Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 69+70: Đọc văn: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

ppt 21 trang thuongnguyen 4520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 69+70: Đọc văn: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_6970_doc_van_chuyen_chuc_phan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 69+70: Đọc văn: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

  1. Tiết 69,70 CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ
  2. I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nguyễn Dữ (?-?), sống khoảng thế kỉ XVI - Quê: Thanh Miện - Hải Dương ngày nay - Xuất thân trong một gia đình khoa bảng - Bản thân: học giỏi - đỗ hương tiến – làm quan nhưng không bao lâu xin về ở ẩn.
  3. 2. Văn bản - Xuất xứ: Rút trong “Truyền kì mạn lục” ra đời khoảng thế kỉ XVI, viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, chia 4 quyển - Thể loại truyền kì: văn xuôi tự sự trung đại, mượn yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. - Bố cục: Chia năm phần Phần 1: Cách giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn và hành động đốt đền Phần 2: Cuộc gặp gỡ Ngô Tử Văn với Hồn ma tướng giặc và Thổ Công. Phần 3: Vụ xử kiện Phần 4: Ngô Tử Văn nhận chức phán sự Phần 5: Lời bàn của tác giả
  4. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nhân vật Ngô Tử Văn a. Cách giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn và hành động đốt đền: - Cách giới thiệu: + Tên Soạn + Quê Yên Dũng- Lạng Giang + Tính tình khẳng khái - nóng nảy – cương trực → Nhân vật giới thiệu theo công thức truyền thống văn học trung đại, người đọc ấn tượng về nhân vật có thật
  5. - Hành động đốt đền: + Nguyên nhân trong làng trước có ngôi đền linh ứng,nay bị hồn ma tên tướng giặc bại trận của phương Bắc chiếm giữ và tác quái + Trước khi đốt đền Ngô Tử Văn tắm gội sạch sẽ, khấn trời → Hành động có ý thức, chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo
  6. b. Cuộc gặp gỡ Ngô Tử Văn, Hồn ma tướng giặc, Thổ Công v Cuộc gặp Ngô Tử Văn với Hồn ma tướng giặc: - Hồn ma tướng giặc: + Khi sống làm viên tướng của bộ Mộc Thạnh tên Bách hộ họ Thôi dã tâm xâm lược xứ người, mưu đồ việc phi nghĩa. + Khi chết tranh miếu, giả dạng Thổ thần, tự xưng là cư sĩ, đòi dựng lại đền, trách mắng và đe dọa Tử Văn. → Nhận xét: Hồn ma tướng giặc dù sống hay chết đều hiện nguyên hình là kẻ lừa đảo, dối trá, hung ác. - Tử Văn “ngồi ngất ngưởng tự nhiên” thái độ rất điềm tĩnh, tự tin, một tư thế thách thức đầy ngạo nghễ bất chấp cả cái chết
  7. vCuộc gặp gỡ Ngô Tử Văn với Thổ thần: -Thổ thần: + Khi sống làm chức Ngự sử đại phu + Chết vì việc nghĩa giúp dân độ vật -Gặp Tử Văn: + Cảm kích trước hành động của Tử Văn + Tố cáo tội ác Hồn ma tướng giặc + Bày tỏ nỗi bất bình + Nhận làm chứng cho Ngô Tử Văn →Nhận xét: Thổ thần là người tốt có công với nước với dân nhưng bị cái ác đe doạ - Thái độ của Ngô Tử Văn: bất bình khi nghe sự thật, không đồng tình cam chịu như Thổ thần, quyết tâm chống lại cái ác. → Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm là hình chiếu những bất công trong xã hội đương thời
  8. C. Vụ xử kiện -Quang cảnh vương phủ: + Gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương + Mấy nghìn quỉ Dạ Xoa hình dáng nanh ác → Không khí u ám, lạnh lẽo rất ghê rợn → Tử Văn không hề khiếp sợ, một con người đầy dũng khí
  9. - Vụ xử kiện Hồn ma Diêm Vương Tử Văn Núp bóng người bị Quát mắng Tử Tâu trình cứng cỏi hại, vu cáo Tử Văn, bênh vực không chịu nhún Văn hung thần nhường Giả giọng nhân Sinh nghi Đề nghị Diêm nghĩa Vương điều tra sự thật Kẻ gian xảo bị Phân xử công Chiến thắng, ban trừng trị đích đáng minh, sáng suốt thưởng cho người đấu tranh vì chính nghĩa
  10. Ý nghĩa của vụ xử kiện: thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ + Niềm tin công lý chính nghĩa thắng gian tà + Diệt trừ tai hoạ đem lại an lành cho dân + Sáng tỏ nỗi oan ức, phục hồi danh vị Thổ thần nước Việt
  11. d. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự - Thổ Công tiến cử Tử Văn vì cảm phục, tin tưởng và đền đáp công lao với Tử Văn. - Tử Văn vui vẻ nhận lời: vì trọng trách lớn chỉ có chàng mới xứng đáng đảm nhiệm. Đồng thời đó cũng là khát vọng chính nghĩa mà chàng theo đuổi. - Ý nghĩa: + Phần thưởng xứng đáng cho những con người dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ công lý. + Làm gương cho người đời sau noi theo
  12. e. Lời bàn của tác giả - Kẻ sĩ cần cứng cỏi cương trực có dũng khí → Làm nên vẻ đẹp của người quân tử - Tác giả bày tỏ sự ngưỡng mộ, cảm phục vì nghĩa lớn của Tử Văn.
