Bài giảng Ngữ văn khối 9 - Luyện đề văn bản: Những ngôi sao xa xôi

ppt 57 trang minh70 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn khối 9 - Luyện đề văn bản: Những ngôi sao xa xôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_khoi_9_luyen_de_van_ban_nhung_ngoi_sao_xa.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn khối 9 - Luyện đề văn bản: Những ngôi sao xa xôi

  1. TRƯỜNG THCS PHÚ LA MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Năm học 2019-2020 GIÁO VIÊN: LÊ THỊ BÍCH LIÊN
  2. LUYỆN ĐỀ VĂN BẢN: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI ( Lê Minh Khuê) ĐỀ SỐ 1: 1. Giới thiệu về Lê Minh Khuê và truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” bằng một văn bản khoảng một trang giấy thi. Trong văn bản có sử dụng khởi ngữ và thành phần phụ chú (Gạch chân và chú thích) 2. Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm? 3. Kể tên một số tác phẩm viết về thế hệ Việt Nam thời kháng chiến. 4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo lối T- P- H phân tích vẻ đẹp của đội nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và thành phần phụ chú. (chú thích)
  3. ĐÁP ÁN Câu 1: Giới thiệu về Lê Minh Khuê và văn bản “Những ngôi sao xa xôi” * Hình thức: - Bài văn trong khoảng một trang giấy thi. - Có khởi ngữ và thành phần phụ chú. * Nội dung: a.Tác giả: - Tiểu sử: Lê Minh Khuê (1949) quê ở Thanh Hóa. - Sự nghiệp: Từng là thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, thuộc thế hệ các nhà văn trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ (Viết văn từ những năm 70) - Phong cách: là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ngòi bút miêu tả tinh tế, đặc biệt là nhân vật nữ. - Đề tài: trước năm 1975: viết về cuộc sống và chiến đấu của thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, sau 1975 viết về cuộc sống và con người thời kì đổi mới.
  4. b.Tác phẩm: - HCST: năm 1971 trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. - Ngôi kể: ngôi thứ nhất- nhân vật Phương Định- nhân vật chính kể chuyện - Tóm tắt: Truyện tái hiện cuộc sống và chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn: Nho,Thao và Phương Định với nhiệm vụ là trinh sát mặt đường. Công việc vô cùng nguy hiểm luôn cận kề cái chết. - Nội dung: truyện làm nổi bật + Cuộc sống, chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh của những người thanh niên xung phong. + Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, lạc quan của những cô gái trẻ + Tinh thần dũng cảm, có trách nhiệm trong công việc của những người chiến sĩ =>Vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong cũng là vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Nghệ thuật: Ngôi kể thứ nhất – Phương Định - nhân vật chính, cách kể truyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung, đặc biệt thành công ở nghệ thuật miêu tả tâm lí.
  5. Câu 2: Ý nghĩa nhan đề: - Nhan đề của tác phẩm gợi vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng, mang nét đặc trưng của văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Đồng thời, nhan đề này vừa gợi sự tò mò của người đọc, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu xa. - Về nghĩa thực: Những ngôi sao là hình ảnh đẹp, tự hào trên mũ trên vai người chiến sĩ, ngôi sao còn là nguồn sáng lấp lánh trên bầu trời đêm. - Nghĩa ẩn dụ: Những ngôi sao xa xôi, ánh sáng khiêm nhường, ẩn hiện nơi xa xôi, khuất lấp trong bạt ngàn núi rừng ở Trường Sơn, không phải lúc nào cũng dễ nhận ra nhưng nó có sự mê hoặc lòng người. Những ngôi sao ấy chính là biểu tượng cho phẩm chất cách mạng dũng cảm, giản dị, có tính đồng đội sâu sắc, đồng thời cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng của Nho, Thao, Phương Định - những cô gái trẻ, những thanh niên xung phong. - Nhan đề này cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.
  6. Câu 3: Kể tên một số tác phẩm viết về thế hệ Việt Nam thời kháng chiến. - Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật - Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long - Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng - Đồng chí – Chính Hữu
  7. Câu 4: Viết đoạn văn a. Hình thức: - Đoạn văn tổng – phân – hợp (10 – 12 câu) - Kiến thức TV: câu bị động, thành phần phụ chú (chú thích). b. Nội dung: * Hoàn cảnh sống và chiến đấu: - Nơi ở: trong một cái hang dưới chân cao điểm, trên tuyến đường TS. - Công việc: trinh sát mặt đường. → Hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô gái đều rất nguy hiểm, cận kề với cái chết. * Vẻ đẹp của các cô gái thanh niên xung phong: - Có phẩm chất của những chiến sĩ: + Tinh thần yêu nước. + Tinh thần trách nhiệm, dũng cảm + Tình đồng đội - Vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái trẻ: + Hồn nhiên, mơ mộng, nhạy cảm + Lạc quan, thích hát, thích làm đẹp. Nghệ thuật: Sử dụng ngôi kể thứ nhất, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế.
  8. ĐỀ SỐ 2: Mở đầu đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê có viết: “Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm ” (Ngữ văn 9, tập hai) 1. Ba cô gái được nhắc đến trong đoạn trích trên làm nhiệm vụ gì? Ở họ có những nét nào chung, đáng yêu, đáng trân trọng? 2. Từ hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm chiến tranh và cuộc sống hòa bình hôm nay. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi) 3. Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 sáng tác cùng năm với tác phẩm Những ngôi sao xa xôi. Ghi rõ tên tác giả.
  9. ĐÁP ÁN Câu 1: Ba cô gái được nhắc đến trong đoạn trích có: *Nhiệm vụ: trinh sát mặt đường - Chạy trên cao điểm giữa ban ngày - Quan sát địch ném bom - Đo khối lượng đất đá cần san lấp ở những hố bom - Phá những quả bom chưa nổ. → Công việc mạo hiểm, cận kề cái chết, đòi hỏi tinh thần dũng cảm, sự bình tĩnh cao độ. * Những nét chung đáng yêu, đáng trân trọng: - Có phẩm chất của những chiến sĩ: + Tinh thần yêu nước + Tinh thần trách nhiệm, dũng cảm + Tình đồng đội - Vẻ đẹp tâm hồncủa những cô gái trẻ: + Hồn nhiên, mơ mộng, nhạy cảm + Lạc quan, thích hát, thích làm đẹp.
