Bài giảng Ngữ văn khối 8 - Ôn tập bài: Câu trần thuật, câu phủ định

pptx 18 trang minh70 4430
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn khối 8 - Ôn tập bài: Câu trần thuật, câu phủ định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_khoi_8_on_tap_bai_cau_tran_thuat_cau_phu_d.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn khối 8 - Ôn tập bài: Câu trần thuật, câu phủ định

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? Câu 2: Đặt các câu cảm thán có nội dung nói về các sự việc sau: a. Khi em được điểm cao. b. Khi em bị điểm kém. c. Khi nhìn thấy con vật mà mình yêu thích.
  2. Ôn tập bài: Câu trần thuật, câu phủ định I. Kiến thức cơ bản: 1. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. - Hình thức: + Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. +Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm, đôi khi bằng dấu chấm than, chấm lửng. - Chức năng: + Chính: Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả + Khác: Dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc
  3. 2.Lưu ý: Cần phân biệt câu trần thuật dùng để bộc lộ cảm xúc với câu cảm thán. a. Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa! Câu cảm thán ( từ ngữ cảm thán: “ Ôi” ) b. Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! => Câu trần thuật dùng để nhấn mạnh vào cảm xúc của nhà thơ.
  4. 3.Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định. - Hình thức: + Có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải(là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có). - Chức năng: + Thường dùng để thông báo, xác nhận không có một sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó ( câu phủ định miêu tả) + Dùng để phản bác một ý kiến, một nhận định ( câu phủ định bác bỏ).
  5. II. Luyện tập Bài 1: Thế nào là câu trần thuật? Là kiểu câu dùng để kể, xác nhận, miêu tả, thông báo, nhận định, trình bày VD: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.
  6. Bài 2. Các câu sau đây có phải là câu trần thuật không? Vì sao? a. Ở quê tôi dạo này cấm mọi người chăn trâu ngoài đồng. a. Thầy giáo bảo hôm nay thầy về sớm. c. Cảnh nhà đã thế, mẹ đành dứt tình với con!- Ngô Tất Tố- d. Chứ ông Lý tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa! e. Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ. =>Câu trần thuật, vì có chức năng thông báo
  7. Bài 3. Nêu mục đích cụ thể của những câu trần thuật dưới đây: a.(1) Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. ( 2) Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất. b.(1) Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện(2). Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. c. Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì nó luôn bị chính nó bôi bẩn. d. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. e. Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. g. Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng Người Pháp ép – phen thiết kế.
  8. Căn cứ vào nội dung của từng cầu trần thuật đã cho để xác định mục đích cụ thể. a. (1) kể; (2) miêu tả.; b. (1) (2) kể, c. Giới thiệu, d. Nhận xét., e. Tuyên bố, g. Giới thiệu.
  9. Bài 4: Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả 4 kiểu câu đã học. Gợi ý: - Hình thức: Đoạn đối thoại( có 2 người trở lên) - Nội dung: Có thể viết theo các chủ đề sau + Học tập + Vệ sinh môi trường + Phòng chống bệnh Covid 19
  10. Bài tập 5( BT1- SGk/53) Các câu phủ định bác bỏ là: -Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! Câu nàyông giáo nói ra để phản bác suy nghĩ của Lão Hạc trước đó. (Cái giống nó cũng khôn! Nó làm in như nó trách tôi; ) - Không, chúng con không đói nữa đâu. => Câu này cái Tí bác bỏ lại điều mà nó cho là mẹ nó( chị Dậu)đang nghĩ: mấy đứa con đang đói.
  11. Bài tập 6: ( BT2- SGK/53,54) - Cả 3 câu trênđều là những câu phủ định vì có chứa từ ngữ phủ định: không, chẳng. - Các câu có cấu tao khá đặc biệt: các từ phủ định trong các câu nàu hoặc kết hợp với 1 từ ngữ phủ định khác như: a. không phải là không b. không ai không c. Ai chẳng => Tất cả các câu này đều có ý nghĩa khẳng định chứ không phải phủ định.
  12. Đặt câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương : a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song lại có ý nghĩa. b. Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, mọi người đều từng ăn c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ trước cổng trường.
  13. So sánh những câu mới đặt với các câu trên • Việc dùng câu phủ định theo lối dùng 2 từ ngữ phủ định (gọi là phủ định của phủ định) hay dùng một từ phủ định kết hợp với một từ bất định ( không), một từ nghi vấn là cách để nhấn mạnh hơn ý cần diễn đạt. Nghĩa của các câu này chắc chắn sẽ đậm hơn nghĩa của các câu khẳng định tương đương.
  14. Bài tập 7:( BT3- SGK/54) - Nếu thay từ không bằng từ chưa thì câu văn được viết lại như sau: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp. - Ý nghĩa của câu sẽ thay đổi, bởi vì từ chưa mang ý nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm nói( không bao hàm phủ định ở thời điểm sau thời điểm nói) nghĩa à lúc ấy Dế Choắt không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được. Trái lại từ không mang ý nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm hện tại và cả sau này nữa. Dế Choắt sau khi bị chị Cốc mổ đã không dậy được nữa và sau đó chết. Vì thế, câu phủ định có từ không sẽ thích hợp với tình huống truyện.
  15. Bài tập 8:( BT4- SGK/54) - Gợi ý: Các câu đã cho không phải là câu phủ định( vì không chứa các dấu hiệu hình thức của câu phủ định). Nhưng chúng lại được dùng để biểu thị ý phủ định + Câu (a): dùng để phản bác một ý kiến khẳng định của một ai đó về một đối tượng nào đó. + Câu (b) : phản bác tính chân thực của một thông báo hay một nhận định, đánh giá nào đó. + Câu (c) : dùng câu nghi vấn để phản bác một ý kiến khen ngợi một bài thơ nào đó hay. + Câu(d): dùng để phản bác điều mà ông giáo cho rằng lão Hạc đang nghĩ( rằng ông giáo sướng hơn lão Hạc)
  16. Bài tập 9:( BT5- SGK/54) - Gợi ý trả lời: - Không thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng vào đoạn văn trên được bởi vì:nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu.Trong câu, quên có nghĩa là không nghĩ đến( vì sự căm thù giặc đã át hết đi); chưa là chỉ sự nóng lòng muốn ra trận tiền giết giặc( khác với chẳng- không thể làm được)
  17. Bài tập 10:( BT6- SGK/54) - Gợi ý trả lời: - Ví dụ: - Tối hôm qua ti vi không chiếu bộ phim mà cậu nói. Câu phủ định miêu tả -Nhưng cậu đã xem ở những kênh nào? - Tớ đã kiểm tra các kênh nhưng chẳng kênh nào có cả. =>( Câu phủ định bác bỏ)
  18. Hướng dẫn học bài - Nắm chắc đặc điểm hình thức của câu trần thuật , câu phủ định. - Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập ngữ văn. - Chuẩn bị : + Sáng thứ 4( 10 giờ) học trên truyền hình. + Chuẩn bị ôn tập bài “ Nước Đại Việt” trích Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi