Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

pptx 32 trang minh70 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_van_ban_dau_tranh_cho_mot_the_gioi_hoa_b.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

  1. VĂN BẢN: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH I.Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két, (1928- 2014) là một nhà văn người Colombia nổi tiếng. Ông còn là nhà báo và một người hoạt động chính trị. - Tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. - Tác phẩm xuất sắc nhất Trăm năm cô đơn (1967). - Được trao giải Nô-ben về văn học năm 1982. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: + Đây là phần trích từ bài tham luận Thanh gươm Đa-mô- clét.Tại cuộc họp ở Mê-hi-cô vào tháng 8/1986 gồm nguyên thủ 6 quốc gia: An Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ac-hen-ti-na, Hy Lạp, Tan-da-ni-a. - Mục đích: kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân. b. Chủ đề: Hòa bình và chiến tranh. c.Kiểu loại: Văn bản nhật dụng (Nghị luận xã hội).
  2. d. Bố cục: 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu sống tốt đẹp hơn → Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên toàn trái đất. + Đoạn 2: Tiếp theo xuất phát của nó → Chứng lí cho sự nguy hiểm và phi lý của chiến tranh hạt nhân. + Đoạn 3: còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị của nhà văn. e. Nội dung: Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân và hậu quả thảm khốc của nó. + Cuộc chạy đua vũ trang là vô cùng tốn kém làm nhiều người mất đi cơ hội sống tốt đẹp hơn. + Không những đi ngược lại lí trí của con người mà còn đi ngược lại quy luật của tự nhiên nữa. + Kêu gọi cùng đoàn kết bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
  3. g. Giá trị nghệ thuật + Kết cấu bài viết mạch lạc, chặt chẽ và khoa học. + Sự kết hợp khéo léo giữa lý lẽ và dẫn chứng minh họa sinh động và hấp dẫn khiến cho lý lẽ trở nên dễ hiểu , linh hoạt có sức thuyết phục cao. + Sử dung nhiểu hình ảnh ví von, những con số biết nói, cách lập luận sắc bén, sử dụng nhiều phép tu từ( so sánh, đối chiếu, ẩn dụ),giúp lời văn thêm sinh động và hấp dẫn. => Đây là một văn bản nghị luận rất giàu tính thuyết phục; tất cả các luận điểm và hệ thông luận cứ vô cùng rõ ràng , các chứng cứ đưa ra rất xác đáng, cụ thể; lập luận chặt chẽ giàu thuyết phục.
  4. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ : tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm tan biến hết thảy, không phải một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê ghớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trờicộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một nghành khoa học hay công nghiệp nào có được tiến bộ nhanh ghê ghớm như nghành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới. Niềm an ủi duy nhất trước tát cả những suy diễn kinh khủng đó là nhận thức được rằng việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch” hạt nhân. Chỉ do sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tát cả chúng ta mất đi khả năng được sống tốt đẹp hơn.” (Ngữ văn 9, tập1, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 17)
  5. Câu 1a : Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản có đoạn trích trên? - HCST: Văn bản “ĐTCMTGHB”:Tháng 8 năm 1986, văn bản có đoạn trích trên là một phần trích trong bài tham luận khi nhà văn Mác-két được mời tham dự cuộc gặp gỡ của nguyên thủ sáu nước: Ấn Độ, Mê- hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a họp lần thứ hai tại Mê-hi-cô. Để ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ hoà bình trên toàn thế giới. Câu 2: Nêu thông tin về tác giả? ( xem ở phần KTCB trên Câu 3a: Những nét nghệ thuật đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích là gì ? - Nghệ thuật tiêu biểu: + Cách vào đề trực tiếp, tác giả vừa nêu số lượng vũ khí hạt nhân, vừa chỉ ra nguy cơ của số vũ khí ấy. Đồng thời cũng nêu rõ hậu quả của nó. + Triển khai luận điểm rõ ràng, kết hợp nhiều PTBĐ (NL, MT,BC) + Các chứng cứ đều dựa trên sự tính toán khoa học, kết hợp hài hòa giữa lí và tình +Lập luận chặt chẽ, sắc sảo, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục, nhờ vào việc sử dụng câu hỏi tu từ, các câu văn có hình anh so sánh ví von độc đáo, điệp ngữ, ẩn dụ với các con số chính xác. Bởi vậy một vấn đề mang tính chính trị, khô khan xong lại trở nên hấp dẫn thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe.
