Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 73+74: Đọc văn: Chuyện chức phán sư tản viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ) - Năm học 2019-2020

pptx 26 trang thuongnguyen 4422
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 73+74: Đọc văn: Chuyện chức phán sư tản viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_7374_doc_van_chuyen_chuc_phan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 73+74: Đọc văn: Chuyện chức phán sư tản viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ) - Năm học 2019-2020

  1. Tuần: 25 – Tiết: 73 – 74 Ngày dạy: 24/3/2020 Văn bản CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN Nguyễn Dữ (Tản Viên từ phán sự lục - trích “Truyền kì mạn lục”)
  2. I Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Nguyễn Dữ sống vào thế kỉ XVI - Quê ở tỉnh Hải Dương. - Xuất thân trong gia đình khoa bảng - Là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm . - Tác phẩm nổi tiếng “ Truyền kì mạn lục”, được viết vào nửa đầu thế kỉ XVI
  3. 2. Tác phẩm “ Truyền kì mạn lục” - - Truyền kì: thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường, thế giới con người gần với thế giới cõi âm có sự tương giao. - Nhan đề: Truyền kì mạn lục : ghi chép các truyện li kì tản mạn của dân chúng. - Nội dung: Hiện thực xã hội đương thời, số phận con người, tinh thần dân tộc - Nghệ thuật: Có sự tham gia của yếu tố hoang đường, kì ảo.  Truyền kì mạn lục vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo, là Thiên cổ tuỳ bút, được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.
  4. 3. Văn bản “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” - Vị trí: chuyện thứ 16 - Tóm tắt: + Ngô Tử Văn, kẻ sĩ khảng khái, chính trực đã đốt đền của tên hung thần vốn là tướng giặc xâm lược để trừ hại cho dân. + Tên hung thần đe doạ, Ngô Tử Văn được Thổ công mách bảo, chỉ dẫn. + Ngô Tử Văn bị bắt xuống âm phủ. Trước Diêm Vương, chàng dũng cảm tố cáo tội ác tên hung thần. Công lý được khôi phục, kẻ ác bị trừng trị. + Ngô Tử Văn được tiến cử và nhận chức phán sự đền Tản Viên.
  5. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Nhân vật Ngô Tử Văn – bất khuất vì chính nghĩa. a. Cách giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn: - Tên chữ (tự): Ngô Tử Văn. - Tên tục: Soạn - Quê quán: người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. - Tính tình: khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian không chịu được. - Phẩm chất: cương trực, dũng cảm,trọng chính nghĩa. -> cách giới thiệu trực tiếp theo môtip văn học trung đại, mang giọng ngợi ca. => gây chú ý và định hướng cho sự tiếp nhận của người đọc.
  6. b. Hành động đốt đền tà Vì sao Tử Văn đốt đền? - Nguyên nhân đốt đền: + Tử Văn tức giận, không chịu được việc “hưng yêu tác quái” của hồn ma tướng giặc họ Thôi. + Muốn trừ hại cho dân.
  7. Trước khi đốt đền, Tử Văn đã làm gì? - Diễn biến việc đốt đền + Tắm gội sạch sẽ. + Khấn trời đất. => Tử Văn tin vào hành động chính nghĩa của mình. Lấy lòng trong sạch, thái độ chân thành của mình mong được trời chia sẻ.
  8. Hµnh ®éng “ch©m löa - Chi tiết “châm lửa đốt đền”, “vung tay ®èt ®Òn, vung tay không cần gì cả” kh«ng cÇn g× c¶” cho thÊy phÈm chÊt g× ë => Tính cách cương trực, can đảm, nh©n vËt? mạnh mẽ, quyết liệt, thấy sự tà gian thì không thể chịu được.
  9. - ý nghÜa hµnh ®éng ®èt ®Òn: Theo em, việc Ngô Tử Văn đốt đền có ý nghĩa A. Thể hiện quan điểm và thái độ của người trí gì? Giải thích nguyên thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của nhân sự chọn lựa của quần chúng bình dân. em? BB.Thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại. CC. Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lí Nam Đế chống giặc ngoại xâm. D. ThÓ hiÖn tÝnh hiÕu th¾ng cña ng­ưêi trÎ tuæi.
  10. - Ý nghĩa của hành động đốt đền: + Thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại. + Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên tướng giặc xâm lược, bảo vệ thổ thần nước Việt. => Tử Văn là người giàu bản lĩnh, không khoan nhượng trong cuộc đấu tranh với cái ác.
  11. 2. Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn với hồn ma tướng giặc và Thổ công. a. Gặp hồn ma tướng giặc: - Tử Văn bị “sốt nóng sốt rét” - Nhân cách Tử Văn bị mắng mỏ: “Nhà ngươi bây giờ” - Tử Văn bị đe dọa kiện xuống âm ti: “Phong đô sẽ biết => Thái độ của Tử Văn: bình tĩnh, tự tin vào việc làm chính nghĩa của mình.
