Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 9: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

ppt 19 trang thuongnguyen 4430
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 9: Khái quát văn học dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_9_khai_quat_van_hoc_dan_gian_v.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 9: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

  1. KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
  2. I. VHDG trong tiến trình văn học dân tộc 1. VHDG là văn học của quần chúng lao động- VHDG: là những sáng tác tập thể, truyền miệng, lưu truyền trong nhân dân. Tác giả là người lao động. - Nội dung: VHDG gắn bó với đời sống, tư tưởng, tình cảm của quần chúng lao động đông đảo trong xã hội, là hình thức nghệ thuật tập thể thể hiện ý thức cộng đồng của các tầng lớp dân chúng.
  3. 2. VHDG là văn học của nhiều dân tộc - Các dân tộc (54) đều có nền VHDG mang bản sắc riêng góp vào kho tàng VHDG chung. + Người Kinh: truyền thuyết, dân ca, ca dao, + Người Mường, Ê-đê: sử thi + Người Thái, Tày, H’Mông: truyện thơ
  4. 3. Một số giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam - VHDG là cuốn “sách giáo khoa về cuộc sống” + Cuộc sống, lí tưởng xã hội, đạo đức. + Tri thức tự nhiên, xã hội. - Góp phần hình thành nhân cách, bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp. - VHDG chứa đựng một kho tàng ngôn từ, những hình thức nghệ thuật, phương pháp xây dựng nhân vật, cốt truyện, phong phú.
  5. II. Một số đặc điểm cơ bản của VHDG Việt Nam 1. Tính truyền miệng và tính tập thể của VHDG a. Truyền miệng - Là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. - VHDG ra đời khi chưa có chữ viết. - Khi có chữ viết, VHDG vẫn phát triển do: + Đại đa số nhân dân không cõ điều kiện học hành. + Văn học viết không tái hiện được đầy đủ tư tưởng, tình cảm, thị hiếu, nguyện vọng của đông đảo nhân dân. + Văn học viết không đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn học một cách trực tiếp.
  6. b. Tập thể - Có tác phẩm VHDG là công trình của tập thể. - Có tác phẩm VHDG là sáng tác cá nhân lưu truyền khó giữ được nguyên vẹn tiếp nhận những yếu tố mới và thành sở hữu của tập thể. * Do lưu truyền có tính tập thể và truyền miệng nên: - Về phương diện hình thức: có nhiều dị bản. - Về phương diện nội dung: quan tâm đến những gì là chung nhất cho cả cộng đồng, tiếng nói chung (hiện tượng môtip lặp đi lặp lại )
  7. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể Đọc các văn bản sau: - Con cò bay lả bay la Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng - Con cò bay lả bay la Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng Con cò bay la Con cò bay lả Con cò cổng phủ Con cò Đồng Đăng ( Con cò - Chế Lan Viên)
  8. Hệ quả tất yếu của quá trình di chuyển và bảo lưu tác phẩm bằng phương thức truyền miệng là gì? Cho VD? Tính dị bản : Vẳng nghe chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ chin chiều ruột đau Chiều chiều ra đứng cổng sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi Ngó không thấy mẹ ngùi ngùi nhớ mong
  9. Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày Chồng người đánh bắc dẹp đông Chồng em ngồi bếp giương cung bắn mèo Chồng người đi ngược về xuôi Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo
  10. Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản của VHDG, thể hiện sự gắn bó mật thiết với các sinh hoạt trong cộng đồng. - Trong đời sống lao động : hò chèo thuyền, hò kéo luới - Trong đời sống gia đình: Hát ru - Trong lễ hội: hát quan họ - Trong hoạt động vui chơi, giải trí: hát đồng dao
  11. 2. Về ngôn ngữ và nghệ thuật của VHDG a. Ngôn ngữ của VHDG giản dị và mang nhiều đặc điểm của ngôn ngữ nói. b. Cách nhận thức và phản ánh hiện thực một cách kì ảo.
  12. III. Những thể loại chính của VHDG Việt Nam * Thần thoại: Mang tính hoang đường, nhân vật thường là các vị thần, anh hùng phản ánh nhận thức và hình dung của con người về nguồn gốc thế giới và đời sống. * Sử thi dân gian: Mang nội dung kể lại những sự kiện quan trọng trong cộng đồng thông qua lối văn tự sự bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, có hai thể loại chính là sử thi thần thoại và anh hùng. * Truyền thuyết: Mang tính tưởng tượng, nội dung kể về các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử mang yếu tố không có thực, có 02 loại truyền thuyết là truyền thuyết lịch sử và tôn giáo.
  13. * Cổ tích: Mang nội dung là những câu chuyện tưởng tượng mà nhân vật là các dũng sỹ, nhân vật bất hạnh, chàng ngốc có 03 loại truyện cổ tích là cổ tích về loại vật, thần kì và sinh hoạt. * Ngụ ngôn: Mang nội dung nêu lên những bài học kinh nghiệm sống hoặc những bài học luận lí - triết lí có tính chất tưởng tượng, nhân vật chủ yếu là loài vật hoặc đồ vật. * Truyện cười dân gian: Có dung lượng nhỏ, mang nội dung gây cười về các hiện tượng tiêu cực trong cuộc. * Tục ngữ: Ngắn gọn, ghi lại những điều quan sát về thiên nhiên, con người, xã hội, kinh nghiệm sống, lời khuyên răn mang tính chất triết lí.
  14. * Câu đố: Ngắn gọn, mang tính chất miêu tả sự vật bằng lời nói chệch đi. * Ca dao - dân ca: Mang lời thơ và giai điệu nhạc, nội dung miêu tả tâm trạng, tư tưởng và tình cảm con người. Ca dao cũng có thể là lời nói xen vào. * Vè: Bằng văn vần, nội dung bình luận những sự kiện có tính chất thời sự, lịch sử. * Truyện thơ: Kể bằng thơ, có cốt truyện, tình tiết, nhân vật, có dung lượng lớn và sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình. * Các thể loại sân khấu: Chèo, tuồng, cải lương là sự kết hợp kịch bản văn học với nghệ thuật diễn xuất của diễn viên.
  15. KẾT LUẬN • ND • NT
  16. Trọng tâm bài học 1. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian - Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng - Là sản phẩm của quá trình sáng tạo tập thể 2. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian - Là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. - Có giá trị sâu sắc về giáo dục đạo lí làm người. - Có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho văn học dân tộc.