Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 23: Đọc văn: Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sỹ Liên)

pptx 7 trang thuongnguyen 3080
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 23: Đọc văn: Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sỹ Liên)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_23_doc_van_thai_su_tran_thu_do.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 23: Đọc văn: Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sỹ Liên)

  1. Đọc thêm: Thái Sư Trần Thủ Độ Đoạn sử trích Đại Việt Sử kí toàn thư. (Ngô Sỹ Liên)
  2. I/ Tìm hiểu chung • Tác giả Ngô Sỹ Liên và tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư. II/ Tìm hiểu văn bản. 1/ Về nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ. • Sinh- mất: 1194- 1264, quê ở Thái Bình • Không có học vấn, nhưng tài tình hơn người, một tay cán đán bao nhiêu trọng sự. • Xuất thân là dòng dõi thuyền chài, một tay soán đọat ngai vàng của Lý triều và dựng nên Trần triều uy vũ. • Lúc qua đời được truy tặng Thượng vụ Thái sư Trung vũ Đại vương. ØKhẳng định tầm vóc, công lao của một kẻ xuất chúng.
  3. 2/ Tìm hiểu tính cách • Thông qua thái độ hành xử của Trần Thủ Độ trước 4 việc. - Việc 1: Có người hặc mình với vua. - Việc 2: Vợ ông bị ngăn không cho ngồi kiệu qua cửa cấm. - Việc 3: Có người chạy chức Câu đương. - Việc 4: Vua định tiến cử anh trai Thủ Độ làm tể tướng.
  4. II/ Tổng kết 1/ Nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện. Đoạn sử mở đầu và kết thúc có gì độc đáo? Mở đầu bằng nhận xét khái Kết thúc bằng nhận quát TS TTD: “Tuy không có học vấn xét khái quát: Thủ Độ nhưng tài tình hơn người” làm tể tướng mà ” Một cái nhìn sử quan rất chân thực, sáng suốt, mở đầu bằng việc nhận diện và kết thúc bằng việc xiển dương ngợi ca khi đã chứng thực được công lao đức độ, đúng là “cái quan định luận”.
  5. 2/ Xây dựng tình huống - Nhân vật được xây dựng trong bốn tình huống tuy mức độ hệ trọng khác nhau nhưng đều liên quan đến việc nước. - Những việc không dễ giải quyết vì có liên quan chồng chéo giữ việc nước và việc nhà, giữa lí và tình. -> Việc giải quyết của Trần Thủ Độ đều khác với lẽ thông thường. Do đó gây bất ngờ cho người đọc nhưng đều nhất quán với tính cách con người này, một tài năng bản lĩnh luôn đặt phép nước lên trên hết qua đó “biểu dương” bàn tay chép sử bậc thầy của Ngô Sỹ Liên.
  6. 3/ Ngòi bút tinh tế của sử gia thông qua việc 2. - Tái hiện nhân vật rất hiện thực thông qua diễn biến tâm lý hết sức thông thường, hành xử theo quán tính tự nhiên. - Thủ pháp “ức dương”. - Thể hiện TTĐ là chính khách kinh lịch, hiểu rõ “quân pháp vô thần”.
  7. Đoạn sử giàu giá trị sử học và văn chương tái hiện sinh động và đẹp đẽ về một con người xuất chúng!