Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 2: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

ppt 18 trang thuongnguyen 4251
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 2: Khái quát văn học dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_2_khai_quat_van_hoc_dan_gian_v.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 2: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

  1. KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
  2. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, Sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Văn học dân gian chỉ là một bộ phận của văn hoá dân gian.
  3. • Ngôn từ truyền miệng tạo nên nội dung, ý nghĩa, thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian. • Văn học dân gian tồn tại và lưu hành theo phương thức truyền miệng • Nói đến truyền miệng là nói đến diễn xướng dân gian.
  4. Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác của cộng đồng.
  5. III. Hệ thống thể loại văn học dân gian •Rất phong phú và đa dạng, gồm: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, •Các thể loại cần chú ý:
  6. 1. Sử Thi Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, xây dựng những hình tượng Nhà Rông nghệ thuật hoành tráng, để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân cổ đại. Một ngôi đền Ấn Độ
  7. 2. Truyền thuyết Là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện Cổ Loa sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng.
  8. 3. Truyện cổ tích Là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định kể về số phận bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. Thị rụng bị bà Bà để bà ngửi chứ bà không ăn (Tấm Cám)
  9. 4. Ca dao Là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng Được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
  10. 1. Giá trị nhận thức Văn học dân gian là kho tri thức phong phú về đời sống các dân tộc + Thuộc mọi lĩnh vực của đời sống, + Là kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn thể hiện thái độ, quan điểm nhận thức của nhân dân + Trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật đầy sức hấp dẫn nên dễ phổ biến và tiếp thu.
  11. 2. Giá trị giáo dục + Giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người + Giáo dục tinh thần lạc quan, nhân đạo + Hình thành phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu quê hương đất nước
  12. 3. Giá trị thẩm mĩ Là những tác phẩm mẫu mực về nghệ thuật do được thử thách qua thời gian khiến cho “từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu”
  13. Trong nhiều thế kỉ khi văn học viết mới hình thành văn học dân gian đóng vai trò chủ đạo. Khi văn học viết phát triển văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng, cơ sở của văn học viết. Góp phần làm cho văn học Việt Nam trở nên phong phú đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
  14. V. Tổng kết Văn học dân gian chứa đựng những giá trị lớn lao vì vậy cần trân trọng và phát huy.