Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 13+14: Đọc văn: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy - Hồ Thị Liễu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 13+14: Đọc văn: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy - Hồ Thị Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_1314_doc_van_truyen_an_duong_v.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 13+14: Đọc văn: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy - Hồ Thị Liễu
- CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CƠ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP 10/9 Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Liễu
- KHỞI ĐỘNG Các em xem video sau và trả lời câu hỏi CĨ NHẬN QUÀ NẾU TRẢ LỜI ĐÚNG
- Tuần 5, tiết 13-14:Văn học dân gian Trích “Lĩnh Nam chích quái” GVGD: HỒ THỊ LIỄU
- I. Tìm hiểu chung 1. Đặc trưng cơ bản của truyền thuyết: n Phản ánh lịch sử một cách độc đáo: được hư cấu, khúc xạ theo quan niệm, cảm xúc của nhân dân, có xen lẫn yếu tố thần kỳ. n Để hiểu đúng truyền thuyết, cần đặt nó trong mối quan hệ với môi trường lịch sử, văn hóa mà nó sinh ra.
- I. Tìm hiểu chung 2. Xuất xứ tác phẩm: n Đây là văn bản “Rùa vàng” được chép trong Lĩnh Nam chích quái. n Trình bày sự tích thành Cổ Loa, sự tích An Dương Vương lập nước Aâu Lạc, sự tích đá Mị Châu và ngọc trai – giếng nước. n Giải thích nguyên nhân mất nước Aâu Lạc.
- I. Tìm hiểu chung 3. Bố cục: 3 phần n Từ đầu đến bèn xin hòa: quá trình dựng nước và giữ nước của An Dương Vương. n Tiếp đó đến dẫn vua xuống biển: nước Aâu Lạc bị mất do sự mất cảnh giác của An Dương Vương và sự nhẹ dạ của Mỵ Châu. n Đoạn còn lại: thái độ của tác giả dân gian đối với Mỵ Châu, Trọng Thủy.
- II. Đọc hiểu: 1.An Dương Vương xây thành, chế nỏ và bảo vệ đất nước: - Xây thành: n Nối tiếp sự nghiệp vua Hùng, dời đô về Kẻ Chủ An Dương Vương nhìn xa trông rộng, phát triển đất nước. n Thành xây tới đâu lở tới đó. khó khăn buổi đầu dựng nước. n Lập bàn thờ, giữ mình trong sạch (trai giới) để cầu thần linh. kính trọng tổ tiên, thiêng liêng hóa nhiệm vụ giữ nước. n Rùa Vàng (sứ Thanh Giang) giúp đỡ xây nửa tháng thì xong. An Dương Vương được cả thần và người ủng hộ.
- Sa bàn thành Cổ Loa
- Một góc tường thành Cổ Loa
- 1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ và bảo vệ đất nước: - Chế nỏ: Câu hỏi: nếu có giặc ngoài lấy gì mà chống? ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác của An Dương Vương.
- Mũi tên đồng ở Cổ Loa
- 1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ và bảo vệ đất nước: Tác giả dân gian muốn ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của An Dương Vương, lý tưởng hóa việc xây thành, chế tạo vũ khí.
- 2. Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu: a. Bi kịch mất nước: Trách nhiệm của An Dương Vương n Triệu Đà cầu hôn hôn nhân nhằm mục đích xâm lược. n Vua vô tình gả con gái là Mỵ Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy An Dương Vương không phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù. n An Dương Vương cho Trọng Thủy ở rể: vua mất cảnh giác trầm trọng, tạo điều kiện cho giặc tự do tiến sâu vào lãnh thổ n Trọng Thủy mang nỏ thần về, Triệu Đà cất binh sang xâm lược, An Dương Vương vẫn thản nhiên đánh cờ An Dương Vương không lo phòng bị nghiêm túc, quá ỷ lại vào vũ khí.
- 2. Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu: a. Bi kịch mất nước: An Dương Vương chủ quan, quá lơ là cảnh giác. Ông là người đầu tiên phải gánh trách nhiệm về việc mất nước.
- 2. Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu: a. Bi kịch mất nước: Trách nhiệm của Mỵ Châu: n Lén cho Trọng Thủy xem nỏ thần tiết lộ bí mật quan trọng của quốc gia. n Rắc lông ngỗng dẫn đường cho giặc đuổi theo, dồn vua cha đến bước đường cùng Mỵ Châu là một kẻ ngây thơ nhẹ dạ, không biết suy nghĩ nặng nhẹ, đem tình vợ chồng đặt lên trên nghĩa vụ đối với đất nước.
- 2. Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu: a. Bi kịch tình yêu: Nhân vật Mỵ Châu - Lấy Trọng Thủy: vâng theo lời cha. - Cho Trọng Thủy xem nỏ thần: phục tùng chồng, yêu chồng mù quáng, cả tin nhẹ dạ. - Rắc lông ngỗng: không chịu được nỗi đau ly biệt, muốn gặp lại chồng. Mỵ Châu ngây thơ, hết lòng yêu thương Trọng Thủy bằng một tình cảm chân thành, mãnh liệt và thiếu lý trí, không biết tình cảm đó có thể xung đột, đe dọa lợi ích quốc gia và gây ra bi kịch cho bản thân mình
- 2. Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu: a. Bi kịch tình yêu: Nhân vật Trọng Thủy - Lấy cắp lẫy nỏ - Nếu chẳng may giặc giã - Dẫn quân đuổi theo Trọng Thủy là một tên gián điệp đích thực và đắc lực của Triệu Đà. Từ đầu đến cuối, hắn lừa dối Mỵ Châu và gây ra cái chết của cha con An Dương Vương.
- 2. Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu: a. Bi kịch tình yêu: Nhân vật Trọng Thủy - Cái chết của Trọng Thủy: + nguyên nhân: nảy sinh tình cảm vợ chồng, không giải quyết được mâu thuẫn trong con người mình Trọng Thủy là nhân vật phức tạp, vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của chiến tranh xâm lược tố cáo chiến tranh. bi kịch của kẻ bị kẹt ở giữa tham vọng và tình yêu.
- 3. Thái độ của tác giả dân gian: Đối với An Dương Vương: n An Dương Vương chém đầu Mỵ Châu người lãnh tụ phải vì cộng đồng mà thẳng tay trừng trị kẻ có tội dù đó là con ruột của mình cái chung phải đặt lên trên cái riêng. n An Dương Vương cầm theo sừng tê bảy tấc theo Rùa vàng xuống biển trong lòng nhân dân, người anh hùng dựng nước là bất tử.
- 3. Thái độ của tác giả dân gian: Đối với Mỵ Châu: n Rùa vàng nói: “Giặc ở sau lưng nhà vua đó!” đại diện cho trí tuệ và sự phán quyết mạnh mẽ của cha ông, nghiêm khắc phê phán kẻ có tội. n Máu thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch nhân dân bao dung, an ủi cho tấm lòng trong trắng ngây thơ của Mỵ Châu (bị lừa dối, vô tình phạm tội). cái chung bao giờ cũng phải được đặt ở trên cái riêng, đôi khi phải hi sinh tình riêng cho cái chung.
- 3. Thái độ của tác giả dân gian: Đối với Trọng Thủy: - Cái chết của Trọng Thủy: hắn là giặc ngoại xâm, là kẻ phụ tình phải bị đền tội. Chi tiết ngọc trai giếng nước: - Hóa giải oan tình của Mỵ Châu. - Nhân dân ta cũng tha thứ cho Trọng Thủy. Hắn cũng bị vua cha lợi dụng. vẻ đẹp hòan mỹ, thể hiện sự bao dung, nhân hậu của nhân dân ta.
- III. Tổng kết: Nội dung: bài học lịch sử: Cảnh giác với kẻ thù. Xử lý đúng mối quan hệ giữa chung và riêng, nhà và nước, cá nhân và cộng đồng. Nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ Xây dựng nhân vật vừa phản ánh được mâu thuẫn cá nhân, vừa phản ánh mâu thuẫn giữa dân tộc với kẻ thù xâm lược. Xây dựng tình tiết nghệ thuật đẹp, cô đọng, hàm súc.
- Qua An Dương Vương miếu Cao Bá Quát Nhất triều giang bắc động chinh bề Nam chữ cùng đồ thất mã tê Thiết trảo thử tâm phi ngộ phụ Trao mao hà diện cánh cầu thê Song châu di hóa hàm lưu bạng Bách kiếm nan thù nhập hải tê Loa cấp thê lương hà xứ mịch? Tà dương tước vũ mộ sơn tê.
- Qua An Dương Vương miếu Một buổi mai bỗng tiếng trống nổi lên phía bắc sông Sau đó thì ở bãi biển phía nam, con ngựa mang nhà vua chạy đến đường cùng, hí vang lên Mỵ Châu lấy trộm lẫy rùa đưa cho chồng xem, quả thật nàng không có ý lừa cha Nhưng Trọng Thủy còn mặt mũi nào theo dấu lông ngỗng mà tìm vợ nữa? Nước mắt nàng trong miệng trai biến thành đôi hạt châu là chuyện dễ Nhưng An Dương Vương cầm sừng tê rẽ xuống nước, chết rồi, dẫu có đem nàng ra chém trăm nhát cũng khó đền bù! Nay tìm đâu thấy loài trai buồn thảm ấy, Chỉ thấy chim công múa phía kia núi, dưới bóng chiều hôm
- Qua miếu Mỵ Châu Chu Mạnh Trinh Lang quân tình trọng, phụ ân thâm Bất bạch kỳ oan tự đáo kim Thần nỏ vô linh kim diệc khứ Minh Châu hữu lệ bạng do trầm Hoang bi cổ mộc thiên niên quốc Bích hải dao niên nhất phiến tâm Tịch mịch tiên triều cung ngoại miếu Đỗ quyên đề đoạn nguyệt âm âm
- Qua miếu Mỵ Châu Chu Mạnh Trinh Tình chồng vốn nặng mà ơn cha thì sâu, Nên nàng phải mang mối kỳ oan cho đến nay Nỏ thần không thiêng nữa, rùa vàng biến mất rồi Ngọc sáng còn in ngấn lệ, còn trai chìm đáy nước Ở đây chỉ còn tấm bia tàn và cây cổ thụ từ nghìn năm trước Nhưng biển thẳm trời cao sẽ chứng cho lòng ngay thẳng của nàng Ngôi miếu ngoài đền của triều đại trước vắng vẻ quá! Dưới ánh trăng âm u, tiếng đỗ quyên cũng im bặt
- Mỵ Châu Anh Ngọc Lông ngỗng rơi trắng đường chạy nạn Những chiếc lông không biết tự giấu mình Nước mắt thành mặt trái của lòng tin Tình yêu đến cùng đường cùng cái chết Nhưng người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu Giá như trên đời còn có một Mỵ Châu Vừa say đắm yêu thương vừa luôn cảnh giác Không sơ hở, chẳng mắc lừa mẹo giặc Một Mỵ Châu như ta vẫn hằng mơ
- Mỵ Châu Anh Ngọc Thì hẳn Mỵ Châu không sống đến bây giờ Để chung thủy với tình yêu ngàn năm có lẻ Như anh với em dẫu yêu nhau chung thủy Đến bạc đầu bất quá chỉ trăm năm Nên chúng ta dù rất đỗi đau lòng Vẫn không thể cứu Mỵ Châu khỏi chết Lũ trai biển sẽ thay người nuôi tiếp Giữa lòng mình viên ngọc của tình yêu
- Mỵ Châu Anh Ngọc Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu Bởi đầu cụt nên tượng càng rất sống Cái đầu cụt gợi nhớ dòng máu nóng Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn trào Anh cũng như em muốn nhắc Mỵ Châu Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước Nên em ơi, ta đành tự nhắc mình.
- Xin chân thành cảm ơn