  10. Câu 2: * Hình thức: Kiểu văn bản: nghị luận xã hội rút ra từ một tác phẩm văn học. Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. * Nội dung: Làm nổi bật: Suy nghĩ về vẻ đẹp của người Việt Nam trong những năm chiến tranh và cuộc sống hòa bình. * Vẻ đẹp của người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh: - Yêu nước nồng nàn. - Có lí tưởng sống, dũng cảm đối diện với khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Tình đồng chí, đồng đội gắn bó. - Cuộc sống chiến trường khốc liệt nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời, mơ mộng, yêu cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống ngay giữa chiến trường. * Vẻ đẹp của người Việt Nam trong cuộc sống hòa bình. - Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông. - Cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động - Yêu chuộng hòa bình. * Liên hệ bài học bản thân.
  11. Câu 3: Tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 sáng tác cùng năm với tác phẩm Những ngôi sao xa xôi. Ghi rõ tên tác giả: - Tác phẩm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm.
  12. ĐỀ SỐ 3 : Cho đoạn văn sau: Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó chúng tôi gọi nhau là “Những con quỷ mắt đen” (Ngữ văn 9, tập hai) 1. Những câu văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? 2. “Chúng tôi” được nhắc đến trong đoạn văn là những ai? Nụ cười và những lời đùa gọi nhau của các nhân vật thể hiện vẻ đẹp nào của họ? 3. Từ câu văn “Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc”, em có thể liên tưởng tới câu thơ nào trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? Chép chính xác câu thơ ấy. 4. Qua đó, em cảm nhận như thế nào về người chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng chiến tranh? Trình bày cảm nhận ấy bằng một đoạn văn tổng phân hợp 12 câu,trong đoạn văn có sử dụng phép nối và câu ghép. (chú thích)
  13. Câu 1: -Tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê -Hoàn cảnh sáng tác: 1971 trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Câu 2: Ba cô gái thanh niên xung phong: Thao, Phương Định, Nho. Nụ cười và những lời đùa gọi nhau của các nhân vật làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái: - Tinh thần dũng cảm, kiên cường, không ngại khó khăn, gian khổ. - Lòng yêu nước, tự hào của các cô về công việc mình đang làm đã góp phần làm nên những chiến công anh hùng. - Tâm hồn trẻ trung, lạc quan, hồn nhiên, trong sáng, tinh nghịch, sôi nổi. - Chan hòa, thân thiết trong tình đồng đội.
  14. Câu 3: Câu thơ: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” Câu 4: * Hình thức: - Đoạn văn ngắn theo lối quy tổng phân hợp 12 câu. - Có câu văn sử dụng phép nối và câu ghép. (chú thích) * Nội dung: Nêu được những cảm nhận của bản thân về người chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng chiến tranh - Đều dũng cảm đương dầu với khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng. - Đoàn kết, yêu thương quan tâm chăm sóc lẫm nhau như những người thân. - Tâm hồn trong sáng, trẻ trung, yêu đời. - Hình ảnh những chiến sĩ thanh niên xung phong đã góp phần làm nên vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Nghệ thuật: Sử dụng ngôi kể thứ nhất, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế.
  15. ĐỀ SỐ 4 : Dưới đây là đoạn văn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê “Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay vào một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân run lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước trong ca hay trong bi đông. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung ” (Ngữ văn 9, tập hai) 1. Xét về hình thức cấu tạo ngữ pháp, các câu văn trong đoạn trích trên có gì đặc biệt? Cách sử dụng các câu văn như vậy có tác dụng gì trong việc miêu tả nhân vật? 2. Vì sao truyện viết về ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường nhưng tác giả lại đặt tên là “Những ngôi sao xa xôi”? 3. Trong đoạn văn có câu “Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay vào một thế giới khác”, vậy thế giới khác được nhắc đến trong đoạn văn là thế giới nào? 4. Truyện ngắn“Những ngôi sao xa xôi” đã khắc họa rõ nét những vẻ đẹp của các cô gái trẻ trong công việc phá bom đầy nguy hiểm. Họ là đại diện cho thế hệ trẻ VN thời đại chống Mĩ anh hùng. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong khoảng 1 trang giấy thi.
  16. Câu 1. Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu văn trong đoạn trích trên chủ yếu là những câu rút gọn -> Miêu tả tinh tế tâm trạng và hoạt động của các cô gái trong khoảng lặng giữa các trận bom. Câu 2: Truyện viết về ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường nhưng tác giả lại đặt tên là “Những ngôi sao xa xôi” vì: - Hoàn cảnh sống và làm việc. - Vẻ đẹp của các cô gái -> Gợi nhắc tới những tinh tú trên bầu trời. Họ đẹp như thể những ngôi sao -> ca ngợi-> thể hiện chủ đề của tác phẩm.
  17. Câu 3. “Thế giới khác ” là thế giới đối lập với bên ngoài cao điểm về: không gian, nhiệt độ, sự khốc liệt. ->Đó là thế giới trong khoảng lặng giữa những trận bom, thế giới yên ả, mát lạnh xoa dịu đi sự khốc liệt của chiến tranh, để các cô gái được trở lại sống với chính mình
  18. Câu 4: Viết bài văn * Hình thức: Bài văn trong khoảng 1 trang giấy thi. * Nội dung: - Giới thiệu về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. - Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay: + Giữ gìn và phát huy truyền thống anh hùng cách mạng. + Nhận thức được trách nhiệm của bản thân. + Học tập và rèn luyện để xây dựng đất nước. + Nhớ ơn thế hệ trước. + Tích cực tham gia các hoạt động tập thể + Sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì tổ quốc. - Phê phán. - Liên hệ bản thân. ( gắn với tình hình dịch bệnh hiện nay:ở nhà, không ra khỏi nhà nếu không cần thiết, chăm chỉ học onnile, làm mũ chắn, sáng tác bài hát động viên bác sĩ )
  19. ĐỀ SỐ 5: Cho đoạn văn sau: “ Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa lời ra mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn và ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như cái đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm tôi trong gương.” (Ngữ văn 9, tập hai) 1. Nhân vật “tôi” là ai và có vai trò gì trong tác phẩm? 2. Xác định lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên. 3. Xác định chính xác một câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn văn trên? Chỉ rõ câu văn thứ 2 trong đoạn trích là kiểu câu gì xét về cấu tạo? 4. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “tôi” được bộc lộ trong đoạn văn trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và một câu hỏi tu từ ở cuối đoạn (gạch chân, chú thích).
  20. Câu 1: Nhân vật “tôi” là Phương Định – là nhân vật chính – người kể chuyện. Câu 2: - Lời dẫn trực tiếp: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!" Câu 3: - Câu có chứa khởi ngữ: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". - Câu : “Im ắng lạ.” là câu rút gọn TP chủ ngữ
  21. Câu 4: * Về hình thức: - Đúng đoạn văn TPH ( khoảng12 câu ) - Một câu hỏi tu từ (cuối đoạn) - Một phép nối *Về nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định - Đảm bảo các ý sau: + Giới thiệu về cuộc sống và công việc: nguy hiểm nhưng vẫn lạc quan, hồn nhiên, tâm hồn không bị chai sạn, khô cằn + Phương Định tự giới thiệu về mình: con gái Hà Nội; cô gái khá (tóc dài, mềm; cổ cao, kiêu hãnh như cái đài hoa loa kèn; đặc biệt nhất là đôi mắt có cái nhìn xa xăm) => Gợi vẻ đẹp chiều sâu trong tâm hồn + Sở thích: thích hát và bịa lời bài hát-> Lạc quan, yêu đời-> Tiếng hát của thời kì “tiếng hát át tiếng bom”- giúp cất cánh cho tâm hồn, vượt lên gian khổ + Còn là cô gái giàu cảm xúc, thích bó gối mơ mộng. + Thích sống với những kỉ niệm êm đềm bên gđ, người thân, qh + Rất nhạy cảm, trong sang hồn nhiên khi cơn mưa đá ập đến, PĐ cuống cuồng say mê và kỉ niệm đẹp tuổi thơ lại ùa về => Nét đẹp trong tâm hồn trong sáng của cô gái trẻ như thách bom đạn hiểm nguy. Có lẽ, nơi lửa đạn lại là điều kiện thử thách không chỉ tỏa sáng phẩm chất anh hùng cách mạng mà còn cho tâm hồn của những con người trẻ tuổi ấy tỏa sáng, thăng hoa + Nghệ thuật: Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, lời kể trẻ trung
  22. ĐỀ SỐ 6 Cho đoạn văn: - Sắp đấy! - Nho quay lưng lại chúng tôi Nhưng trong công việc, ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo. (Ngữ văn 9, tập hai) 1. Từ “chúng tôi” trong đoạn văn trên là những ai? Ở họ có những điểm nào chung? 2. Xét về cấu tạo, câu văn : “Sắp đấy!” thuộc kiểu câu gì? 3. Vì sao tác giả Lê Minh Khuê khi viết về 3 nữ thanh niên xung phong - những anh hùng nhưng vẫn cho họ có những điểm yếu như: sợ máu, sợ vắt, quá mềm mại nữ tính?
  23. Câu 1: “chúng tôi”: Phương Định, Nho, chị Thao. Điểm chung: - Đều dũng cảm đương dầu với khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng. - Đoàn kết, yêu thương quan tâm chăm sóc lẫm nhau như những người thân. - Tâm hồn trong sáng, trẻ trung, yêu đời. Câu 2: Xét về cấu tạo, câu “Sắp đấy!” thuộc kiểu câu đặc biệt. Câu 3: Giải thích: - Lê Minh Khuê không anh hùng hóa, cao cả hóa một cách tuyệt đối các nhân vật mà làm cho họ trở nên gần gũi hơn, đời thường hơn. - Điều đó càng làm phong phú, kì diệu vẻ đẹp của người con gái VN: vừa anh hùng rắn rỏi song cũng rất mềm mại nữ tính - Đó là phương pháp đò bẩy, lấy những chi tiết nhỏ bé, chân thực, đời thường và rất con gái để tạo bất ngờ cho người đọc về sự cao cả, anh hùng ở các nữ TNXP
  24. ĐỀ SỐ 7 : Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa. Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “ Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa. Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới không đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? (Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo Dục, 2010) 1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 2. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên. 3. Tìm hai câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của việc sử dụng các câu rút gọn đó. 4. Từ tình đồng chí, đồng đội của những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về sức mạnh của tình đoàn kết trong cuộc sống hiện nay.
  25. Câu 1: Truyện Những ngôi sao xa xôi được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra ác liệt . Câu 2: Đoạn trích tái hiện lại những cảnh tượng bom đạn chiến tranh khốc liệt trên tuyến đường Trường Sơn. Ở nơi đó có những nữ thanh niên xung phong dũng cảm chiến đấu, phá bom. Họ có tình đồng đội keo sơn, họ vô cùng gắn bó, yêu thương, quan tâm hết mực đến nhau. Câu 3: - Hai câu rút gọn trong đoạn trích: Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét Không thấy mây và bầu trời đâu nữa - Hiệu quả của việc sử dụng các câu rút gọn: Làm cho câu văn ngắn gọn, tránh lặp từ; thông tin nhanh, nhịp văn dồn dập phản ánh được sự khốc liệt của chiến trường Câu 4: Trình bày khái niệm “Đoàn kết” Nêu được những biểu hiện của tình thần đoàn kết trong tác phẩm, thực tế đời sống. Ý nghĩa của sức mạnh của tình đoàn kết: giúp con người hòa nhập, gắn kết trong cộng đồng; tạo nên sức mạnh lớn lao để vượt qua khó khăn, đạt được thành công trong mọi hoàn cảnh. Phê phán những người sống ích kỉ cá nhân, chia rẽ đoàn kết. Liên hệ bản thân: Đoàn kết trong học tập, lao động, xây sựng tập thể tiến bộ
  26. ĐỀ SỐ 8: Cho đoạn văn sau: “Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới .không đáng kể nữa”. (Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê) 1. Nhân vật chị trong đoạn trích trên là ai? Vì sao chị lại có quyền hạn phân công? 2. Xác định câu phủ định? 3. Nhân vật tôi trong đoạn trích được phân công nhiệm vụ gì? Tại sao nhân vật lại có cảm giác căng thẳng và suy nghĩ: “Những gì đã qua, những gì sắp tới .không đáng kể nữa”? Từ đó em hiểu gì về phẩm chất của nhân vật này?
  27. Câu 1: Chị là chị Thao - tổ trưởng của tổ trinh sát mặt đường. Câu 2: Câu phủ định: Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới .không đáng kể nữa Câu 3: Nhân vật tôi trong đoạn trích được phân công nhiệm vụ: Ở lại trong hang trực điện thoại. - Nhân vật lại có cảm giác căng thẳng và suy nghĩ vì: Nhân vật tôi phải “ở nhà” trực, còn chị Thao và Nho lại đi phá bom. Điều này khiến cho Phương Định lo lắng vì những nguy hiểm mà chị Thao và Nho đang phải đối mặt. - Phẩm chất: Có tình đồng đội gắn bó keo sơn, luôn quan tâm, lo lắng cho đồng đội. Yêu thương đồng đội như chị em ruột trong gia đình.
  28. ĐỀ SỐ 9 Cho đoạn văn: “ Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn” (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) 1.Đoạn văn trên diễn tả tâm trạng ai? Trong hoàn cảnh nào? 2.Cách đặt câu trong đoạn có gì đặc biệt ? Tác dụng của cách đặt câu như vậy đối với việc diễn tả nội dung đoạn văn? 3.Viết đoạn văn 15 câu giới thiệu tổ trinh sát mặt đường trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê.
  29. Câu 1: Tâm trạng Phương Định trong khi ngồi trong hang, quan sát dịch ném bom. Câu 2: - Cách đặt câu: câu đơn ngắn, câu đặc biệt. - Cách đặt câu như vậy có tác dụng diễn tả được sự dồn dập, căng thẳng của trận đánh, cũng như tâm trạng hồi hộp của nhân vật. Câu 3: * Hình thức: Đoạn văn 15. * Nội dung: Giới thiệu đảm bảo các ý sau - T/p viết về tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái: Nho, P.Định, và chị Thao. - Công việc của họ là đo khối lượng đất đá cần phải san, đánh dấu những quả bom chưa nổ nếu cần thì phá bom. - Hoàn cảnh sống khó khăn, nguy hiểm, tinh thần chiến đấu dũng cảm. - Tính cách đáng yêu, sự hồn nhiên, mơ mộng. + Chị Thao đội trưởng: Cương quyết, táo bạo nhưng sợ vát và sỡ máu. + Nho cô em út nhỏ tuổi nhỏ nhẹ, dịu dàng, duyên dáng: ” trông nước mắt như một que kem trắng”, Nho thích ăn kẹo và rất cứng cỏi, kiên quyết trong công việc. + P. Định, là cô gái Hà Nội trẻ trung yêu đời, hay mơ mộng, giàu cảm xúc. - Nho,PĐịnh, chị Thao chính là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
  30. ĐỀ SỐ 10: Cho đoạn văn sau: “ Nước nhỏ từ cằm xuống áo, liên tiếp như những giọt mưa. Tôi quay điện về đơn vị. Đại đội trưởng bảo: Thế à? Cảm ơn các bạn! Đại đội trưởng rất hay dùng những từ tế nhị như “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn”. Anh trẻ, người gầy,hay đau khớp, hay làm ca dao cho báo tường. Nhà đâu như cuối phố Lò Đúc.” (Trích “Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai) 1. Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó? 2. Trong đoạn trích trên, nhân vật“Đại đội trưởng rất hay dùng những từ tế nhị như “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn”. Điều đó thể hiện việc tuân thủ phương châm hội thoại nào? 3. Có thể nói, các từ ngữ “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn” là những từ ngữ đẹp nhất trong tiếng Việt. Bằng một bài văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc sử dụng những từ ngữ đẹp như vậy trong cuộc sống hôm nay.
  31. Câu 1: Xác định ngôi kể: thứ nhất – Phương Định, nhân vật chính Tác dụng: - Tái hiện một cách chân thực, sinh động cuộc sống và chiến đấu đầy gian khổ của những TNXP trên tuyến đường Trường Sơn. - Tái hiện được những diến biến tâm lý, tình cảm, đời sống nội tâm của những cô gái trẻ. Câu 2: Nhân vật đại đội trưởng tuân thủ phương châm lịch sự.
  32. Câu 3: * Hình thức: - Bài văn đầy đủ bố cục ba phần - Kiểu văn bản: Nghị luận xã hội suy ra từ tác phẩm văn học * Nội dung: HS có thể có các cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Vấn đề bàn luận: Sử dụng các từ ngữ “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn” trong giao tiếp. - Khẳng định: Những từ ngữ “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn” rất cần thiết trong mối giao tiếp của con người, đặc biệt là trong xã hội ngày nay. - Biểu hiện: Nói lời “cảm ơn” khi ai đó giúp đỡ mình, nói lời “xin lỗi” khi mình mắc sai lầm, nói lời “chúc” khi muốn gửi tới những người quen biết sự quan tâm, yêu thương ( HS có thể lấy ví dụ ngay trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê và lấy những ví dụ thực tiễn ngoài cuộc sống ) - Ý nghĩa: Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn, xã hội văn minh, tiến bộ hơn. Thể hiện nếp sống lịch sự, văn minh, toát lên vẻ đẹp của tính cách và tâm hồn con người - Bài học: + Hiểu được tầm quan trọng của lời nói. + Có ý thức sử dụng những từ ngữ lịch sự đó trong giao tiếp hàng ngày. + Phê phán, bài trừ thái độ vô ơn, bất lịch sự, nói năng thô tục, thiếu suy nghĩ
  33. ĐỀ SỐ 11: Cho đoạn trích: “Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.” (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) 1. Đoạn văn là lời kể của nhân vật nào trong tác phẩm? Viết về việc gì trong câu chuyện? 2. Nếu viết “Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phá hai quả dưới lòng đường. Chị Thao phá một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.” Thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi như thế nào? Cách đặt câu trong tác phẩm có tác dụng gì đối với việc diễn tả ý và gợi cảm xúc như thế nào? 3. Ba cô gái trong đoạn trích là những con người dũng cảm tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi để nêu suy nghĩ em về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay.
  34. Câu 1: Lời kể của Phương Định. Viết về việc các cô gái phân công nhau phá bom nổ chậm. Câu 2: Hai cách đặt câu đó khác nhau về cấu trúc ngữ pháp là: - Các câu được viết phải có đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. - Đặt câu theo nguyên bản thì những câu văn đó đặc biệt ở chỗ thiếu vị ngữ. ->Cách đặt câu như vậy sẽ có giá trị biểu cảm cao hơn: thể hiện được tốc độ khẩn trương của công việc cũng như sự chủ động của họ trước thử thách. Đồng thời sự hiểm nguy đối với họ cũng rõ ràng hơn: giữa mỗi cô gái và những quả bom họ phá khoảng cách thật mong manh (Giữa họ và tử thần, chỉ cách nhau 1 dấu phẩy (trên văn bản), 1 tích tắc (trong thực tế)); do đó, sự can đảm của họ cũng hiện lên thật lớn lao.
  35. Câu 3: * Hình thức: - Đoạn văn 2/3 trang giấy thi. - Kiểu văn bản: Nghị luận xã hội suy ra từ tác phẩm văn học. * Nội dung: Đoạn văn đảm bảo các ý sau * Giải thích khái niệm lòng dũng cảm: Lòng dũng cảm là một phẩm chất cao quý trong nhân cách, đạo đức con người. Lòng dũng cảm là sự quả cảm, kiên cường, ý chỉ nghị lực cao đương đầu với các hoàn cảnh và tình huống không thuận lợi trong cuộc sống ). * Biểu hiện của lòng dũng cảm: - Trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi: - Trong cuộc sống thường ngày, lòng dũng cảm thể hiện qua hành động và ý chí, vuợt qua tình huống khó khăn, hiểm nghèo. Lòng dũng cảm cũng có thể là nghị lực cao vượt qua các cám dỗ, thói xấu gặp phải trong đời sống thường, và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình). * Bàn luận về lòng dũng cảm. - Người có lòng dũng cảm luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyêt định giúp con người vững vàng, lạc quan và thành cóng trong cuộc sông. Do đó lòng dũng cảm là đức tính quý báu. - Lòng dũng cảm là đức tính phải được nuôi dưỡng rèn luyện bằng ý chí, nghị lực vượt qua các tình huống, hoàn cảnh khó khăn, bão táp gặp phải trong cuộc sống, học tập và rèn luyện đạo đức của tuổi trẻ. - Lòng dũng cảm bộc lộ khi đối diện với cái xấu, cái tiêu cực. - Phê phán những kẻ: Nhút nhát, ỷ lại không dám đối diện khó khăn, gian khổ. * Bài học rút ra cho bản thân và hướng hành động
  36. ĐỀ SỐ 12 Cho đoạn văn: Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác cứ đoàng hoàng mà bước tới. (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) Câu 1. Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Câu 2. Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa? Câu 3. Câu văn : “Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” sử dụng biện pháp tu từ gì? Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về thái độ của mỗi người trong mỗi quan hệ giữa cá nhân và tập thể.
  37. Câu 1: Nêu đúng hoàn cảnh sáng tác : Sáng tác năm 1971, khi cuộc kc chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra gay go ác liệt. Câu 2: HS giải thích được: - Sự động viên, dõi theo của đồng đội “cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình” - Lòng dũng cảm, gan dạ và tự trọng của bản thân. Câu 3: Xác định đúng phép tu từ nói quá
  38. Câu 4: * Đoạn văn NLXH xuất phát từ tác phẩm văn học : * Vấn đề cần bàn luận: thái độ của mỗi người trong mỗi quan hệ giữa cá nhân và tập thể. - Hình thức : + Đúng cách thức, đủ độ dài theo yêu cầu + Diễn đạt tốt, không mắc các lỗi thông thường - Nội dung : HS có thể có các cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo nội dung : + Giải thích : . Cá nhân : là một con người cụ thể, là phần riêng lẻ trong XH. . Tập thể: là một nhóm người, một cộng đồng có cùng sinh hoạt, tình cảm →Mối quan hệ giữa “cá nhân” và “tập thể”, giữa cái “tôi” riêng và cái “ta” chung là mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời. + Biểu hiện của mối quan hệ này: . Trong đoạn trích: Phương Định là một cá nhân nhưng vì lợi ích của tập thể (đơn vị, Tổ quốc) mà sẵn sàng làm công việc khó khăn, nguy hiểm (phá bom). Tập thể (những người đồng đội) luôn tin tưởng, dõi theo, động viên, tiếp thêm lòng dũng cảm để cô hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. . Trong đời sống: luôn có những khó khăn, thử thách, con người không thể tồn tại độc lập mà cần phải có mối liên hệ với những người xung quanh, với xã hội (lấy dẫn chứng chứng minh). + Bàn luận . Bước vào môi trường tập thể, cá nhân sẽ có cơ hội được học tập, được sẻ chia, được giúp đỡ, động viên nhau, được khẳng định mình. . Sự hòa nhập giữa cá nhân và tập thể sẽ làm cho cuộc sống xã hội ngày càng phong phú, nhiều màu sắc, tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn. + Phê phán những người sống vị kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến người khác. + Liên hệ bản thân: sống hòa mình với tập thể
  39. ĐỀ SỐ 13: Cho phần trích sau: Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng (Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê) Câu 1. Điều gì đã được kể trong đoạn truyện trên? Em có nhận xét gì về cách đặt câu của đoạn truyện ấy. Câu 2. Hãy chọn rồi biến đổi một câu trong phần trích trên thành câu bị động.
