Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 10: Ca dao hài hước

pptx 22 trang thuongnguyen 4710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 10: Ca dao hài hước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_10_ca_dao_hai_huoc.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 10: Ca dao hài hước

  1. CA DAO HÀI HƯỚC Nội dung bài học của tiết hôm nay: 1. Tìm hiểu chung về khái niệm, đặc trưng ca dao hài hước 2. Phân tích nội dung và nghệ thuật của 4 bài ca dao 3. Tổng kết nội dung và nghệ thuật ca dao hài hước
  2. CA DAO HÀI HƯỚC • Kế hoạch tiết học: HS thực hiện các nhiệm vụ được giao ở 3 hoạt động sau: • Hoạt động 1: Tìm hiểu chung • Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản qua một số bài ca dao hài hước • Hoạt động 3: Tổng kết • +Hđ2: Tìm hiểu chung (10 phút) • +Hđ3: Đọc hiểu văn bản (70 phút) • +Hđ4: Tổng kết: (5 phút) • Review: (5 phút)
  3. I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm: Ca dao là thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
  4. I. Tìm hiểu chung 2. Đặc điểm của ca dao hài hước a. Nội dung b. Nghệ thuật
  5. 2. Đặc điểm của ca dao hài hước a. Nội dung: • Tiếng cười tự trào là tiếng cười lạc quan yêu đời, mua vui, giải trí thể hiện niềm lạc quan trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan. • Tiếng cười hài hước châm biếm, phê phán nhắc nhở nhau tránh xa những thói hư tật xấu
  6. 2. Đặc điểm của ca dao hài hước b. Nghệ thuật: • Hư cấu • Chọn lọc những chi tiết điển hình. • Cường điệu phóng đại, dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc để tạo nét hài hước hóm hỉnh.
  7. 3. Nội dung tổng quát 4 bài ca dao • Bài 1: Ca dao hài hước tự trào thể hiện tinh thần lạc quan, lối sống tình cảm của người bình dân xưa. • Bài 2, 3, 4: Ca dao hài hước châm biếm, phê phán nhằm mua vui, châm biếm, phê phán cái xấu.
  8. II. Đọc hiểu văn bản a. Nội dung Lời dẫn Vẻ đẹp Lời thách Vẻ đẹp cưới của phẩm chất cưới của tâm hồn cô chàng trai của chàng cô gái gái nghèo trai
  9. 1.Bài ca dao số 1 a. Nội dung: tiếng cười của người lao động tự cười trong cảnh nghèo của mình. Hoàn cảnh trọng đại của việc cưới xin cho thấy sự khó khăn thiếu thốn của người nông dân nghèo.
  10. 1.Bài ca dao số 1 * Lời dẫn cưới của chàng trai nghèo: • + Cũng muốn có tiệc cưới linh đình đưa ra lễ vật sang trọng (voi, trâu, bò ) • + Lối nói giảm dần: voi, trâu, bò, chuột lễ vật to tác nhưng chàng trai không có gì. *Vẻ đẹp phẩm chất của chàng trai: • + Nghèo khó nhưng lạc quan, hài hước • + Tình cảm chân thành
  11. 1.Bài ca dao số 1 *Lời thách cưới của cô gái: • + Không mặc cảm mà bằng lòng với cảnh nghèo, vui trong lời thách cưới với một nhà khoai lang. • + Lối nói giảm dần: củ to, củ nhỏ, củ mẻ, củ rím, củ hà *Vẻ đẹp tâm hồn cô gái: • + Hài hước, lạc quan • + Thấu hiểu, thông cảm cho tình cảnh chàng trai.
  12. 1.Bài ca dao số 1 b. Nghệ thuật: • + Lối nói khoa trương, phóng đại • + Lối nói giảm dần • + Lối nói đối lập ->Tiếng cười tự trào về cảnh nghèo của người lao động. Đám cưới nghèo nhưng vẫn vui, tìm thấy niềm hạnh phúc ngay trong cảnh nghèo, quên đi cảnh khổ mà yêu đời, lạc quan hơn.
  13. 1.Bài ca dao số 1 c. Ý nghĩa: •+ Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, vượt lên cuộc sống khốn khó. •+ Triết lí nhân sinh trọng tình nghĩa hơn vật chất.
  14. 2.Bài ca dao số 2, 3 • - Phê phán loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai và đàn ông lười nhác, không có chí lớn. • - Lẽ thường: Làm trai đáng sức trai, khỏe mạnh, giữ vai trò trụ cột, chỗ dựa vững chắc cho gia đình. “Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên”, “Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng”
  15. 2.Bài ca dao số 2, 3 • - Hình ảnh phóng đại, đối lập: khom lưng chống gối > Châm biếm, phê phán những anh chàng yếu đuối, không đáng sức trai, không còn phong độ của bậc nam nhi.
  16. 3.Bài ca dao số 4 • Chế giễu phụ nữ vô duyên trong xã hội (lỗ mũi nhiều lông, ngủ ngáy, ăn quà vặt, đầu đầy rơm rác) • Thủ pháp đối lập: quan niệm nhân dân về ảnh người phụ nữ đối lập hiện tượng nêu trên. • Ngoa dụ (phóng đại): châm biếm loại phụ nữ trách nết, vô duyên. • Cấu trúc “chồng yêu chồng bảo”: yêu nhau chân thành cái gì cũng trở nên đẹp, khiếm khuyết tiêu cực cũng biến thành tích cực.
  17. III Tổng kết • 1. Nội dung • Bằng nghệ thuật trào lộng hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao, tiếng cười giải trí, tự trào, châm biếm, phê phán thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan của người bình dân.
  18. III Tổng kết 2. Nghệ thuật • - Hư cấu, dựng cảnh tài tình. • - Khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình • - Cường điệu, phóng đại, tương phản • - Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu xa.
  19. BTVN Cảm nhận của em về một trong những bài ca dao đã học trình bày trong khoảng một trang giấy.