  12. b. Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và Thổ công: + Giúp cho câu chuyện thêm logic. + Giúp nhân vật Tử Văn thấy rõ bản chất xảo trá, giả mạo, những hành động tác oai tác quái của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi. + Thổ công mong Tử Văn làm việc nghĩa tới cùng và bày cách để giúp chàng. + Phản ánh thần linh ở các đền miếu gần đó ăn của hối lộ nên bênh vực hồn ma tên tướng giặc
  13. 3. Cuộc đối chất ở Minh ti - Khi Tử Văn bị bắt giải xuống âm ti: + Tinh thần, thái độ: điềm nhiên không hề khiếp sợ, rùng rợn trước cảnh địa ngục và quỷ sứ đe dọa. + Một mực kêu oan, đòi được phán xét minh bạch, công khai với lời lẽ cứng cỏi. - Thái độ và lời lẽ của hồn ma tên tướng giặc: + Tỏ vẻ khúm núm, oan ức, đáng thương, đáng được bên vực. + Ra vẻ nhúng nhường để khép thêm cho Tử Văn tội ngoan cố, bướng bỉnh. + Khi Tử Văn đòi đưa tư giấy đến đền Tản Viên lấy chứng cớ từ đức Thánh Tản thì hắn sợ sự thật bị phơi bày, tỏ vẻ rộng lượng xin Diêm Vương khoan dung cho Tử Văn. → Hắn đã tự lật tẩy bản chất giả hiệu, xảo trá, để lộ sơ hở để Diêm Vương nghi ngờ, quyết làm rõ sự việc.
  14. * Kết quả: - Kết quả xử kiện: hồn ma tướng giặc bị nhốt vào ngục Cửu U, Tử Văn chiến thắng, được sống lại -> chính nghĩa chiến thắng. - Ý nghĩa chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ: + Quan điểm của con người trung đại: Bên cạnh cõi dương còn có cõi âm - nơi mà con người phải nhận hết những tội đã làm ở dương thế. + Thể hiện khát vọng công lý chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế. + Chứng minh cái thiện luôn thắng cái ác. + Nhằm xây dựng kịch tính cho câu chuyện đẩy xung đột lên cao trào thể hiện rõ bản lĩnh, khí phách của Ngô Soạn. + Khuyên răn con người nên sống hợp lẽ phải, không nên làm điều gian ác, hại người.
  15. * Tử Văn được tiến cử làm phán sự đền Tản Viên: - Chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án -> đó là chức quan thực hiện công lý. - Tử Văn được nhận chức này vì: Tử Văn dũng cảm, dám bảo vệ đến cùng công lý, chính nghĩa. - Ý nghĩa việc Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên: + Là sự thưởng công xứng đáng cho người chính trực, dũng cảm + Khích lệ mọi người noi gương, chống lại cái xấu, cái ác + Thể hiện sự bất tử hóa khát vọng chính nghĩa, công lí của con người
  16. 4. Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG CỦA TRUYỆN a. Ngụ ý phê phán: - Hồn ma tên tướng giặc giả mạo thổ thần. - Hiện thực bất công từ cõi trần đến cõi âm: nạn đút lót b. Ngụ ý nhắn nhủ: - Khẳng định cái chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà - Con người nên sống, hành động đúng lẽ phải. - Hãy dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác.
  17. III. Tổng kết . 1. Nội dung - Ca ngợi tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt. - Bài học nhân sinh về chính - tà, thiện - ác 2. Nghệ thuật - Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ. - Dẫn dắt khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn. - Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn. - Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang nét hiện thực. - Sử dụng kiểu kết thúc có hậu, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của văn học dân gian.
  18. Bài học : - Nhìn nhận cách sống: Công bằng và hạnh phúc chỉ đến khi người chính trực biết đấu tranh với cái xấu, cái ác, sự gian tà. - Niềm tin vào lẽ phải: Chính bao giờ cũng thắng tà. => Lẽ phải, công lí không lệ thuộc vào số lượng người hai phái chính - tà. Bè cánh xấu xa chỉ tồn tại nhất thời. Chính nghĩa tất thắng. Miễn là người quân tử phải có ý chí và không ngại sự thiệt hại đến bản thân mình.
  19. 1. Dòng nào không nêu đúng chủ đề trong hệ thống chủ đề của Truyền kỳ mạn lục? A. Thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa Việt Nam. B. Vạch trần, phê phán những tệ trạng đen tối trong xã hội đương thời. C. Bày tỏ niềm cảm thương với số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội. D. Phê phán chế độ khoa cử phong kiến thối nát, lạc hậu đã làm hại cho biết bao thanh niên ưu tú của đất nước.
  20. 2. Hệ thống nhân vật trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có sự phân tuyến khá rõ: Ngô Tử Văn, viên Thổ công đại diện cho chính nghĩa, tên tướng giặc họ Thôi đại diện cho lực lượng phi nghĩa. Vậy, nhân vật Diêm Vương trong truyện đại diện cho điều gì? A. Đại diện cho những thế lực bảo trợ, dung túng cho cái ác. B. Đại diện cho anh linh, tú khí của dân tộc phù trợ cho những người trí thức Việt. C. Đại diện cho công lí, cho lẽ phải. D. Đại diện cho quyền lực tối cao của người đứng đầu nhà nước.
  21. 3. Dòng nào dưới đây không khái quát đúng nội dung tư tưởng của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ? A. Khẳng định chân lí: cái thiện thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà. B. Cảm thông với số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội. C. Ngợi ca tinh thần khẳng khái, cứng cỏi, tinh thần đấu tranh quyết liệt chống lại các thế lực gian tà. D. Đề cao tinh thần dân tộc và bản lĩnh của người trí thức.
  22. 4. Đặc điểm nào dưới đây được coi là đặc trưng tiêu biểu của thể loại truyện truyền kì? A. Truyện phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì ảo, hoang đường. B. Là thể văn xuôi có nguồn gốc từ Trung Quốc. C. Là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại. D. Truyện miêu tả thế giới cõi âm với nhiều nhân vật thánh thần, ma quỷ.
  23. Phần làm văn: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.
  24. CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ THEO DÕI BÀI HỌC!