  40. Câu 1: - Đoạn truyện miêu tả tâm trạng của Phương Định khi đang phá bom. - Trong đoạn truyện có nhiều câu ngắn, câu được tách ra từ một câu hoàn chỉnh: Đất rắn Nhanh lên một tí! Một dấu hiệu chẳng lành Hoặc là mặt trời nung nóng. Câu 2: - Tác dụng: cách đặt câu như vậy tạo được nhịp nhanh cho đoạn truyện phù hợp với tâm trạng hồi hộp, lo lắng của nv và diễn biến nhanh của hành động. - Chọn câu: Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom - Biến đổi thành câu bị động: Đất dưới quả bom đc tôi dùng xẻng nhỏ đào lên
  41. ĐỀ SỐ 14: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.” (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) 1. Nhân vật tôi được nhắc tới trong đoạn trích là ai? Đoạn văn giúp em hiểu gì về nhân vật? 2. Đoạn trích trên có sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng hình thức ngôn ngữ đó, ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. 3. Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phương pháp lập luận tổng - phân - hợp làm rõ diễn biến tâm trạng của Phương Định trong một lần phá bom. Trong đoạn có sử dụng phép thế và một câu bị động (gạch chân dưới câu bị động và các từ ngữ dùng làm phép thế)
  42. Câu 1: - Nhân vật Phương Định - Hiểu về nhân vật: Phương Định là cô gái dũng cảm, gam dạ, coi nhẹ cái chết, có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì công việc, luôn đặt nhiệm vụ lên hàng đầu, một lòng vì Tổ quốc. Câu 2: Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ: độc thoại nội tâm. - Tên tác phẩm: “Làng” - Kim Lân Câu 3: Viết đoạn văn: * Hình thức: - Đúng hình thức đoạn văn lập luận T-P-H - Đủ số câu (+ 2 câu), diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu - Có câu bị động và từ ngữ dùng làm phép thế (gạch chân, chú thích rõ). * Nội dung: Tâm trạng của nhân vật Phương Định trong một lần đánh bom. - Cảm giác về nhiệt độ, âm thanh, không gian. - Suy nghĩ về việc phá bom. - Sự căng thẳng, lo lắng khi phá bom. - Lòng tự trọng trước đồng đội. - Ý thức trách nhiệm với công việc. Nghệ thuật: sử dụng kiểu câu ngắn, hình thức độc thoại nội tâm, miêu tả tâm lý nhân vật. -> Hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ: dũng cảm, can trường.
  43. ĐỀ SỐ 15: Cho đoạn văn sau: “ Tôi thích nhiều bài Về đây khi mái tóc còn xanh xanh”. (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) 1.Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai? Nhận xét về ngôi kể và ngôn ngữ trần thuật trong truyện? 2. Xác định một câu rút gọn, 1 câu có lời dẫn trực tiếp trong đ.văn? 3. Cho câu chủ đề : “Trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” không chỉ khắc họa phẩm chất anh hùng của những nữ thanh niên xung phong mà qua ba nhân vật nữ này còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của những cô gái trẻ”. a. Câu trên có mắc một số lỗi ngữ pháp, em hãy sửa lại cho đúng? b. Em hãy triển khai nội dung của câu chủ đề trên thành một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu sau khi đã sửa lỗi. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái (gạch chân dưới thành phần đó.)
  44. Câu 1: - Nhân vật tôi trong đoạn trích là nhân vật Phương Định. - Ngôi kể thứ nhất, giúp cho nhân vật bộc lộ cảm xúc, tâm tư cụ thể của mình.Ngôn ngữ trần thuật ngắn ngọn, súc tích. Câu 2: - Câu rút gọn:“Thích Ca- chiu- sa của Hồng quân Liên Xô”. - Câu có lời dẫn trực tiếp:“ Thích ngồi bó gối mơ màng:Về đây khi mái tóc còn xanh xanh”. Câu 3: a. - Lỗi ngữ pháp: Thiếu chủ ngữ. - Sửa: Bỏ “Trong”, thêm “ta” vào trước “còn thấy .” b. Viết đoạn văn: * Hình thức: - Đúng hình thức đoạn văn lập luận diễn dịch - Đủ số câu (+ 1 câu), diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu - Có sử dụng thành phần tình thái (gạch chân). * Nội dung: Triển khai: Vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái: - Chị Thao: Thích hát, thích thêu thùa, hát cả những lời tự bịa, có lúc còn hát sai bét nhạc. Là người đội trưởng bề ngoài tỏ ra cứng rắn nhưng bên trong tiềm ẩn sự yếu đuối của một cô gái: sợ máu. - Nho: Là em út của đội, luôn hoàn thành nhiệm vụ, cứng cỏi. + Trong mắt Phương Định, cô là một “que kem trắng” tươi mát, hồn nhiên, thích tắm suối. - Phương Định: + Tâm hồn trong sáng, hay mơ mộng, nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ khi sống ở Hà Nội. + Thích hát, luôn tự hào với vẻ đẹp ngoại hình của mình . - Nghệ thuật: Ngôi kể thứ nhất, sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả tâm lý nhân vật.
  45. ĐỀ SỐ 16: Dưới đây là một đoạn trong “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê): “Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù tôi biết những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái v áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ” (Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 119) 1. Chỉ ra một câu văn có sử dụng phép so sánh và một câu ghép trong đoạn trích trên. 2. Ở phần đầu của truyện, tác giả để nhân vật tự giới thiệu: “Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát.”, và sau đó là: “Tôi thích nhiều bài. Những bài hát hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận”. Nhưng trong đoạn trích trên, nhân vật lại “không muốn hát lúc này”. Vì sao vậy? Qua những suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong đoạn trích, em hiểu thêm điều gì về các nhân vật? 3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đoạn có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần phụ chủ đề làm rõ cho ý chủ đề sau: Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê không chỉ cho thấy những phẩm chất ảnh hùng của các cô nữ thanh niên xung phong trong chiến đấu mà còn làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái trẻ trong cuộc sống đời thường. (Gạch chân dưới thành phần phụ chú và từ ngữ dùng làm phép nối).
  46. Câu 1: - Câu có phép so sánh: “Nước mắt đứa nào chảy tự nhục mạ”. - Câu ghép: “Tôi đâm cáu với chị Thao trong chị”, hoặc “Chị không khóc ưa cả nước mắt”. Câu 2: -Phần đầu nhân vật được giới thiệu là “mê hát”, “thích nhiều bài” là để tô đậm, nhấn mạnh sở thích của Phương Định → cho thấy cô là người mơ mộng, lạc quan, yêu đời, biết dùng tiếng hát để làm đẹp cho cuộc sống. -Phần sau Phương Định “không muốn hát” vì phù hợp hoàn cảnh cụ thể và tâm trạng của cô lúc này. Nho đang bị thương nên Phương Định thấy lo lắng cho đồng đội → không có tâm trạng, cảm xúc để hát. => Đoạn trích cho thấy: Các nhân vật có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thiết tha, sâu nặng: họ quan tâm, lo lắng cho nhau như những người ruột thịt; họ thấu hiểu tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của nhau; họ cứng cỏi, bản lĩnh và giàu lòng tự trọng
  47. Câu 3: Viết đoạn văn: * Hình thức: - Đúng hình thức đoạn văn - Đủ số câu (+ 2 câu), diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu - Có câu chứa thành phần phụ chú, phép nối (gạch chân, chú thích rõ). * Nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái trong cuộc sống đời thường. - Họ là những cô gái trẻ dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui, dễ trầm tư: + Phương Định hay nhớ về những kỉ niệm, ngồi bó gối mơ mộng và hát + Cơn mưa đá bất ngờ ập xuống khiến họ “vui thích cuống cuồng) + Cơn mưa đá qua nhanh để lại trong lòng Phương Định biết bao suy tư về gia đình, quê hương - Họ rất nữ tính, thích làm đẹp ngay trong hoàn cảnh ác liệt của cuộc chiến: + Chị Thao chăm chép bài hát, lông mày tỉa nhỏ như que tăm + Phương Định thích hát, hay làm dáng, thích ngắm mình trong gương - Nghệ thuật: miêu tả chân thực, sinh động, tự nhiên, => Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
  48. ĐỀ SỐ 17: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng ra của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi ” (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) 1. Dùng một câu văn để tóm tắt nội dung chính của đoạn trích trên. Để làm nổi bật nội dung ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 2. Tìm hai câu đặc biệt và hai thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên. 3. Viết đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) theo phương pháp lập luận tổng- phân - hợp nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định trong đoạn trích trên (trong đoạn văn có sử dụng phép nối và một câu cảm thán).
  49. Câu 1: - Khái quát nội dung bằng 1 câu văn: Sự hồn nhiên, trong sáng, tâm hồn mơ mộng của Phương Định. - Nghệ thuật: Liệt kê, sử dụng nhiều câu rút gọn, dấu chấm lửng - Nghệ thuật: Liệt kê, sử dụng nhiều câu rút gọn, dấu chấm lửng Câu 2: - Câu đặc biệt: HS chỉ đúng câu đặc biệt ví dụ “Hoa trong công viên”, “Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu.” - Thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên: “Chao ôi” ( thành phần cảm thán) và “hình như” - (Thành phần tình thái) Câu 3: Đoạn văn: * Hình thức: - Đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) theo lối lập luận tổng- phân - hợp. - Có sử dụng phép nối và một câu cảm thán. (gạch chân và chú thích rõ) - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu * Nội dung : Vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định: hồn nhiên, trong sáng, đầy mơ mộng. - Niềm vui con trẻ say sưa, tràn đầy. - Trở về kỉ niệm tuổi thơ: là hành trang cô mang theo ra chiến trường, làm dịu mát tâm hồn, thắp lên trong cô những khát khao hi vọng về tương lai - Nghệ thuật: Liệt kê, sử dụng nhiều câu rút gọn, dấu chấm lửng.
  50. ĐỀ SỐ 18 Trong một bài thơ của mình, Huy Cận có viết: «Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử Tỏa nắng cho đời nên tỏa nắng cho thơ.» Bằng một đoạn văn khoảng 15 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp, phân tích các nhân vật nữ trong tác phẩm “Những ngôi so xa xôi” của Lê Minh Khuê để làm sáng rõ sự "tỏa nắng" đó. Trong đoạn có sử dụng phép thế và một câu ghép (gạch chân dưới câu ghép và từ ngữ dùng làm phép thế)
  51. Đoạn văn: * Hình thức: - Đoạn văn theo phép lập luận tổng- phân - hợp (khoảng 15 câu) - Có sử dụng phép thế và một câu ghép. (gạch chân và chú thích rõ) - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu * Nội dung : Đoạn văn HS thể hiện được các ý sau: - Hiểu được nội dung câu thơ: Huy Cận hóa thân vào người phụ nữ để tự hào: trong cuộc sống hôm nay, “chị em tôi” là một phần của lịch sử. Họ tỏa nắng cho nhân gian và tỏa nắng cho thơ – họ có nhiều đóng góp cho cuộc đời, là ngọn nguồn cảm hứng của thi ca nói riêng, sáng tạo nghệ thuật nói chung. - Biết lựa chọn những dẫn chứng, trên cơ sở phân tích các nhân vật nữ trong tác phẩm để làm nổi bật vẻ đẹp (tâm hồn, tình cảm, hành động ) của họ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. + Tinh thần dũng cảm, không sợ hi sinh + Vẻ đẹp tâm hồn trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh - Nhận xét chung về sự thể hiện vẻ đẹp của các nhân vật nữ trong tác phẩm của tác giả. (Có thể liên hệ với tác tác phẩm khác để thấy được sự khác biệt trong việc khắc họa vẻ đẹp của các nhân vật nữ). - Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật
  52. ĐỀ SỐ 19 Trình bày suy nghĩ về không gian Hà Nội trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê) bằng một đoạn văn qui nạp khoảng 13 câu. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối, câu bị động. Xác định phép nối, câu bị động.