  6. Câu 3b: Nêu hiệu quả cách diễn đạt của nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích? - Tác dụng : + Cách diễn đạt đầy tâm huyêt của tác giả đã gây ấn tượng mạnh mẽ giúp người đọc người nghe hình dung ra sức tàn phá ghê gớm của vũ khí hạt nhân và hậu quả khôn lường nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra. + Tác động mạnh mẽ đến tình cảm, hạnh phúc của mọi người về một vấn đề mà mọi người luôn thờ ơ, không quan tâm, cho đó là việc của các nhà lãnh đạo, của những nước có vũ khí hạt nhân. + Từ đó khơi gợi sự đồng tình với tác giả. Đồng thời thể hiện thái độ lo lắng, trăn trở trước sự đe doạ và huỷ diệt của kho vũ khí hạt nhân đối với sự sống trên trái đất. Câu 3c: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? - Khẳng định nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. ( Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.)
  7. Câu 3 còn có có thể hỏi theo những cách sau: 1)Trong câu văn “Nguy cơ ghê ghớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trờicộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời” Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ đó? - Biện pháp nghệ thuật: + So sánh (so sánh nguy cơ chiến tranh hạt nhân với thành gươm Đa-mô-clét) + Liệt kê: (tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.)
  8. - Tác dụng: + Thanh gươm Đa-mô-clét được treo bằng một sợi lông đuôi ngựa để chỉ tình thế nguy hiểm "ngàn cân treo sợi tóc" từ đó tạo lên cách nói cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh, hấp dẫn, gây sự chú ý với người đọc. + Nhấn mạnh nguy cơ của chiến tranh hạt nhân luôn đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất và sự huỷ diệt của vũ khí hạt nhân là vô cùng ghê gớm. + Qua đó, ta thấy được thái độ lo lắng của tác giả trước nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.
  9. 2) Chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của câu văn trên Nguy cơ ghê ghớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trờicộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời” và hiệu quả của nó? - Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, sắc sảo, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục bằng việc sử dụng câu văn có hình ảnh so sánh. - Tác dụng: + Thanh gươm Đa-mô-clét được treo bằng một sợi lông đuôi ngựa để chỉ tình thế nguy hiểm "ngàn cân treo sợi tóc" từ đó tạo lên cách nói cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh, hấp dẫn, gây sự chú ý với người đọc. + Nhấn mạnh nguy cơ của chiến tranh hạt nhân luôn đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất và sự huỷ diệt của vũ khí hạt nhân là vô cùng ghê gớm. + Tác giả thể hiện thái độ lo lắng của tác giả trước nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.
  10. 3) Câu “Không có một nghành khoa học hay công nghiệp hạt nhân nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành khoa học hay công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.” sử dụng BPNT nào? Nêu tác dụng của của việc sử dụng BPNT đó? - Biện pháp nghệ thuật: +So sánh (ngành công nghiệp hạt nhân được so sánh với đứa con ưu tú của trí tuệ nhân loại), +Ẩn dụ (đứa con của tài năng con người). , Điệp ngữ “không có một” -Tác dụng: +Làm cho câu văn trở lên chặt chẽ, sắc bén, cách diễn đạt sinh động gợi cảm, vừa mỉa mai vừa chua sót vì công nghiệp hạt nhân đươc so sánh với đứa con ưu tú của trí tuệ nhân loại” rồi chính đứa con ấy sẽ là nghịch tử, bởi nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra nó sẽ hủy diệt sự sống trên trái đất, chính đứa con ấy sẽ quay trở lại giết chết chúng ta. +Khẳng định ngành công nghệ hạt nhân được sinh ra từ tai năng của con người và trí tuệ của con người, nhưng lại quay ngược lại phản lại con người, huy diệt con người, đó là những đứa con nghịch tử. +Qua đó tác giả giúp mọi người nhận rõ nguy cơ của chiến trạnh hạt nhân để từ đó lên án, phê phán, chống lại cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.
  11. 4) Câu “Không có một nghành khoa học hay công nghiệp hạt nhân nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành khoa học hay công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.” xét về mục đích nói câu văn trên thuộc kiểu câu gì? Hiệu quả? - Kiểu câu: phủ định - Hiệu quả: + Bằng cách nói hai lần phủ định (Không có không có), tác giả muốn khẳng định những tiến bộ nhanh chóng, ghê gớm, vượt bậc của nghành công nghệ hạt nhân cũng như tầm ảnh hưởng của nó đến với vận mệnh thế giới. + Tạo ra cách nói khách quan của tác giả. + Từ đó, tác giả muốn mọi người nhận thức rõ, nguy cơ hiểm họa của chiến tranh hạt nhân, để lên tiếng tố cáo, đấu tranh lại cuộc chạy đua vũ trang này.
  12. 5) Câu “Không có một nghành khoa học hay công nghiệp hạt nhân nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành khoa học hay công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.”chỉ ra nghệ thuật lập luận của câu văn trên và hiệu quả diễn đạt - Nghệ thuật lập luận: + Nghệ thuật lập luận bác bỏ: không có + Nghệ thuật lập luận bằng việc sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh (công nghệ hạt nhân được so sánh là đứa con ưu tú của nhân loại) - Hiệu quả: + Nhấn mạnh, khẳng định những tiến bộ nhanh chóng ghê gớm của ngành công nghệ hạt nhân + Nhấn mạnh gây sự chú ý của người đọc, khẳng định hiểm họa hạt nhân đang đe dọa đến vận mệnh của thế giới. + Tác giả thể hiện thái độ lo lắng, trăn trở trước sự tồn tại và phát triển không ngừng của kho vũ khí hạt nhân và mối hiểm họa của nó đối với sự sống trên trái đất.
  13. Câu 4: Em đọc được thái độ, tình cảm nào của tác giả gửi gắm trong đoạn trích? Em có nhận thức và hành động gì trước tình hình trên? - Thái độ, tình cảm của tác giả trong đọan trích: + Thể hiện nỗi lo lắng tột cùng trước mối nguy hiểm khôn lường của vũ khí hạt nhân. Cảnh báo về nguy cơ hủy diệt sự sống khi chiến tranh hạt nhân xảy ra. Kêu gọi mọi người hãy góp một tiếng nói đấu tranh, có thái độ, hành động tích cực đấu tranh cho hòa bình vì sự sống của con người. Và tin tưởng rằng loài người có thể làm được việc đó. - Nhận thức và hành động của em: + Nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh hạt nhân và thảm họa hạt nhân. + Tích cực tuyên truyên cho mọi người hiểu hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân và có hành động để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân để đấu tranh cho một thế giới hòa bình + Đồng thời lên án các thế lực hiếu chiến.
  14. * PHẦN II : Làm văn Câu1 (nghị luận xã hội) :Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về hậu quả của chiến tranh trong đó có Việt Nam. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú. Gạch chân thành phần phụ chú đó. Đoạn văn trên của Mác-két đã giúp cho ta hiểu rõ hậu quả của chiến tranh đối với các nước trên thế giới nói chung trong đó có Việt Nam nói riêng. Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của con người làm cho con mất cha, vợ mất chồng Con người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những vũ khí của chiến tranh đặc biệt chất độc đi-ô-xin mà đế quốc Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ con người Việt Nam. Đến nay, hàng trăm nghìn nạn nhân đã bị chết và hàng trăm nghìn người khác đang từng ngày, từng giờ vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. Thế hệ con, cháu của các nạn nhân do nhiễm chất độc da cam bị dị
  15. dạng, dị tật bẩm sinh, liệt hoàn toàn hoặc một phần cơ thể, như: mù, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung thư, đang chịu cuộc sống vô cùng khó khăn, gây nên những hậu quả nặng nề cho đời sống xã hội. Bên cạnh đó chiến tranh còn hủy diệt môi trường sinh thái, huỷ diệt mọi sự sống trên trái đất. Trong những năm chiến tranh, đế quốc Mĩ đã rải hàng ngàn tấn chất độc da cam xuống các cánh rừng của Việt Nam làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hecta rừng và đất nông nghiệp. Mỗi chúng ta – thế hệ trẻ của đất nước - cần có những hành động thiết thực chung tay giúp đỡ những nạn nhân của chiến tranh đặc biệt là những nạn nhân nhiễm chất độc da cam ở nước ta, góp tiếng nói trong cuộc hành trình đi tìm công lí và lên án cuộc chạy đua vũ trang để nhân loại được sống trong hòa bình. Thành phần biệt lập phụ chú: thế hệ trẻ của đất nước
  16. a. Từ tinh thần của đoạn văn bản trên, hãy viết lại suy nghĩ của bản thân về sự phi lí của chiến tranh hạt nhân trong hình thức một đoạn văn ngắn theo kiểu diễn dịch. Cách 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản “ĐTCMTGHB” của Mác -két, tác giả đã cho ta thấy nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất là hết sức phi lí. Bởi lẽ, nó không những đi ngược lại lí trí của tự nhiên mà còn đi ngược lại lí trí của con người, đi ngược lại khát vọng hòa bình của nhân loại. Các cuộc chạy đua vũ trang để chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân là vô cùng tốn kém và vô nhân đạo, đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống con người được tốt đẹp hơn, nhất là các nước nghèo. Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có VN cũng chịu hậu quả nặng nề của chất độc da cam trong chiến tranh. Nếu chiến tranh hạt nhận nổ ra thì sẽ đưa đến đau thương, mất mát, loạn lạc, li tán cùng với đói nghèo và lạc hậu. Bởi thế, việc tồn tại các kho vũ khí hạt nhân là không cần thiết trên thế giới. Thế nhưng, ngày nay kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của một số cường quốc vẫn chưa bị phá hủy. Nguy cơ chiến tranh và hiểm họa hạt nhân vẫn luôn đe dọa loài người. Vì một thế giới hòa bình, mỗi quốc gia trên thế giới cần chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Là một học sinh, em luôn tích cực học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, kĩ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, góp một phần nhỏ giúp các nạn nhân chất độc da cam. Chúng em sẽ tích cực tuyên truyền, sáng tác các tác phẩm nghệ thuật như vẽ tranh, sáng tác truyện, bài hát ca ngợi hòa bình, phản đối chiến tranh, để những tác phẩm nghệ thuật ấy cảm hóa trái tim của những người đang có âm mưu gây ra chiến tranh hạt nhân. Tích cực tham gia các phong trào vì hòa bình mà tổ chức hòa bình thế giới phát động.
  17. b: Với hình thức một đoạn văn ngắn theo kiểu qui nạp, hãy trình bày sự hiểu biết về những đau thương và bất hạnh mà chiến tranh đã và đang gây ra cho con người, nhất là trẻ em trên thế giới. Đoạn văn trên nằm trong văn bản “ĐTCMTGHB” của Mác – két đã cho ta thấy rõ cuộc chạy đua vũ trang để chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi nhiều khả năng để con người sống tốt hơn. Bởi chiến tranh một khi nổ ra sẽ khiến nhà cửa, cầu cống, bệnh viện, trường học bị phá hủy; đất đai đầy dấu vết của bom đạn, nền kinh tế bị kiệt quệ, giáo dục bị trì trệ, gia đình li tán, loạn lạc cùng với đói nghèo và lạc hậu. Chiến tranh còn để lại những nỗi đau dai dẳng cho cả thế hệ sau trong đó trẻ em là đáng thương nhất. Trẻ em không được đi học, không được chăm sóc, bị mất cha mất mẹ, gây ra những tổn hại về tinh thần và thể xác, để lại nỗi đau, nỗi ám ảnh cho các em trong suốt cả cuộc đời. Đặc biệt trong cuộc chiến tranh mà đề quốc Mĩ đã tiến hành ở Việt Nam đã qua hơn 40 năm, làm hơn 8 triệu người bị chết và bị thương,
