Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Truyện Kiều (Nguyễn Du)

ppt 24 trang thuongnguyen 4810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Truyện Kiều (Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_10_doc_van_truyen_kieu_nguyen_du.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Truyện Kiều (Nguyễn Du)

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ 1 Đọc thuộc lòng câu 1-16. Tâm trạng người chinh phụ thể hiện qua cử chỉ nào? Đáp án: đọc (4đ) bước đi mệt mỏi,ngồi rèm thưa, công việc gượng ép, thức, nhớ, chờ đợi.(3đ) Nghệ thuật: từ láy, nhạc điệu, chi tiết ngoại cảnh (3đ) 2. Đọc thuộc lòng câu 17-24. Phân tích yếu tố thiên nhiên có tác dụng thể hiện tâm trạng người chinh phụ? Đáp án: đọc (4đ) .Thiên nhiên:gió đông, non Yên, bầu trời, sương, mưa(3đ).Nghệ thuật:ước lệ, so sánh, từ láy(3đ)
  2. TRUYỆN KIỀU Nguyễn Du
  3. Phần I : Tác giả NGUYỄN DU
  4. NHÀ LƯU NIỆM NGUYỄN DU
  5. Mộ đại thi hào Nguyễn Du
  6. I.Giới thiệu: 1. Cuộc đời : +Năm sinh – năm mất : 1765 - 1820 +Tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên +Quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. +Xuất thân: gia đình quí tộc thời Lê Trịnh +10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ, sống với anh là Nguyễn Khản +1783, thi đỗ tam trường, nhận chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên +1789, nhà Lê sụp đổ, cuộc sống khó khăn
  7. +1802, làm quan cho triều Nguyễn, nhậm chức Tri huyện Phù Dung, sau đổi sang Tri phủ Thường Tín +1805-1809, thăng chức Đông Các điện học sĩ, làm Cai bạ Quảng Bình +1813, giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc +1820, được cử đi lần hai, chưa kịp lên đường thì mắc bệnh và mất. +1965, được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
  8. 2. Nhân tố hình thành thiên tài Nguyễn Du +Dòng dõi quyền quí: cha và anh đỗ tiến sĩ, ông thông minh,giỏi thơ văn +Thời đại đầy biến động,cuộc đời riêng đau buồn thôi thúc ông suy nghĩ sâu sắc về thân phận con người,cuộc đời. +Hơn 10 năm sống ở các vùng nông thôn khác nhau,ông tiếp thụ,nắm vững truyền thống văn hóa dân gian. +Công phu tự tu dưỡng bền bĩ về nghệ thuật
  9. II. Sự nghiệp văn học 1. Các sáng tác chính : a. Tác phẩm chữ Hán : - Thanh Hiên thi tập. - Nam trung tạp ngâm. - Bắc hành tạp lục.
  10. Nội dung : +Ca ngợi,đồng cảm nhân cách cao thượng, phê phán nhân vật phản diện +Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người +Cảm thông với thân phận bé nhỏ dưới đáy xã hội,bị đọa đày hắt hủi
  11. b. Tác phẩm chữ Nôm : Truyện Kiều Văn tế thập loại chúng sinh
  12. +Vị trí : Kiệt tác của văn học trung đại +Nguồn gốc: đuợc sáng tạo trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết Trung Quốc Kim Vân Kiều truyện-Thanh Tâm Tài Nhân +Tóm tắt tác phẩm
  13. PHẦN 1 : GẶP GỠ và ĐÍNH ƯỚC
  14. PHẦN 2 : GIA BIẾN
  15. PHẦN 3 : ĐOÀN TỤ
  16. +Cảm hứng chủ đạo : nhân đạo –Kiều có tài, sắc,ý thức về chữ hiếu,tình,hòan cảnh sống nhưng bất lực trước XH phong kiến +Giá trị hiện thực : bản cáo trạng đanh thép thế lực đen tối chà đạp con người lương thiện +Giá trị nghệ thuật : thể thơ lục bác kết hợp tự sự và trữ tình, ngôn ngữ bác học và bình dân
  17. Văn tế thập loại chúng sinh +Thể loại: thơ song thất lục bát +Nội dung: thương xót,cầu cho linh hồn nhiều loại người dù giàu nghèo sang hèn được siêu thóat
  18. 2. Giá trị thơ văn: GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO - Tác phẩm của Nguyễn Du chan chứa tình yêu thương đối với con người , đặc biệt là người phụ nữ.
  19. •GIÁ TRỊ HIỆN THỰC: •- Tác phẩm của Nguyễn Du mô tả sâu sắc bộ mặt thối nát của xã hội phong kiến thông qua những số phận , hình tượng nhân vật.
  20. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT Nguyễn Du là bậc thầy của ngôn ngữ văn học dân tộc:Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập,nâng thể loại truyện thơ lục bác lên đỉnh cao chói lọi