Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 11: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

pptx 21 trang thuongnguyen 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 11: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_11_on_tap_van_hoc_dan_gian_vie.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 11: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

  1. Truyền Thuyết “Truyện An Dương Vương & Mỵ Châu - Trọng Thủy”
  2. Truyện cổ tích kinh điển “Tấm Cám”
  3. ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
  4. Người Việt Nam chúng ta, từ thuở ấu thơ còn nằm nôi, được đắm chìm trong bầu sữa ngọt ngào của mẹ, trong vòng tay ấm áp của cha và trong từng câu hát, lời ru của bà, không ai là chưa từng nghe qua câu chuyện về nàng Tấm xinh đẹp, hiền lành nhưng lúc nào cũng bị mẹ con nhà Cám bắt nạt, hay câu chuyện về nàng Mỵ Châu cho chàng Trọng Thủy xem nỏ thần để rồi dẫn đến cảnh nước mất nhà tan. Là người Việt, mang trong mình dòng máu Con Rồng Cháu Tiên, có mấy ai là chưa từng nghe qua?
  5. Đó đều là những kiệt tác, những tác phẩm do trí tưởng tượng phong phú và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta – nhóm các tác giả dân gian sáng tạo nên. Quả thật, từ xưa đến nay, văn học dân gian Việt Nam chưa bao giờ là lỗi thời, chưa bao giờ là nhàm chán, nó luôn mang một giá trị nhân văn sâu sắc mà người xưa muốn truyền tải đến các thế hệ con cháu đời sau. Vậy, Văn học dân gian là gì?
  6. CÂU 1 Có thể định nghĩa một cách ngắn gọn, Văn học dân gian là những sáng tác do nhân dân tạo ra trong quá trình lao động, nó mang tính truyền miệng, tập thể với mục đích phục vụ các sinh hoạt tinh thần của tầng lớp bình dân trong xã hội.
  7. Văn học dân gian Việt Nam chia ra làm 12 thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
  8. *Những Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian: - Tính truyền miệng: đây là hình thức lưu truyền, phương tiện sáng tác, ngôn ngữ nói, khác với ngôn ngữ viết (nền văn học viết).
  9. Một ví dụ cho tính truyền miệng, những câu chuyện bà kể đưa cháu chìm vào những giấc ngủ say~
  10. - Tác phẩm tiêu biểu đã học: sử thi Đăm Săn (Ê-đê), truyện thơ Tiễn dặn người yêu, truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, các bài ca dao (than thân, nghĩa tình, hài hước), truyện cười, truyện ngụ ngôn.
  11. - Tính tập thể: Văn học dân gian là sản phẩm chung của nhiều người trong quá trình truyền miệng có dị bản.
  12. - Tính thực tế: phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt trong cuộc sống của cộng đồng
  13. CÂU 2: a. Lập bảng hệ thông tổng hợp các thể loại theo mẫu
  14. Truyện dân Câu nói Thơ ca Sân khấu gian dân gian dân gian dân gian Thần thoại Tục ngữ Sử thi Chèo Tuồng đồ Truyền thuyết Vè Truyện Các trò thơ diễn (Có Cổ tích Câu đố tích trò) Ca dao Ngụ ngôn Truyện cười
  15. b. Hệ thống đặc trưng của một số thể loại chính
  16. Ví dụ Sử thi Đăm Săn Kể về các nhân vật anh hùng thời hình anh hùng thành các dân tộc vối thái độ tôn vinh, có tính chất thần linh, kì ảo. Truyền An Dương Vương Kể về các nhân vật lịch sử, có liên quan đến thuyết thần linh Cổ tích Tấm Cám Kể về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, nhằm bênh vực cái thiện, có các yếu tố kì ảo tham gia hỗ trợ. Truyện Tam đại con gà Kể về những điều nghịch lí, mất tự nhiên, cười nhằm giải trí hoặc phê phán. Cao dao Các bài ca dao đã Thể hiện tinh cảm, tâm tư, nguyện vọng học của tầng lớp binh dân Truyện Tiễn dặn người yêu Kể lại ngững câu truyện tinh cảm, cũng có thơ đấu tranh chống cái ác như dưới hình thức bài thơ
  17. Tóm lại, văn học dân gian là những tinh hoa văn hóa của dân tộc, là những kết tinh của trí tưởng tưởng, óc sáng tạo và tinh thần nhân đạo của các tác giả dân gian. Qủa thật, dù thời gian có đổi thay, mọi vật có chuyển biến theo vòng tuần hoàn của tạo hóa, thì văn học dân gian vẫn sẽ cứ vậy, vĩnh viễn trường tồn, vẹn nguyên và bất diệt trong lòng tất cả các thể hệ Con Rồng Cháu Tiên.
  18. Chân thành cảm ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe, em xin cảm ơn và trân trọng kính chào