Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 81: Lập dàn ý bài văn nghị luận - Nguyễn Thị Thu Hà

pptx 32 trang thuongnguyen 4530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 81: Lập dàn ý bài văn nghị luận - Nguyễn Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_81_lap_dan_y_bai_van_nghi_luan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 81: Lập dàn ý bài văn nghị luận - Nguyễn Thị Thu Hà

  1. Chào mừng quí thầy cô về dự giờ lớp 10A5 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ THU HÀ GIÁO SINH THỰC TẬP : NGUYỄN THỊ LỆ VY
  2. Tình huống sau: Một học sinh khi làm bài với yêu cầu : •Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay. •HS trình bày các ý như sau: +Facebook là gì? + Cách tạo facebook – hướng dẫn cách chơi facebook. + Ứng dụng của facebook
  3. Các ý trên không đúng vì người viết không phân tích, tìm hiểu đề dẫn đến lạc đề. Ý chính là bàn về hiện tượng nghiện facebook.
  4. Tiết 81: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
  5. I. Tác dụng của việc lập dàn ý 1. Khái niệm: Lập dàn ý là công việc lựa chọn, sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản.
  6. 2. Tác dụng: -Giúp người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận. -Tránh tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót hoặc triển khai ý không cân xứng - Phân bố thời gian hợp lí khi làm bài.
  7. II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận Lập dàn ý cho một bài văn gồm 2 bước cơ bản: +Bước 1: Tìm ý +Bước 2: Lập dàn ý 1. Tìm ý cho các bài văn - Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm , luận cứ cho bài văn. Các bước trong tìm ý cho bài văn: gồm 3 bước +Xác định luận đề +Xác định các luận điểm +Tìm luận cứ cho các luận điểm
  8. a. Xác định luận đề Vấn đề cần nghị luận(yêu cầu của đề) Yêu cầu của đề: Sách là phương tiện cung cấp tri thức cho con người, giúp con người trưởng thành về mặt nhận thức.
  9. b. Luận điểm chính Luận điểm1: Sách là sản Luận điểm2: Luận điểm3: S C phẩm tinh ách mở ần có thái thần kì diệu rộng những độ đúng với của con chân trời sách và việc người mới. đọc sách.
  10. C. Tìm luận cứ +Sách là sản phẩm Luận điểm1: tinh thần của con sách là sản người phẩm tinh +Sách là kho tàng tri thần kì diệu thức. của con +Sách giúp ta vượt người qua thời gian, không gian
  11. +Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực tự Luận điểm 2: nhiên và xã hội. sách mở rộng +Sách là người bạn những chân tâm tình gần gũi, trời mới. giúp ta hoàn thiện mình về nhân cách.
  12. + Đọc và làm theo sách tốt và Luận điểm3: phê phán sách có hại. cần có thái độ +Tạo thói quen lựa chọn sách, đúng với sách hứng thú và làm theo các sách và việc đọc có nội dung tốt. sách. + Học những điều hay trong sách bên cạnh học trong thực tế cuộc sống.
  13. 2.Lập dàn ý Mở bài: + Vai trò của sách + Ý kiến của M. Go-rơ-ki Thân bài: Triển khai các luận điểm và các luận cứ đã có ở phần tìm ý Kết bài + Khẳng định giá trị ý kiến của M.Go-rơ-ki + Khẳng định vai trò của sách + Làm sao để duy trì thói quen đọc sách??
  14. * Lập dàn ý : 3 bước - Mở bài: Nêu luận đề(trực tiếp hoặc gián tiếp) nhằm đưa ra phương hướng cho bài văn nghị luận. - Thân bài :Trình bày các luận điểm, luận cứ (hợp lí, có trọng tâm, theo trật tự logic) - Kết bài: + Nên kết bài theo kiểu đóng hay mở + Khẳng định những nội dung nào? + Mở ra những nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ.
  15. Bài tập 1. Bài tập 1 a. Bổ sung ý kiến: - Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người. - Cần phải thường xuyên học tập, rèn , phấn đấu để có cả tài lẫn đức.
