nhau. Đồng môn : Cùng học một thầy, một môn phái. Đồng ấu Trẻ em khoảng 6, 7 tuổi. Đồng thoại Truyện viết cho trẻ em. Đồng dao : Lời bài hát dân gian của trẻ em. Trống đồng: Nhạc khí hình trống, làm bằng đồng
  19. Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ Bài tập 3: sgk/102 Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau: a) Về khuya, đường phố rất im lặng. ➔ Sửa: Thay im lặng bằng vắng lặng, yên tĩnh, b) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. ➔ Sửa: Thay thành lập bằng thiết lập. c) Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc. ➔ Sửa: Thay cảm xúc bằng xúc động, cảm phục,
  20. CỦNG CỐ Rèn luyện để biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh. TRAU DỒI Rèn luyện để nắm được đầy đủ và Thường VỐN chính xác nghĩa của từ. xuyên TỪ Học hỏi, tích lũy thêm những từ chưa biết để làm phong phú vốn từ cá nhân.
  21. Hướng dẫn học tập về nhà 1. Học thuộc hai phần ghi nhớ. 2. Hoàn chỉnh bài tập. 3. Chuẩn bị bài “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”.
  22. Chào tạm biệt ! 23