  13. Nhận xét chung: Ngô Tử Văn với tính cách cương trực dũng cảm, đấu tranh vì chính nghĩa, khát vọng bảo vệ công lý xứng đáng là kẻ sĩ tiêu biểu của nước Việt
  14. 2. Đặc sắc nghệ thuật + Kết hợp thành công bút pháp hiện thực và kì ảo → Tạo tính hấp dẫn lôi cuốn người đọc + Kết cấu truyện giàu kịch tính theo xung đột kịch + Tính cách nhân vật khắc hoạ rõ nét gắn với sự phát triển cốt truyện + Tình tiết giàu tính biểu tượng, tự nhiên
  15. III. Kết luận: Ghi nhớ 1. Nội dung: Truyện đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân, một người trí thức nước Việt; đồng thời thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. 2. Nghệ thuật: Bằng nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, nhân vật xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch tính, truyện để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.
  16. IV. Luyện tập Bài tập 1 1. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có mấy nhân vật, trong đó nhân vật chính là ai? A. Có 3 nhân vật, nhân vật chính là hồn ma viên Bách hộ họ Thôi. B. Có 4 nhân vật, nhân vật chính là Ngô Tử Văn. C. Có trên 4 nhân vật, nhân vật chính là Ngô Tử Văn. D. Có 4 nhân vật, nhân vật chính là Thổ Công
  17. 2. Vì sao Tử văn quyết định đốt đền? A. Vì muốn tỏ bày thái độ ngất ngưởng, khinh bạc của mình. B. Vì muốn bảo vệ quyền lợi, danh phận cho Thổ thần nước Việt. C. Vì muốn diệt trừ kẻ đang làm yêu làm quái trong nhân gian. D. Vì xem thường thánh thần và không tin điều mê tín dị đoan.
  18. 3. Nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật Tử Văn được tác giả tô đậm, nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm là gì? A. Cương trực, khảng khái. B. Ngất ngưởng, khinh bạc. C. Điềm tĩnh, tự tin. D. Tài hoa, hào hiệp.
  19. 4. Xét về mặt nghệ thuật viết truyện, vì sao tác giả lại rất chú ý đến việc kể, tả về cơn sốt hay trạng thái tâm lí khác thường của Tử Văn ? Cách giải thích nào dưới đây là không thoả đáng ? A. Vì khi cần đưa người đọc đi từ thế giới thực sang thế giới hoang tưởng, cần phải tạo ra được sự chuyển tiếp hợp lí, tự nhiên. B. Vì không thể sử dụng yếu tố kì ảo một cách tuỳ tiện, mà vẫn phải tạo ra được lô gíc tự nhiên, hợp lí cho sự hiện diện của nó. Trạng thái tinh thần khác thường của Tử Văn khắc phục điều này. C.Vì bản thân cơn sốt của Tử Văn là một mắt xích không thể thiếu được trong chuỗi sự việc được kể. D. Vì đốt đền là hành động liều lĩnh, lỗ mãng báng bổ thần linh, khinh thường ma quỉ, Tử Văn sốt là do bị ma ám và bị thánh thần trừng phạt
  20. Bài tập 2 Nếu viết đoạn kết của truyện, anh (chị) có đồng tình với cách kết thúc như đã chọn hay có một cách kết thúc khác ? giải thích ?