Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

pptx 19 trang thuongnguyen 4500
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_doc_van_trao_duyen_trich_truyen_kie.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

  1. TRAO DUYÊN Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du
  2. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Vị trí đoạn trích - Từ câu 723 đến 756 của tác phẩm. - Mở đầu cho quãng đời 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều. Vị trí đặc biệt, là bước ngoặt trong cuộc đời Kiều.
  3. I. TÌM HIỂU CHUNG 2. Nhan đề - Nhan đề Trao Duyên do người biên soạn đặt - Nhan đề gợi được hoàn cảnh đặc biệt, bộc lộ nỗi đau của nhân vật
  4. I. TÌM HIỂU CHUNG 3. Bố cục * Đoạn 1: 12 câu đầu – Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên * Đoạn 2: 14 câu tiếp theo – Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn dò em * Đoạn 3: 8 câu cuối – Thúy Kiều hướng tới Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng
  5. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
  6. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên *Từ ngữ - Thúy Kiều đã dùng ngôn từ hết sức tinh tế, hết sức cẩn trọng để đạt hiệu quả cao nhất. - Cậy: là nhờ giúp đỡ tương tự từ “nhờ”, âm điệu nặng nề. Mà còn nét nghĩa hàm ẩn: sự gửi gắm, tin tưởng, trông mong hi vọng. - Chịu lời: nhận lời một cách miễn cưỡng, không tự nguyện. Thúy Kiều hiểu cho tình tình thế, hiểu cho cảm xúc nỗi lòng của Thúy Vân khi nghe những điều mình sắp nói
  7. *Lạy – thưa là phi lí khi được sử dụng trong mối quan hệ chị em. *Từ cái phi lí lại chuyển thành hợp lí trong mối quan hệ giữa người ban ơn và kẻ chịu ơn. ÞSự tôn trọng trước những điều Thúy Vân sắp làm cho mình => Đặt Thúy Vân Vào tình thế khó có thể từ chối.
  8. Câu 3 tới câu 12 Thúy Kiều đưa ra lí lẽ trao duyên Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chấp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ướt, khi đêm chén thề, Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
  9. - Thúy Kiều đã đưa ra mâu thuẫn mà mình đang vướng phải. + Thúy Kiều đã hẹn thề với Kim Trọng + Gặp chàng Kim + Quạt ướt – tặng quạt để ướt hẹn trăm năm + Chén thề - uống rượu thề nguyện chung thủy => Thúy Kiều đã vi phạm lời thề, là kẻ bội ước
  10. - Thúy Kiều đã giải thích nguyên nhân lỗi hẹn – là do khách quan Sự đâu sóng gió bất kì Một biến cố rất bất ngờ, đột ngột ÞKiều đã chọn chữ hiếu theo nguyên tắc đạo lí phong kiến Þ Phụ lòng người yêu Thúy Kiều đã gửi gắm sự áy náy, sự giằn vặt, sự hối lỗi
  11. Giữa đường đứt gánh tương tư - Tình yêu của Thúy Kiều đã dang dở, rất tội nghiệp. - Thúy Kiều đã đề ra giải pháp để giải quyết mâu thuẫn. Keo loan chấp mối tơ thừa mặc em + Cho thấy sự đau đớn của Thúy Kiều và cả sự tội nghiệp của Thúy Vân
  12. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Vì tình nghĩa chị em ruột thịt em sẽ thay lời nước non, thay mình trả nợ duyên cho Kim Trọng.
  13. - Thúy kiều bắt đầu giãi bày tâm trạng + Dù có “thịt nát xương mòn” vẫn ngậm cười chín suối => được an ủi, được xoa dịu nỗi đau mà mình gánh chịu khi Thúy Vân nhận lời.
  14. - Câu 13 đến câu 26 Thúy Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân và dặn dò chuyện mai sau + Thúy Kiều gọi tên từng kỉ vật khi trao cho Thúy Vân + Chiếc vành: vòng xuyến mà Kim Trọng trao cho Kiều + Bức tờ mây: tờ giấy ghi lời thề nguyện + Phím đàn, mảnh hương nguyền: kỉ niệm bên nhau của Kim – Kiều - Thúy Kiều có sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm: Lí trí: trao hết kỉ vật tức là trao duyên Tình cảm : Kiều muốn chung sở hữu, mong muốn KT và TV không quên mình Sự mâu thuẫn cho thấy tình cảm sâu nặng của TK với KT
  15. - Thúy Kiều dặn dò Thúy Kiều chuyện mai sau + Mai sau mỗi khi đốt hương, đánh đàn thì linh hồn Thúy Kiều sẽ trở về, mong Thúy Vân rưới giọt nước làm phép để giải oan cho chị. - Trong lời dặn chứa đựng những mau thuẫn giữa lí trí và tình cảm: + Lí trí: mong muốn KT – TV có cuộc sống êm đềm, hạnh phúc. + Tình cảm: TK muốm sum hợp, chung hưởng bên hạnh phúc của KT và TV.
  16. - Dù “nát thân bồ liễu” thì linh hồn của Thúy Kiều vẫn mang nặng lời thề, không thể siêu thoát TK sẽ trở về qua “ngọn gió hiu hiu” Sự tiếc nuối, sự đau khổ, và cả sự “than thân trách phận” Kiều vẫn không cam lòng. Thúy Kiều hiện lên trong đoạn trích không chỉ là tấm gương đạo lí phong kiến mà còn là con người trần thế sống động
  17. - 8 câu cuối Thúy Kiều trở lại với thực tại đau xót - Sau những níu kéo không khả thi TK buộc phải quay về đối mặt với thực tế đau xót: tình yêu tan vỡ không thể hàn gắn. - TK đã thức tỉnh nỗi đau thân phận: bạc như vôi, hoa trôi lỡ làng. Gợi ra nỗi đau khổ cùng cực của Thúy Kiều
  18. - Thúy Kiều hướng đến và đối thoại với Kim Trọng trong tâm tưởng + Câu thứ nhất là lời gọi tha thiết: ôi – hỡi + Nhịp ngắt 3/3 phá cách + Câu kết là lời nhận tội, lời tự trách: tội phục bạc người yêu. - Nhìn bề mặt thì TK không có lỗi, sự lỗi hẹn là do khách quan - TK đã tìm ra giải pháp là trao duyên Thúy Kiều dành cho KT tình cảm rất sâu nặng, nàng giàu đức hi sinh cao đẹp
  19. III. TỔNG KẾT 1. Gía trị nội dung - Phơi bày và thể hiện sự đồng cảm, xót thương với bi kịch tình yêu, với thân phận bất hạnh của TK, TK điển hình của người phụ nữ mang kiếp hồng nhan bạc phận trong xã hội phong kiến. 2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật đã khắc họa các cung bậc cảm xúc của nhân vật. - Ngôn từ miêu tả nội tâm: đối thoại, độc thoại. - Kết hợp ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ dân gian.