Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 20: Đọc văn: Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

pptx 14 trang thuongnguyen 4941
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 20: Đọc văn: Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_20_doc_van_binh_ngo_dai_cao_ng.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 20: Đọc văn: Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

  1. Phần trình bày của tổ 4 Tác phẩm BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
  2. I – TÌM HIỂU CHUNG 1. Hoàn cảnh sáng tác Sau chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi để viết Bình Ngô đại cáo để tuyên bố với nhân dân cả nước về quyền độc lập của đất nước. Bài cáo được công bố vào đầu năm 1428.
  3. 2. Thể loại 3. Bố cục 4. Chủ đề Cáo là thể văn nghị Phần 1 (“Việc nhân Tác phẩm là bản tổng luận có từ thời cổ ở Trung nghĩa chứng cớ còn ghi”) kết về cuộc chiến vĩ đại Quốc, thường được vua Tuyên bố lập trường chính của dân tộc, thể hiện chúa hoặc các thủ lĩnh nghĩa của cuộc chiến. niềm tự hào vô biên, dùng để trình bày một niềm hân hoan trước chủ trương, sự nghiệp, Phần 2 (“vừa rồi Ai bảo thắng lợi to lớn của tuyên ngôn một sự kiện thần dân chiệu được”) chính nghĩa cứu nước, để mọi người cùng biết. Bảng cáo trạng tội ác giặc tài năng lãnh đạo của Minh. bộ phận tham mưu Cáo có thể viết bằng nghĩa quân, của khí văn vần, văn xuôi nhưng Phần 3 (“Ta đây chưa phách anh hung toàn chủ yếu là văn biền ngẫu. thấy xưa nay”) Lược thuật dân tộc ta. quá trình kháng chiến. Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặc Phần 4 (Còn lại) Tuyên chẽ, mạch lạc là đặc điểm bố đọc lập, mở ra kỉ nguyên quan trọng của bài cáo. mới cho đất nước.
  4. II – ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Bản khắc cổ nhất bài “Bình Ngô đại cáo”
  5. 1. Luận đề chính nghĩa a) Tư tưởng nhân nghĩa là tiền đề cơ sở lí luận cho cuộc kháng chiến “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Nhân nghĩa là lòng yêu thương người và làm điều phải. Nhân nghĩa trong tư tưởng của Nguyễn Trãi: - Không chỉ là lòng yêu thương con người, tôn trọng đều phải. - Nhân nghĩa là làm cho nhân dân được sống yên lành, hạnh phúc. - Nhân nghĩa là diệt trừ lũ xâm lược bạo ngược, hung tàn. ⇒ Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là lấy dân làm gốc, vì dân mà diệt trừ bọn tàn bạo.
  6. b) Chân lí về độc lập dân tộc “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương” Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt ⇒ Các dân tộc có quyền bình đẳng như nhau. Lời văn khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc. Thái độ của tác giả: - So sáng các triều đại của Việt Nam với các triều đại của Trung Hoa - Gọi các vị vua Đại Việt là “đế” ⇒ Thể hiện ý thức cao độ về độc lập chủ quyền của tác giả
  7. 2. Tội ác của kẻ thù Giặc minh xâm lược, cai trị nước ta và gây ra biết bao tội ác: - Lừa dối nhân dân ta - Tàn sát dã man những người vô tội - Bóc lột nhân dân ta bằng chế độ thuế khóa nặng nề - Bắt phu phen, phục dịch - Vơ vét của cải - Hủy hoại nền văn hóa Đại Việt Thái độ căm phẫn của nhân dân: - Hình ảnh phóng đại “trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” lấy cái vô cùng của tự nhiên để nói về tội ác của giặc Minh. - Câu hỏi tu từ “lẽ nào chịu được”: Tội ác không thể dung thứ của giặc ⇒ Bản cáo trạng đanh thép về tội ác dã man của giặc minh, đồng thời là thái độ căm phẫn, tức giận khôn cùng của nhân dân ta
  8. 3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn a) Hình ảnh người anh hùng Lê Lợi - Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình” - Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa” - Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống ” - Có lí tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước dành phía tả”. - Có lòng quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn “Đau lòng nhức óc nếm mật nằm gai suy xét đã tinh”. ⇒ Lê Lợi vừa là người bình dị vừa là anh hùng khởi nghĩa
  9. b) Cuộc khởi nghãi Lam Sơn Buổi đầu gian khổ: - Những thiếu thốn về quân trang và lương thực: binh yếu, có khi lương cạn, nhân tài ít - Tinh thần của quân và dân: Gắng chí, quyết tâm (Ta gắng chí khắc phục gian nan), đồng lòng, đoàn kết (sử dụng 2 điển tích dựng cần trúc, hòa nước sông) ⇒ Giai đoạn đầu đầy khó khăn, thử thách, nhờ sự lạc quan, đồng lòng, đoàn kết, biết dựa vào dân đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua mọi khó khăn.
  10. Giai đoạn phản công và thắng lợi của ta: - Những trận tiến quân ra Bắc: trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động - Chiến dịch diệt chi viện: trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang ⇒ Biện pháp liệt kê tái hiện không khí chiến trận máu lửa, sục sôi với những chiến thắng giòn giã liên tiếp của quân ta cũng như sự thất bại nhục nhã, ê trề của địch. Thất bại của giặc Minh: - Nghệ thuật cường đại, nói quá miêu tả những thất bại thảm hại của giặc. - Binh lính cởi áo giáp xin hàng - Tướng giặc tham sống sợ chết cởi áo giáp xin hàng Khí thế và cách ứng xử của quân, dân ta: - Nghệ thuật cường điệu: Gươm mài đá, đá núi phải mòn . - Cách ứng xử vừa khôn khéo vừa nhân nghĩa của nghĩa quân: “Thần vũ chẳng giết hại nghỉ sức” ⇒ Nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử
  11. 4. Lời tuyên bố độc lập: Lời tuyên bố trang nghiêm, trịnh trọng về nền độc lập dân tộc,chủ quyền đất nước đã được lập lại. Đề cao truyền thống và công lao của tổ tiên -> Khẳng định niềm tin và quyết tâm xây dựng đất nước -Bài học lịch sử: Tinh thần đoàn kết toàn dân,kết hợp sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại.truyền thống dân tộc. -Chủ đề: Bài cáo nêu cao tinh thần độc lập tự cường, tự hào dân tộc trước thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta và tài lãnh đạo nghĩa quân của Lê Lợi trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc
  12. I – TỔNG KẾT 1. Giá trị nội dung: Đại cáo Bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập của nước Đại Việt ở thế kỉXV. Bài Cáo đã nêu luận đề chính nghĩa, tố cáo tội ác của giặc Minh, tái hiện lại quá trình kháng chiến thắng lợi để đi đến lời tuyên bố độc lập hòa bình trang trọng . Bài cáo đã khái quát kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
  13. 2.Giá trị nghệ thuật: - Bố cục: Chặt chẽ, cân đối - Câu văn, giọng văn linh hoạt - Ngôn ngữ, hình tượng phong phú, vừa cụ thể vừa khái quát - Sự kết hợp giữa yếu tố chính luận sắc bén và yếu tố văn chương ( tự sự - trữ tình - biểu cảm) với cảm hứng nổi bật xuyên suốt là cảm hứng anh hùng ca.
  14. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe