Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Chủ đề: Ca dao Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Chủ đề: Ca dao Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_10_chu_de_ca_dao_viet_nam.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Chủ đề: Ca dao Việt Nam
- CHỦ ĐỀ: CA DAO VIỆT NAM CA DAO VIỆT NAM
- NỘI DUNG 1. Khái niệm ca dao 2. Phân loại 3. Phân biệt ca dao với tục ngữ, dân ca 4. Áp dụng
- 1. Nhắc lại về ca dao -Câu hỏi: Hãy nêu một số hiểu biết của bạn về ca dao Việt Nam. Gợi ý -Ca dao là một bộ phận quan trọng trong văn học dân gian -Ca dao là những sáng tác trữ tình dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người -Ca dao cũng là phần lời của nhiều bài hát dân ca
- 2. Khái niệm -Ca dao là những câu ca dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác, thường là những câu lục bát được xuất khẩu thành thơ trong quá trình lao động, sản xuất với những kinh nghiệm trong cuộc sống được đúc kết lại đôi khi là những lời dãi bày tâm sự về thiên nhiên, tình cảm con người, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ.
- MỘT SỐ VÍ DỤ 1. Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về 2. Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu 3. Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
- 3. Phân loại - Ca dao than thân. - Ca dao yêu thương tình nghĩa. - Ca dao hài hước.
- 4. Phân biệt ca dao- dân ca + Ca dao là lời của dân + Dân ca là những sáng ca, là phần lời thơ để� tác kết hợp lời (ca dao) đọc, hoặc để hát - và nhạc. Nói đến dân Phần nhiều là hát->thể ca phải nói đến môi thơ dân gian ( thơ ca trường và hình thức dao). diễn xướng (dân ca quan họ Bắc Ninh, hát ví, hắt dặm Nghệ Tĩnh, )
- VÍ DỤ 1. Yêu nhau cởi nón trao nhau Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay 2. Yêu nhau cởi nón í a trao nhau Về nhà dối rằng cha dối mẹ a í a ( Rằng a í a qua cầu tình tình tình gió bay)
- 5. Phân biệt ca dao- tục ngữ -Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một lý luận, có khi là một sự phê phán. -Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian"
- VÍ DỤ 1. Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày 2. Có công mài sắt có ngày nên kim
- 6. Bài tập vận dụng Hãy chỉ ra các câu ca dao, tục ngữ, dân ca trong những câu sau: 1. Cái nết đánh chết cái đẹp 2. Cây ngay không sợ chết đứng 3. Gửi khăn, gửi áo, gửi lời Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa 4. Bèo dạt mây trôi chốn xa xôi Anh ơi em vẫn đợi bèo dạt Mây trôi chim ca tang tính tình, cá lội 5. Thân em như hạc đầu đình Muốn bay không cất nổi mình mà bay 6.Sông có khúc, người có lúc
- THE END 1. Đào Nguyễn Kiều Duyên 2. Trương Hoài Anh Thư 3. Hồ Thị Tường Vy 4. Nguyễn Minh Ý 5. NGuyễn Tiến Lợi 6. Đặng Hoàng Dương 7. Nguyễn Châu Thanh Thư 8. Nguyễn Trần Nguyên 9. Phan Thanh Tùng 10. Trần Thiên Phú