  18. hơn 4,8 triệu người nhiễm chất độc da cam. Cho đến nay, những thế hệ sau của người Việt Nam vẫn còn phải đang gánh chịu những di chứng nặng nề của chiến tranh. Biết bao trẻ em sinh ra đã mang trong mình dị tật bẩm sinh, có nhiều em suốt đời không được nhìn thấy ánh mặt trời, chưa một lần ngồi được ngay ngắn, chân tay co quắp, mồm miệng méo xệch Tóm lại, chiến tranh mang đến bao đau thương mất mát cho con người nhất là trẻ em. Thế nhưng hiện nay, chiến tranh và xung đột vẫn còn diễn ra ở một số nơi trên thế giới như cuộc chiến tranh xâm lược hết sức phi lí mà Mĩ và Anh tiến hành ở I rắc, cuộc xung đột dai dẳng ở Trung Đông, tạo điều kiện cho chủ nghĩa khủng bố hoành hành dẫn đến bất ổn về kinh tế, chính trị, đe dọa trực tiếp đến an ninh hòa bình của nhân loại. Với tất cả những điều đó, loài người tiến bộ cần nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và thảm hoạ hạt nhân, tích cực hành động để ngăn chặn chiến tranh và đấu tranh cho một thế giới hoà bình, vì một tương lai tốt đẹp hơn cho thế giới , nhất là trẻ em
  19. c: Viết đoạn văn theo kiểu Tổng – Phân – hợp, bày tỏ suy nghĩ và hướng hành động của bản thân trong cuộc đấu tranh vì một thế giới hòa bình. Qua đoạn trích và bài diễn thuyết của Mác-két và qua hiểu biết thực tế, chúng ta nhận thức rất rõ về sự khốc liệt của chiến tranh, nhất là chiến tranh hạt nhân. Chiến tranh là hiện thực đau xót của nhân loại, là điều mà con người muốn tránh xa bởi nó để lại cho loài người những hậu quả khôn lường như sự sống bị hủy diệt, môi trường bị ô nhiễm, chết chóc và đau thương. Hơn nữa, chiến tranh còn là nguyên nhân trực tiếp của đói nghèo, của dịch bệnh và nhiều bất hạnh. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất là trẻ em, như trẻ em bị thiệt mạng, không được đi học, thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ. Chính sự hủy diệt và tàn khốc ấy của chiến tranh đã khiến cho tất cả mọi người đều ghê sợ, ai cũng khát khao hòa bình để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để làm được điều đó, chúng ta nhất là thế hệ trẻ
  20. cần có những hành động cụ thể, thiết thực; tích cực tuyên truyền, sáng tác các tác phẩm nghệ thuật như vẽ tranh, sáng tác truyện, bài hát ca ngợi hòa bình để những tác phẩm nghệ thuật ấy cảm hóa trái tim của những người đang có âm mưu gây ra chiến tranh hạt nhân. Tích cực tham gia các phong trào vì hòa bình mà tổ chức hòa bình thế giới phát động. Tích cực lên án chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình, kêu gọi mọi người chung tay góp sức, khắc phục hậu quả của chiến tranh, giảm bớt nỗi đau mà chiến tranh gây ra. Điều đặc biệt hơn là mỗi khi có những bất ổn, căng thẳng, loài người hãy đối thoại trong quan hệ song phương, đa phương. Bởi lẽ, trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại, muồn bảo vệ ngôi nhà ấy, chúng ta phải đoàn kết, yêu thương, đồng lòng xây dựng một thế giới hòa bình, an lành, hạnh phúc.
  21. ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng. Nhưng dù cho tai hoạ có xảy ra thì sự có mặt cuả chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích. Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết, đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu ra điều đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến tên những thủ phạm đã gây ra những lo sợ, đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng bằng những phát minh dã man nào, nhân loại, nhân danh những lợi ích ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này. ( Ngữ văn 9,tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam )
  22. Câu 1:Văn bản chứa đoạn trích trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ: +Tháng 8 năm 1986, nguyên thủ 6 nước Ấn Độ, Mê-hi- cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a họp lần thừ hai tại Mê-hi-cô, đã ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo đảm an ninh và hòa bình thế giới. Nhà văn Mác-két được mời tham dự cuộc gặp gỡ này. +Văn bản chứa đoạn trích trên được trích từ bài tham luận của ông. Câu 2.Đoạn trích trên được viết theo PTBĐ nào? - Nghị luận
  23. Câu 3a: Câu “Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết, đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân” chứa biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy? -Biện pháp tu từ: Câu “Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết, đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân” chứa biện pháp tu từ ẩn dụ. -Tác dụng: Cách nói giàu hình ảnh, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Qua đó, tác giả ngầm nhấn mạnh nhân loại cần ghi nhớ thảm họa hạt nhân và lich sử sẽ lên án các thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm họa hạt nhân. Câu 3b. Chỉ ra nội dung chính của đoạn trích. - Nội dung đoạn trích: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngăn chặn xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người
  24. Câu 4: Nêu ý hiểu về thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích trên? -Thái độ của tác giả: + Bộc lộ thái độ căm giận, phẫn nộ, của tác giả với thảm họa hạt nhân mà các thế lực hiếu chiến đã gây ra với nhân loại. + Đồng thời bộc lô thái độ kiên quyết của tác giả trong việc kêu gọi nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm họa hạt nhân.
  25. * PHẦN II: Làm văn ( nghị luận xh) Câu 1.a: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo kiểu diễn dịch, trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề được nêu ra ở đoạn trích? Trong đoạn văn sử dụng thành phần biệt lập, chỉ rõ ? Qua đoạn trích trên của Mác – két cho ta thấy nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên Trái Đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người.Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh hạt nhân của đế quốc Mỹ gây ra trong chiến tranh. Đó là những nỗi đau da cam đang âm thầm giày vò thể xác và cướp đi sự sống của nhiều người, trong đó có cả những trẻ em nhỏ. Chúng ta phải kiên quyết lên án và phê phán chiến tranh hạt nhân, đồng cảm và thương xót với nạn nhân của thảm họa hạt nhân. Học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần bảo vệ hòa bình bằng những việc làm theo khả năng, lứa tuổi của mình: tham gia mít tinh, biểu tình phản đối chiến tranh; vẽ tranh cổ động có nội dung chống chiến tranh hạt nhân; viết thư, quyên góp ủng hộ các nạn nhân chiến tranh trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo; tham gia tích cực các phong trào của nhà trường và địa phương để góp phần xoa dịu nỗi đau da cam
  26. Câu 1.b: Viết đoạn văn ngắn (độ dài tối đa nửa trang giấy) theo kiểu tổng - phân - hợp trình bày suy nghĩ về chiến tranh và hòa bình. Trong đoạn văn sử dụng thành phần biệt lập, chỉ rõ ? Chiến tranh và hoà bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự còn mất của mỗi quốc gia. Chiến tranh và hòa bình – đó là hai mảng đối lập. Nếu như hòa bình chỉ sự bình an, vui vẻ thì chiến tranh lại nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu, nước mắt và sinh mạng con người. Lịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của 2 cuộc Chiến tranh thế giới được coi là tàn khốc nhất. Ở Việt Nam - một dân tộc anh hùng, đã hi sinh rất nhiều trong các cuộc chiến tranh lịch sử. Chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả nó để lại thì vô cùng lớn và cũng nhiều nước trên thế giới chiến tranh vẫn còn. Hòa bình là khao khát của tất cả các dân tộc chân chính trên thế giới. Ở một nước hòa bình con người có cơ hội sinh sống và phát triển trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, phân tán, chia li như trong chiến tranh. Chính bởi vậy, hòa bình là cái đích mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới. Mỗi người bằng hành động và việc làm cụ thể hãy chung tay đoàn kết, xiết chặt đội ngũ xoá bỏ chiến thanh hạt nhân vì một thế giới hoà bình - Thành phần biệt lập: Thành phần phụ chú
  27. ĐỀ 3: Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : Năm 1981 UNICEF đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới. Chương trình này dự kiến cứu trợ y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện đieèu kiện vệ sinh và tiếp tế, thực phẩm và nước uống. Nhưng tất cả đã tỏ ra là một giấc mơkhông thể thực hiện được, vì tốn kém 100 tỉ đo la. Tuy nhiên, số tiền này cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu. Và đây là một ví dụ khác trong lĩnh vực y tế: Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni-mít, trong số 15 chiếc mà Hoa Kì dự định đóng từ nay đến năm 2000, cũng đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong cũng 14 năm đó và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ nguời khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em, riêng cho châu Phi mà thôi. Một ví dụ trong lĩnh vực tiếp tế thực phẩm: Theo tính tyoán của PAO năm 1985 người ta thấy trên thế giới có gần 575 triệu người thiếu dinh dưỡng. Số lượng calo trung bunhf cần thiết cho những người đó chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới. Một ví dụ trong lĩnh vực giáo dục: Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.”.