  16. b. Lập dàn ý *Mở bài : + Dẫn dắt vấn đề +Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh. *Thân bài: - Giải thích khái niệm tài và đức. + Tài: tài năng, kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm sống của con người để hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. + Đức: đạo đức, tư cách, tác phong, lòng nhiệt tình, khát vọng “Chân, Thiện, Mỹ” trong mỗi con người.
  17. - Có tài mà không có đức là người vô dụng. +Một số người có tài mà không có đức thì chẳng thể làm được những việc có ích. Có tài mà hành động trái đạo đức còn có thể gây hại cho cộng đồng. -Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. + Những người có phẩm chất đạo đức tốt thì khó có khả năng hoàn thành tốt công việc, nhất là những việc khó khăn.
  18. - Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người. -Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện, phần đấu để có cả tài lẫn đức.
  19. *Kết bài: +Khẳng định lại vấn đề được nói tới: Tài và đức luôn song hành và tồn tại mới tạo nên thành công của mỗi người. + Khẳng định thế hệ trẻ cần phải được định hướng đúng đắn trong rèn luyện và tu dưỡng để hoàn thiện nhân cách là một người có tài, có đức và có ích.
  20. 2. Bài tập 2 * Mở bài - Thực tế với nhiều khó khăn hạn chế khả năng của con người-> “Cái khó bó cái khôn”
  21. * Thân bài - Ý nghĩa của câu tục ngữ + Cái khó: khó khăn trong cuộc sống + Bó: sự trói buộc + Cái khôn: khả năng suy nghĩ, sáng tạo. -> Những khó khăn trong cuộc sống hạn chế việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người.
  22. - Bài học trên có mặt đúng và chưa đúng. Mặt đúng: sự phát triển chủ quan chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh khách quan. Mặt chưa đúng: chưa đánh gía đúng mức sự nỗ lực chủ quan của con người.
  23. Bài học quý: Khi tính toán công việc cần tính đến điều kiện khách quan nhưng không lệ thuộc vào điều kiện đó. Trong hoàn cảnh nào cũng đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan.
  24. * Kết luận: cần khẳng định: - Hoàn cảnh khó khăn ta càng phải quyết tâm khắc phục - Khó khăn chính là môi trường rèn luyện bản lĩnh, giúp ta thành công trong cuộc sống “Gian nan rèn luyện mới thành công” Hồ Chí Minh Hoặc “cái khó ló cái khôn” như cha ông ta đã dạy.
  25. VẬN DỤNG *Từ tình bạn chân thành sâu sắc của hai nhà thơ lớn thời Thịnh Đường được thể hiện trong bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng( Lí Bạch). Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về giá trị của tình bạn trong cuộc sống. Em hãy lập dàn ý cho đề văn trên.
  26. Dàn ý 1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận:giá trị của tình bạn trong cuộc sống. - Tình bạn trong bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.
  27. 2. Thân bài: -Tình bạn trong bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng: + Từ nỗi niềm cảm xúc của Lí Bạch khi tiễn đưa Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. +bài thơ thể hiện tình bạn chân thành, sâu sắc của hai nhà thơ lớn thời Thịnh Đường. -Bàn luận về giá trị của tình bạn trong cuộc sống: + Tình bạn là một trong tình cảm quý giá của con người. + Tình bạn được xây dựng trên cơ sở được thấu hiểu, tri âm, đồng điệu giữa người với người.
  28. +Tình bạn đich thật không phân biệt địa vị, giàu nghèo - Giá trị của tình bạn trong cuộc sống: +Tình bạn chân thành, sâu sắc có thể giúp con người vượt lên trên mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. +Giúp con người bày tỏ, giãi bày những khúc mắt riêng tư nhất trong đời sống mà không phải lúc nào cũng có thể nói ra. 3.Kết bài: -Tóm lại vấn đề cần nghị luận -Liên hệ bản thân.
  29. V. MỞ RỘNG *Câu hỏi về nhà. Hãy lập dày ý cho đề văn sau: Anh (chị) suy nghĩ gì về câu nói : “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố” ( Đặng Thùy Trâm)