Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

pptx 11 trang thuongnguyen 5771
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_doc_van_phu_song_bach_dang_truong_h.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

  1. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Bạch Đằng giang phú) Trương Hán Siêu
  2. Hào khí Đông A qua bài Phú sông Bạch Đằng
  3. *Phạm Ngũ Lão
  4. *Tỏ lòng Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu => Phạm Ngũ Lão đã thể hiện tinh thần “Hào khí Đông A” qua việc khắc họa vẻ đẹp của con người thời Trần và khí thế quyết chiến quyết thắng sức mạnh của quân đội nhà Trần. Phản ánh một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc. Tinh thần hừng hực sục sôi
  5. Phú sông Bạch Đằng Rồi vừa đi vừa ca rằng: Sông Đằng một dải dài ghê, Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông. Những người bất nghĩa tiêu vong, Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh. Khách cũng nói tiếp ma ca rằng: Anh minh hai vị thánh quân, Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh. Giặc tan muôn thuở thăng bình, Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.
  6. _Trương Hán Siêu, thể hiện tinh thần “ Hào khí Đông A” qua hai sự việc (+) Miêu tả sông Bạch Đằng (con sông ghi lại biết bao chiến công lừng lẫy của quân đội nhà Trần). Vd: “ Đến sông Bạch Đằng,thuyền bơi một chiều Bát ngát sóng kình muôn dặm Thướt tha đuôi trĩ một màu Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá Tiếc thay dấu vết luống còn lưu! ”
  7. => Cảnh sắc sông Bạch Đằng đẹp, hùng vĩ, nên thơ. Nhưng cũng đượm buồn, hiu hắt. Tác giả vừa vui vừa buồn và vô cùng tự hào vì trước mặt là một khung cảnh đẹp là nơi đã để lại bao nhiêu vết tích của những cuộc chiến oai hùng, lừng lẫy, oanh liệt nhưng giờ đây lại rất hoang tàn , trơ trọi.
  8. Vd: (+) Qua lời kể của các bô lão “ Đương khi ấy: _những người đã trực tiếp tham Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp gia vào các cuộc chiến được phới Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chứng kiên tận mắt những gì đã chói xảy ra (độ tin cậy cao hơn) Khác nào như khi xưa: Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi Hội nào bằng hội Mạnh Tân: như vương sư họ Lã Trận nào bằng trận Du Thủy: như quốc sĩ họ Hàn Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng Bởi đại vương coi thế giặc nhàn Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn ”
  9. => Lời của các bô lão vô cùng nhiệt huyết, tràn đầy tự hào của người trong cuộc, cho ta thấy được tinh thần hừng hực một thời oanh liệt của họ khi còn trong hàng ngũ quân đội nhà Trần phục vụ cho dân cho nước, vì dân vì nước mà cống hiến tuổi thanh xuân của mình “Hào khí Đông A” sục sôi.
  10. _Trương Hán Siêu, thể hiện tinh thần “Hào khí Đông A” khác hoàn toàn với Phạm Ngũ Lão _Một bên Phạm Ngũ Lão thể hiện khí thế hừng hực, sục sôi, vô cùng hùng hổ. Một bên Trương Hán Siêu lại thể hiện một cách nhẹ nhàng mang không khí tự hào vẻ vang, ngợi ca về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, về một thời kì oai hùng của dân tộc. _Mặc dù thời gian đã trôi đi mang theo bao kỉ niệm về một thời oang liệt,oai hùng , nhưng khi được nhắc lại qua bài “Phú sông Bạch Đằng” thì tinh thần “Hào khí Đông A” lại như bừng lên trong mỗi con người chúng ta cho ta cảm thấy vô cùng tự hào về dân tộc mình.
  11. Thank You!