  53. Đoạn văn NLVH. * Hình thức: - Đúng cách thức một đoạn văn, đủ số câu qui định - Đúng đoạn văn qui nạp - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt - Sử dụng phù hợp và xác định đúng câu bị động, phép nối * Nội dung: Cần đảm bảo các ý sau: - Hà Nội luôn hiện lên trong lời nói của các nữ thanh niên xung phong, của chiến sĩ chốt cao điểm, của chiến sĩ lái xe - Hà Nội cũng hiện lên mỗi khi họ khủng hoảng nhất, gặp nhiều khó khăn nhất, cần phải vượt qua đau thương nhất. - Hà Nội trong lời hát bất chợt của chị Thao, “đây Thăng Long, đây Đông Đô Hà Nội ”. Chị cất tiếng hát về thủ đô yêu dấu để kìm nén “những tình cảm đang quay cuồng trong chị” khi phải chứng kiến Nho bị thương. - Nhưng không gian Hà Nội, phải ở Phương Định, mới thân thuộc và máu thịt hơn cả. + Với Phương Định, Hà Nội là một thế giới thường trực, luôn hiện hữu, như hơi thở, như khí trời. Chỉ cần một phút buông thả cảm xúc, một thoáng gặp sự việc dễ liên tưởng, là lại ngân lên sợi tơ lòng, Hà Nội lại ùa về choáng ngợp. Chỉ một cơn mưa đá thoáng qua cao điểm mà đã làm sống lại cả một ấu thơ Hà Nội trong lòng Phương Định + Với riêng bản thân mình, Phương Định thủ thỉ thú nhận: Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh - Hà Nội còn là của tất cả các cô, của cả đất nước. Bởi Hà Nội là thủ đô, là trái tim nước Việt, là vì sao sáng trong bầu trời đêm tăm tối để cả dân tộc đang bền bỉ tranh đấu hướng về. Hà Nội, vì thế, vừa là một Hà Nội cụ thể lại cũng vừa là một Hà Nội tượng trưng.
  54. ĐỀ SỐ 20: Cho câu chủ đề sau: “Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, với lối tiếp cận riêng, Lê Minh Khuê không chỉ ca ngợi phẩm chất dũng cảm, kiên cường của những cô gái thanh niên xung phong mà ông còn để họ hiện lên với vẻ đẹp bình dị, gần gũi”. 1. Em hãy phân tích ngữ pháp câu văn trên và cho biết đó là kiểu câu gì? (1đ) 2. Nếu coi câu văn trên là 1 câu mở đoạn, em hãy xác định đề tài của đoạn văn trước đó và đề tài của đoạn văn chứa nó. (0,5đ) 3. Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, hãy viết đoạn văn T - P - H khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và câu kết là câu hỏi tu từ ( gạch chân) 4. Vì sao tác giả Lê Minh Khuê khi viết về 3 nữ thanh niên xung phong- những anh hùng nhưng vẫn cho họ có những điểm yếu như: sợ máu, sợ vắt, quá mềm mại nữ tính?
  55. Câu 1: - Phân tích ngữ pháp: Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, với lối tiếp TN TN cận riêng, Lê Minh Khuê //không chỉ ca ngợi phẩm chất CN VN dũng cảm, kiên cường của những cô gái thanh niên xung phong mà ông //còn để họ hiện lên với vẻ đẹp bình dị, gần CN VN gũi. - Xác định đúng kiểu câu: câu ghép Câu 2: - Đề tài của đoạn: phẩm chất dũng cảm, kiên cường của những cô gái TNXP - Đề tài đoạn văn chứa câu chủ đề: vẻ đẹp bình dị, gần gũi của những cô gái TNXP
  56. * Đoạn văn NLVH: - Hình thức: + Đúng cách thức một đoạn văn, đủ số câu qui định + Đúng đoạn văn T-P-H + Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt + Có sử dụng phép nối và câu hỏi tu từ. - Nội dung: cần đảm bảo các ý sau: + Họ có vẻ đẹp tâm hồn trong sáng: . Nho: dịu dàng, dễ thương . Chị Thao: chín chắn từng trải, bình tĩnh, cương quyết trong công việc nhưng rất sợ máu . Phương Định: lãng mạn, giàu cảm xúc, sống nội tâm & mang vẻ đẹp kiêu kì của một cô gái vốn biết mình xinh đẹp, được cánh lái xe và các anh pháo thủ quan tâm + Như bao người khác họ cũng có những sở thích rất giản dị: . Nho: thích thêu thùa . Chị Thao: chăm chép bài hát . Phương Định: thích hát, thích ngắm mình trong gương, hay ngồi bó gối mơ mộng nhìn xa xăm + Họ có những ước mơ, những khao khát và rung động của tuổi trẻ + Nghệ thuật: Ngôi kể thứ nhất, ngôn ngữ trẻ trung, nữ tính, cách kể chuyện tự nhiên,ngòi bút miêu tả chân thực, tinh tế Lê Minh Khuê không anh hùng hóa, cao cả hóa một cách tuyệt đối các nhân vật mà làm cho họ trở nên gần gũi hơn, đời thường hơn: - Điều đó càng làm phong phú, kì diệu vẻ đẹp của người con gái VN: vừa anh hùng rắn rỏi song cũng rất mềm mại nữ tính - Đó là phương pháp đòn bẩy, lấy những chi tiết nhỏ bé, chân thực, đời thường và rất con gái để tạo bất ngờ cho người đọc về sự cao cả, anh hùng ở các nữ TNXP