Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 21: Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung)

ppt 17 trang thuongnguyen 4600
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 21: Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_21_doc_them_hien_tai_la_nguyen.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 21: Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung)

  1. HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA (Thân Nhân Trung)
  2. Bia tiến sĩ trong Văn Miếu (hiện còn 82 bia)
  3. I. TÌM HiỂU CHUNG: 1. Tác giả: (SGK) - Nổi tiếng với bài kí “Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh kí” -> bài kí như lời tựa chung cho 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử giám - Nổi tiếng với tài thơ (Tao Đàn phó nguyên súy) 2. Bài kí “Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh kí”: - HCST: viết năm 1484 thời Hồng Đức, dịp triều đình quyết định dựng bia tiến sĩ từ khoa thi Nhâm Tuất (1442) - Thuộc phần giữa văn bản
  4. II. ĐỌC – HiỂU VĂN BẢN: 1. Vai trò hiền tài: - Hiền tài: người tài cao, học rộng, đức độ, được suy tôn. -“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” : hiền tài có vai trò quyết định sự hưng thịnh của đất nước, góp phần làm nên sự sống còn của quốc gia và xã hội. => Hiền tài rất quan trọng với sự hưng-thịnh; tồn- vong của đất nước
  5. 2. Triều đình phong kiến đãi ngộ hiền tài: l Nhà nước từng trọng đãi hiền tài: đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên vào bảng vàng, ban yến tiệc, -> nhiều chính sách đãi ngộ. l - Những việc đã làm chưa xứng với vai trò và vị trí của hiền tài. Vì vậy cần phải khắc bia tiến sĩ lưu danh sử sách. => Quan tâm, coi trọng việc dùng người tài đức
  6. 3. Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ: l- Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương “khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua” . Để “kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng”. l- Là lời nhắc nhở mọi người, nhất là trí thức nhận rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc. - Cả tâm huyết và tầm nhìn của triều Lê Thánh Tông => Lưu danh và trọng dụng hiền tài là câu chuyện của muôn đời
  7. Khổng Tử (551TCN - 479TCN) Tượng thờ trong điện Đại thành được làm năm 1729
  8. Danh sư Chu Văn An
  9. Toàn cảnh Thiên quang tỉnh (nhìn từ gác Khuê Văn), hai bên là hai khu nhà bia, phía cuối hình là Đại thành môn dẫn vào không gian thứ ba
  10. 4. Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ : l - Thời nào thì hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia, phải biết quý trọng. l - Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước. l - Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài. Thấm nhuần quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh : một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.
  11. 5. Nghệ thuật viết kí: - Kết cấu vòng tròn: (đầu) “Hiền tài là nguyên khí / (cuối) củng cố mệnh mạch cho nước nhà” -> thống nhất trong tư tưởng coi trọng, đề cao kẻ sĩ - Lập luận ngắn gọn mà chặt chẽ thuyết phục - Thái độ thiết tha của người viết đặt cả vào bài viết
  12. III. Tổng kết: - Bài kí thể hiện tấm lòng tác giả - Là lời khích lệ kẻ sĩ - Bút pháp viết văn bia thuyết phục
  13. SƠ ĐỒ KẾT CẤU BÀI KÍ VAI TRÒ CỦA HIỀN TÀI: HƯNG/THỊNH CHO QUỐC GIA Việc triều đình mong muốn Việc triều đình đã làm mà làm tiếp cho hiền tài: khắc tên vẫn thấy chưa đủ ( ) bia đá TÂM HUYẾT VÀ TẦM NHÌN CỦA ĐẤNG MINH QUÂN
  14. IV. LUYỆN TẬP: 1. Các bạn trẻ đang làm gì? Ý kiến cá nhân em về việc này?
  15. 2. Hiền tài qua các thời đại? Liên hệ chính sách đãi ngộ hiền tài? (Trình bày bằng đoạn văn) THE END