  28. Câu 1: Nêu xuất xứ của đoạn trích văn bản trên? - Xuất xứ: Đoạn văn trên là phần 2 của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của tác giả G.G. Mác-Két. Câu 2: Nêu một vài nét về tác giả của đoạn trích trên (xem kiến thức cơ bản) Câu 3a: Nêu nội dung chính của đoạn trích? -Nội dung: Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn. * Còn có cách hỏi khác: Câu 3b: Để làm sáng tỏ nội dung đoạn văn, tác giả đã lập luận bằng cách nào?Nêu hiệu quả của phép lập luận ấy? - Phép lập luận: chứng minh (Tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng với những so sánh thuyết phục trong các lĩnh vực xã hội, y tể, tiếp tế thực phẩm, giáo dục với những con số biết nói)
  29. - Hiệu quả: + Nhấn mạnh sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang và vũ khí hạt nhân. + Thể hiện thái độ của tác giả: Yêu thương, quan tâm đến những người dân bị thiệt thòi. Đồng thời tố cáo, căm ghét những kẻ sản xuất vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang. Câu 4 : Nêu ý hiểu về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích trên ? -Thái độ của tác giả : Căm ghét , phê phán, lên án cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh.
  30. * Phần II: Làm văn: Câu 1.a:Từ văn bản trên và hiểu biết của mình , em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề xung đột và chiến tranh trong bối cảnh thế giới hiện nay? Từ đó nêu nhận thức về trách nhiệm của mỗi người trước vấn đề đó? Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết- Chỉ rõ? Qua đoạn trích trên của Mác – két cho ta thấy cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn. Trong tình hình thế giới hiện nay chiến trang và xung đột vẫn liên tục nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau. Chiến tranh xâm lược, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố hoành hành Chính vì thế kho vũ khí hạt nhân của các nước trên thế giới vẫn tồn tại và ngày càng được cải tiến. Chắc chắn, nguy cơ chiến tranh hạt nhân và hiểm họa hạt nhân vẫn luôn đe dọa cuộc sống bình yên của các quốc gia trên thế giới. Mỗi người đặc biệt là HS cần có nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh hạt nhân và thảm họa hạt nhân. Tích cực tuyên truyên cho mọi người hiểu hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân và có hành động để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân để đấu tranh cho một thế giới hòa bình . Đồng thời lên án các thế lực hiếu chiến.
  31. Câu 1-b: Với hình thức một đoạn văn ngắn theo kiểu qui nạp, hãy trình bày sự hiểu biết về những đau thương và bất hạnh mà chiến tranh đã và đang gây ra cho con người, nhất là trẻ em trên thế giới. Từ đoạn văn trên, ta thấy được những đau thương và bất hạnh mà chiến tranh hạt nhân đã và đang gây ra cho con người là hết sức ghê gớm. Hiện nay, xung đột và chiến tranh vẫn còn nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới như cuộc chiến tranh xâm lược hết sức phi lí mà Mĩ và Anh vừa tiến hành ở I-rắc, cuộc xung đột dai dẳng ở Trung Đông, tạo điều kiện cho chủ nghĩa khủng bố hoành hành. Đặc biệt, các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của một số cường quốc vẫn chưa bị phá huỷ. Vì thế, nguy cơ chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn đe doạ cuộc sống bình yên của các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Cho nên mọi người phải nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và thảm hoạ hạt nhân, tích cực hành động để ngăn chặn chiến tranh và đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
  32. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ - Học bài vừa ôn, chép đầy đủ ra vở ôn - Học thuộc các bài văn đã được ôn và được cung cấp tài liệu - Chuẩn bị cho buổi học trực tuyến sau: SANG THU